ĐỀ 1 ​

Câu 1 : Kinh tế thị trường có vai trò gì đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội?

a. Nhân tố thúc đẩy.

b. Động lực thúc đẩy.

c. Hỗ trợ phát triển.

d. Cơ sở kinh tế.

Câu 2: Nền kinh tế thị trường có tác dụng gì đối với hoạt động của các chủ thể kinh tế?

a. Tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm.

b. Kích thích tính năng động, sáng tạo.

c. Định hướng việc sản xuất kinh doanh.

d. Buộc họ phải cạnh tranh.

Câu 3: Đâu không phải là đặc trưng chung của kinh tế thị trường?

a. Quyền tự do kinh doanh.

b. Lấy thị trường để phân bố nguồn lực sản xuất.

c. Kết hợp phát triển kinh tế thị trường và giải quyết các vấn đề xã hội.

d. Các quy luật kinh tế thị trường có tác dụng điều tiết hoạt động của các chủ kinh tế.

Câu 4: Mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường ở Trung Quốc hiện nay?

a. Xây dựng một xã hội khá giả toàn diện.

b. Xây dựng một xã hội hoà hợp, cuộc sống ấm no.

c. Nền kinh tế thị trường mang đặc sắc CNXH.

d. "Một nước hai chế độ"

Câu 5: Nền kinh tế thị trường được xây dựng và phát triển ở Việt Nam hiện nay là gì?

a. Cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.

b. Kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN.

c. Nền kinh tế thị trường XHCN.

d. Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.

Câu 6: Mục tiêu hàng đầu của phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam?

a. Đẩy nhanh CNH, HĐH, sớm rút ngăn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nước phát triển.

b. Giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực để thúc đẩy CNH, HĐH đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

c. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả cao.

d. Cả a, b và c.

Câu 7: Trong công tác kế hoạch hoá của nhà nước XHCN, thị trường có vai trò gì?

a. Định hướng các mục tiêu kế hoạch.

b. Tập trung nguồn lực cho các mục tiêiu phát triển.

c. Căn cứ vào đối tượng của kế hoạch.

d. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Câu 8: Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân có vai trò gì?

a. Định hướng thị trường hoạt động của nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu của CNXH.

b. Tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế thị trường.

c. Xác định sản lượng và giá cả cho hoạt động của các doanh nghiệp.

d. Phân phối các nguồn lực cho các nhu cầu của nền kinh tế.

Câu 9: Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nội dung của công tác kế hoạch hoá của nhà nước là gì?

a. Tạo động lực cho các doanh nghiệp hoạt động.

b. Đảm bảo các cân đối lớn, tổng thể của nền kinh tế quốc dân.

c. Đảm bảo tính cân đối cho hoạt động của các doanh nghiệp.

d. Điều tiết các quan hệ cung - cầu và giá cả hàng hoá trên thị trường.

Câu 10: Hình thức quan hệ tài chính giữa nhà nước và doanh nghiệp bao gồm những gì?

a. Thuế, phí và lệ phí.

b. Thuế và các khoản thu từ tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

c. Thuế, trợ cấp và mua bán các quỹ tiền tệ.

d. Mua, bán vốn.

Câu 11: Ý nghĩa quan trong nhất của việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động?

a. Để khẳng định đó là một hàng hóa đặc biệt.

b. Tìm ra giải pháp làm tăng năng suất lao động.

c. Tìm ra chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

d. Cả a, b và c.

Câu 12: Nhà tư bản trả tiền công đúng giá trị sức lao động cho công nhân có còn bóc lột không?

a. Còn.

b. Không.

c. Vừa có vừa không.

d. Không xác định.

Câu 13: Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh:

a. Trình độ bóc lột của tư bản đối với công nhân.

b. Quy mô bóc lột của tư bản đối với công nhân.

c. Phạm vi bóc lột của tư bản đối với công nhân.

d. Quy mô và phạm vi bóc lột của tư bản đối với công nhân.

Câu 14: Hãy cho biết biện pháp cơ bản để có giá trị thặng dư siêu ngạch?

a. Tăng năng suất lao động cá biệt cao hơn năng suất lao động xã hội.

b. Vừa kéo dài ngày lao động vừa tăng năng suất lao động cá biệt.

c. Tăng năng suất lao động xã hội.

d. Tăng cường độ lao động.

Câu 15: Công thức nào đúng khi xác định cấu thành lượng giá trị hàng hóa trong điều kiện có thuê mướn lao động?

a. 8.000 c + 2.000 k + 2.000 m.

b. 8.000 c + 2.000 v + 2.000 m.

c. Giá trị cũ tái hiện + giá trị mới.

d. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Câu 16: Điều gì là không thể trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư?

a. Bằng lao động cụ thể, công nhân tạo ra giá trị mới là 10 đôla.

b. Bằng lao động cụ thể, công nhân chuyển giá trị của lao động quá khứ vào sản phẩm mới là 10 đôla.

c. Bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới là 10 đôla.

d. Giá trị thặng dư = giá trị mới - tư bản khả biến.

Câu 17: Tìm sai. Thời gian của lao động thặng dư là:

a. Mục đích của toàn bộ quá trình sản xuất của nhà tư bản.

b. Thời gian công nhân làm việc cho nhà tư bản.

c. Thời gian vượt quá điểm thời gian lao động cần thiết.

d. Một phần của thời gian trong ngày.

Câu 18: Cấu thành tư bản không bao gồm?

a. Tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.

b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến.

c. Tư bản cố định và tư bản lưu động.

d. Tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa.

Câu 19: Nguồn gốc của tích lũy tư bản?

a. Giá trị sức lao động.

b. Giá trị thặng dư.

c. Các nhà tư bản theo đuổi giá trị thặng dư.

d. Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.

Câu 20: Một doanh nghiệp có tổng tư bản ứng trước là 50.000 đôla, trong đó có 30.000 đôla tư bản cố định. Tư bản cố định 10 năm được đổi mới một lần và tư bản lưu động mỗi năm chu chuyển 4 vòng. Đâu là tốc độ chu chuyển chung của tư bản ứng trước?

a. 0,60 vòng/năm.

b. 1,60 vòng/năm.

c. 1,66 vòng/năm.

d. 2,66 vòng/năm.