Không chỉ là biểu tượng cho đỉnh cao nhất trong mỹ thuật tạo hình của nghệ nhân Đông Sơn xưa, trống đồng Hoàng Hạ còn giúp các nhà sử học dựng được bức tranh lịch sử của thủ đô Hà Nội cách đây hơn 2.000 năm…Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-03
Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-01

Trong các trống đồng Đông Sơn đang được lưu giữ ở Việt Nam, trống đồng Hoàng Hạ được coi là chiếc trống “Á hậu”, với vẻ đẹp chỉ đứng sau trống đồng Ngọc Lũ. Hiện trống được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-02

Trống Hoàng Hạ được phát hiện khi đào mương tại thôn Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay là xã Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) vào năm 1937. Trống được lưu giữ tại bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) ngay sau khi phát hiện.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-03

Theo giám định, chiếc trống đồng Đông Sơn này có niên đại khoảng 2.000 – 2.500 năm trước. Đường kính mặt trống là 78,5 cm, đường kính chân 79,9 cm, cao 61,5 cm. Mặt trống trang trí hình mặt trời 6 tia, giữa các tia trang trí hoa văn lống đuôi chim công, tiếp đến là 15 vành hoa văn.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-04

Vành số 1, 5, 10,15 là hoa văn chấm nổi nhỏ, vành số 2, 4, 8, 12, 13 là vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến, vành số 3 là hoa văn hình chữ S gấp khúc liên tiếp, vành số 7 là hoa văn vòng tròn đồng tâm có tiếp tuyến, phía ngoài trang trí vạch ngắn, vành số 11, 14 trang trí văn răng cưa…

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-05

Riêng vành số 6 trang trí hình người nhảy múa, nhà cầu mùa mái vòm, người giã gạo, nhà sàn mái cong, cảnh đánh trống đồng… đối xứng qua tâm, chia thành 5 nhóm.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-06

Nhóm thứ nhất trang trí hình 6 người hóa trang lông chim nhảy múa theo chiều trái sang phải. Trong đó một người cầm rìu chiến, một người thổi khèn, bốn người đội mũ lông chim, tay cầm giáo.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-07

Nhóm thứ hai có một nhà sàn cầu mùa mái vòm, trên nóc có một đôi chim đuôi dài, chim bên trái đứng trên trụ mái nhà, chim bên phải đứng trên nóc nhà, đang mớm cho nhau, giữa nhà là hình người đang đứng làm lễ.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-08

Nhóm thứ ba là hình hai người giã gạo.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-09

Nhóm thứ tư là nhà sàn có mái cong có hiên, trên nóc có một con chim mào mắt to, đuôi dài. Trong nhà có hai người ngồi đối diện, đang hát giao duyên hoặc chơi trò chồng nụ chồng hoa. Đầu hồi phải có một người ngồi đánh trống, đầu hồi đối diện có trống đồng hoặc bình đồng.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-10

Nhóm thứ 5 là cảnh đánh trống đồng, có bốn người ngồi trên dàn trống gồm bốn chiếc, tay cầm gậy dài.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-11

Vành số 9 là 14 con chim lạc bay ngược chiều kim đồng hồ.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-12

Tang trống có 5 vành hoa văn. Vành số 1 và 4 là hoa văn răng cưa, vành số 2, 3 là hoa văn vòng tròn đồng tâm có tiếp tuyến.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-13

Vành số 5 là 6 hình thuyền, đầu thuyền và đuôi thuyền trang trí hình đầu chim, thuyền số 1 và số 6 có 7 người, thuyền 2, 4, 5 có 6 người, thuyền 3 có 5 người (thuyền trưởng, thủy thủ, người cầm lái, người bắn tên, thủy quân…).

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-14

Giữa mỗi con thuyền có hai đến bốn con chim có mào, mỏ dài, chân cao, đuôi dài, con nọ đứng trên lưng con kia (như đang đạp mái). Dưới thuyền có con chim mỏ dài ngậm cá.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-15

Thân trống có 7 vành hoa văn. Vành số 1 là hoa văn chấm giữa, hoa văn gạch chéo vào vòng tròn tiếp tuyến, chia làm 6 ô theo chiều dọc, trong mội ô có hai người hóa trang lông chim, chuyển động từ trái sang phải, tay cầm rìu chiến và tay cầm mộc hình đầu chim.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-16

Vành số 2, 7 là hoa văn chấm nổi, vành số 3, 6 là hoa văn răng cưa, vành số 4, 5 là hoa văn vòng tròn tiếp tuyến. Dọc thân trống có hai đường gờ là dấu vết khuôn đúc.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-17

Chân trống không trang trí.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-18

Trống có bốn quai dẹt trang trí văn bông lúa.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-19

Viền mặt trống có 30 vết con kê cách đều nhau. Đây là những chứng tích quan trọng góp phần hé lộ về kỹ thuật đúc trống đồng của cư dân Đông Sơn.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-20

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, cùng với trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ là biểu tượng cho đỉnh cao nhất trong mỹ thuật tạo hình của nghệ nhân Đông Sơn xưa.

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-21

Bên cạnh đó, trống Hoàng Hạ còn giúp các nhà sử học dựng được bức tranh lịch sử của thủ đô Hà Nội cách đây hơn 2.000 năm, khi vùng đất trũng bốn huyện ngoại thành bắt đầu được khai hoang, định hình nên những vùng dân cư cổ của thủ đô…

Trống đồng Hoàng Hạ – một dấu ấn văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội Trong-dongp-Hoang-Ha-22

Vào năm 2012, trống đồng Hoàng Hạ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.

Kiến thức