Về mặt lịch sử, vùng đất Bạc Liêu mới hình thành trên 200 năm. Do điều kiện đất đai và cấu tạo dân cư buổi đầu, Bạc Liêu không giống các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Dân cư không hình thành từ “lũy tre làng”, “cha truyền con nối”. Dân cư Bạc Liêu đa số là dân “xiêu tán”, nghèo khổ “tha phương cầu thực”. Họ định cư rải rác trên các gò đất cao, trên các bờ sông, các kinh xáng. Người Kinh, người Khơ-me, người Hoa đã đan xen nhau, luôn tương trợ, đoàn kết khi hoạn nạn, chân thành cởi mở, thích “làm ăn lớn”. Phong cách ứng xử người dân Bạc Liêu mang tính cách nông dân thôn dã, chất phác, bộc trực, dám phản kháng mạnh mẽ trước bất công xã hội.
Ở Bạc Liêu, có 3 dòng văn hóa đan xen nhau đó là: văn hóa Kinh, văn hóa Khơ-me, văn hóa người Hoa, trong quá trình hội nhập, phát trển.Hàng năm trên vùng đất Bạc Liêu có rất nhiều lễ hội. Người Kinh có lễ hội cúng đình, thờ thần hoàng bổn cảnh có công với nước được triều đình nhà Nguyễn Sắc phong. Ngoài ra còn có đại lễ Kỳ Yên còn gọi là lễ thượng điền giữa tháng 5 âm lịch, lễ thắp miếu còn gọi là lễ hạ điền vào giữa tháng 12 âm lịch.Đồng bào Khơ-me có lễ hội vào năm mới (Chol-Chnam-Thmây) vào giữa tháng 4 dương lịch, lễ hội chào mặt trăng (Oóc-Om-Boóc) vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, lễ hội Đôn-ta nhằm thực hiện việc xá tội vong nhân theo đạo lý nhà Phật.
Đồng bào Hoa có lễ cúng Thanh Minh vào tháng 3 âm lịch, lễ thí giàng vào tháng 7 âm lịch.
Trong giao tiếp, lớp người trung niên giữa Kinh và Khơ-me hay kết thân nhau làm “ní” (người cùng tuổi). Trai, gái Kinh và Hoa thường gọi nhau là “hia”, “chế” thay cho từ anh, chị.Về văn hóa nghệ thuật Bạc Liêu, có bản vọng cổ của bác Sáu Lầu, chuyện vui bác Ba Phi, nói thơ điệu Bạc Liêu của ông Thái Đắc Hàn, vè của ông Bửu Trượng.
Tính cách người dân Bạc Liêu dưới thời Pháp thuộc in đậm tính cách lưu dân người Việt “đủ tinh thần thực tiễn, nhưng thiếu chữ; đủ đạo đức làm dân mà ít thuộc kinh truyện”. Trước đây một số ngươi giàu ở Bạc Liêu có quan niệm “lấy táu đong lúa chứ không ai lấy táu đong chữ”. Điển hình là Ba Huy con ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, một thời tiêu xài “xả láng” để đồng bào cả nước mỉa mai sự xa xỉ đó bằng tên gọi “công tử Bạc Liêu”.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, vùng đất Bạc Liêu trở thành căn cứ kháng chiến của Nam bộ. Trường học mọc lên đều khắp. Bộ mặt văn hóa khác hẳn xưa. Tuy vậy Bạc Liêu vẫn chưa có những công trình, những tác phẩm nghệ thuật tương xứng với bề dầy lịch sử của nó.
Nguồn: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (Tập I)
Ở Bạc Liêu, có 3 dòng văn hóa đan xen nhau đó là: văn hóa Kinh, văn hóa Khơ-me, văn hóa người Hoa, trong quá trình hội nhập, phát trển.Hàng năm trên vùng đất Bạc Liêu có rất nhiều lễ hội. Người Kinh có lễ hội cúng đình, thờ thần hoàng bổn cảnh có công với nước được triều đình nhà Nguyễn Sắc phong. Ngoài ra còn có đại lễ Kỳ Yên còn gọi là lễ thượng điền giữa tháng 5 âm lịch, lễ thắp miếu còn gọi là lễ hạ điền vào giữa tháng 12 âm lịch.Đồng bào Khơ-me có lễ hội vào năm mới (Chol-Chnam-Thmây) vào giữa tháng 4 dương lịch, lễ hội chào mặt trăng (Oóc-Om-Boóc) vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, lễ hội Đôn-ta nhằm thực hiện việc xá tội vong nhân theo đạo lý nhà Phật.
Đồng bào Hoa có lễ cúng Thanh Minh vào tháng 3 âm lịch, lễ thí giàng vào tháng 7 âm lịch.
Trong giao tiếp, lớp người trung niên giữa Kinh và Khơ-me hay kết thân nhau làm “ní” (người cùng tuổi). Trai, gái Kinh và Hoa thường gọi nhau là “hia”, “chế” thay cho từ anh, chị.Về văn hóa nghệ thuật Bạc Liêu, có bản vọng cổ của bác Sáu Lầu, chuyện vui bác Ba Phi, nói thơ điệu Bạc Liêu của ông Thái Đắc Hàn, vè của ông Bửu Trượng.
Tính cách người dân Bạc Liêu dưới thời Pháp thuộc in đậm tính cách lưu dân người Việt “đủ tinh thần thực tiễn, nhưng thiếu chữ; đủ đạo đức làm dân mà ít thuộc kinh truyện”. Trước đây một số ngươi giàu ở Bạc Liêu có quan niệm “lấy táu đong lúa chứ không ai lấy táu đong chữ”. Điển hình là Ba Huy con ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, một thời tiêu xài “xả láng” để đồng bào cả nước mỉa mai sự xa xỉ đó bằng tên gọi “công tử Bạc Liêu”.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, vùng đất Bạc Liêu trở thành căn cứ kháng chiến của Nam bộ. Trường học mọc lên đều khắp. Bộ mặt văn hóa khác hẳn xưa. Tuy vậy Bạc Liêu vẫn chưa có những công trình, những tác phẩm nghệ thuật tương xứng với bề dầy lịch sử của nó.
Nguồn: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (Tập I)