Ngày nay mắm và nước mắm được coi là đặc trưng của ẩm thực Việt Nam trên toàn đất nước và là một tập tục. Thế nhưng nguồn gốc của nước mắm mấy ai hiểu rõ.
Thuở xưa ông bà ta thường có câu “ăn mắm, mút dòi” – hàm ý chỉ người quá nghèo, bần tiện, trọng hũ mắm hay có con dòi, do ruồi đẻ vào, nên khi ăn họ tiếc mắm, mút cả con dòi. Điều này, đã dẫn đến nhận định sai lầm về sự tinh túy của nước mắm. Vốn là vật phẩm được công nạp sang Trung Quốc ngay từ thế kỷ 10.
Khảo cứu của Phạm Hoàng Quân, Nước mắm trong những mảnh sử rời đã ghi nhận lại sự xuất hiện của nước mắm.
Đại Việt sử ký toàn thư – kỷ nhà Lê (Đại hành hoàng đế) vào năm Đinh Dậu (997) niên hiệu Hưng Thống năm thứ 4 (Tống – Chí Đạo năm thứ 3) mùa hạ, tháng tư, nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương. Vua sai sứ sang nước Tống để đáp lễ. Vua Tống ban chiếu thư khen ngợi. Trước kia sứ Tống sang thường mượn tiếng đòi cống nước mắm để nhân thê bắt đóng góp. Đến đây Tống Chân Tông nghe biết ch.uyện ấy, chỉ sai quan giữ biên giới gọi đến nhận mệnh, không sai sứ sang nữa.
Phan Huy Chú ghi chép trong Lịch triều hiến chương loạn chí rằng vào thời vua Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ năm (1013), nước mắm là một trong sáu loại thổ sản phải nộp thế. Đến thời Lê niên hiệu Cảnh Hưng thứ tư (1743) thì có quy định rõ về số lượng nước mắm mà phường nghề phải nộp. Việc nộp thuế nước mắm đối với phường nghề, thợ làm nghề nước mắm, gọi là thuế biệt nạp, thay cho thuế đinh.
Theo Đại Nam điển lệ thì vào thời Minh Mạng, định lệ hằng năm các tỉnh nộp đặc sản địa phương vào kinh đô Huế để làm phẩm vật tế Giao thì Nam Định phải nộp ngỗng trắng, gà thiến và nước mắm; tỉnh Ninh Bình nộp nước mắm; trong khi đó Bình Thuận lại nộp da hươu.
Theo nghiên cứu về người Kinh trong cuốn Trung Quốc nam phương dân tộc sử, GS. Vương Văn Quang, Dân Tộc xuất bản xã, Bắc Kinh, 1999. Khi khảo sát về dân tộc kinh sống ở vùng Quảng Tây nói riêng và cả Trung Quốc nói chung. Ông nhận định: “Người Kinh sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, có vốn văn hóa lâu đời, biểu hiện qua tập tục ăn uống với cơm gạo là thức ăn chính,… Nước mắm là thức điều vị (Nêm nếm) của người Kinh.
Nếu nói thức ăn cần có đồ chấm, thì nhiều nền ẩm thực trên thế giới cũng có nước chấm riêng. Nhưng độc đáo như người Việt thì hiếm thấy, thậm chí mỗi món ăn lại có một loại nước chấm pha chế riêng.Trong nước chấm thì nước mắm đóng vai trò chủ đạo. Nước mắm là thực phẩm đặc trưng của người Việt từ công cuộc lấn biển và sử dụng các sản phẩm từ biển.
Xuyên Không Đệ Nhất Truyện
Thuở xưa ông bà ta thường có câu “ăn mắm, mút dòi” – hàm ý chỉ người quá nghèo, bần tiện, trọng hũ mắm hay có con dòi, do ruồi đẻ vào, nên khi ăn họ tiếc mắm, mút cả con dòi. Điều này, đã dẫn đến nhận định sai lầm về sự tinh túy của nước mắm. Vốn là vật phẩm được công nạp sang Trung Quốc ngay từ thế kỷ 10.
Khảo cứu của Phạm Hoàng Quân, Nước mắm trong những mảnh sử rời đã ghi nhận lại sự xuất hiện của nước mắm.
Đại Việt sử ký toàn thư – kỷ nhà Lê (Đại hành hoàng đế) vào năm Đinh Dậu (997) niên hiệu Hưng Thống năm thứ 4 (Tống – Chí Đạo năm thứ 3) mùa hạ, tháng tư, nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương. Vua sai sứ sang nước Tống để đáp lễ. Vua Tống ban chiếu thư khen ngợi. Trước kia sứ Tống sang thường mượn tiếng đòi cống nước mắm để nhân thê bắt đóng góp. Đến đây Tống Chân Tông nghe biết ch.uyện ấy, chỉ sai quan giữ biên giới gọi đến nhận mệnh, không sai sứ sang nữa.
Phan Huy Chú ghi chép trong Lịch triều hiến chương loạn chí rằng vào thời vua Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ năm (1013), nước mắm là một trong sáu loại thổ sản phải nộp thế. Đến thời Lê niên hiệu Cảnh Hưng thứ tư (1743) thì có quy định rõ về số lượng nước mắm mà phường nghề phải nộp. Việc nộp thuế nước mắm đối với phường nghề, thợ làm nghề nước mắm, gọi là thuế biệt nạp, thay cho thuế đinh.
Theo Đại Nam điển lệ thì vào thời Minh Mạng, định lệ hằng năm các tỉnh nộp đặc sản địa phương vào kinh đô Huế để làm phẩm vật tế Giao thì Nam Định phải nộp ngỗng trắng, gà thiến và nước mắm; tỉnh Ninh Bình nộp nước mắm; trong khi đó Bình Thuận lại nộp da hươu.
Theo nghiên cứu về người Kinh trong cuốn Trung Quốc nam phương dân tộc sử, GS. Vương Văn Quang, Dân Tộc xuất bản xã, Bắc Kinh, 1999. Khi khảo sát về dân tộc kinh sống ở vùng Quảng Tây nói riêng và cả Trung Quốc nói chung. Ông nhận định: “Người Kinh sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, có vốn văn hóa lâu đời, biểu hiện qua tập tục ăn uống với cơm gạo là thức ăn chính,… Nước mắm là thức điều vị (Nêm nếm) của người Kinh.
Nếu nói thức ăn cần có đồ chấm, thì nhiều nền ẩm thực trên thế giới cũng có nước chấm riêng. Nhưng độc đáo như người Việt thì hiếm thấy, thậm chí mỗi món ăn lại có một loại nước chấm pha chế riêng.Trong nước chấm thì nước mắm đóng vai trò chủ đạo. Nước mắm là thực phẩm đặc trưng của người Việt từ công cuộc lấn biển và sử dụng các sản phẩm từ biển.
Xuyên Không Đệ Nhất Truyện