Jonh Christophe

Công ty cố thuyết phục tôi nghỉ một kỳ hè dài sau khi Helen chết đuối. Nhưng rồi họ đồng ý với tôi là tôi cần làm việc hơn là nghỉ ngơi. Sáu tháng sau họ lặp lại đề nghị cũ. Họ yêu cầu tôi tới nghỉ cuối tuần với gia đình Ashtons ở ngoại ô thành phố Luân Đôn. Ngoài tính hiếu khách, Freddy và Paula còn cố thúc đẩy tôi một cách thân hữu nhưng kiên trì. Họ đồng ý là “toa thuốc” của tôi có lẽ hợp lý. Nhưng đồng thời cơ thê cũng như trí não tôi có những giới hạn và tôi đã làm việc quá nặng nhọc, Paula dịu dàng vạch ra là tôi đã hướng về một cái gì chẳng mơ mộng chút nào chỉ là những năm cố tình biến thành vô nghĩa và không ích lợi gì. Dĩ nhiên lúc đó với tôi mọi sự đã thay đổi. Vết thương lòng từng là một điêm yếu đáng ngại nay đã có phần gắn lại. Vết thương này còn nhức nhối nhưng có thê chịu đựng được. Freddy bảo họ đã mua vé cho tôi dự một chuyến du ngoạn mươi ngày bằng tàu biên tới Nam Phi và tôi đã không cưỡng lại ông bạn của mình.

Suốt ngày tôi chìm đắm trong một trạng thái mơ màng mà tôi cố tình suy nghĩ đê khỏi phải quen biết với những hành khách cùng chuyến đi. Từ khi Helen qua đời, tôi chỉ gặp người khác với lý do duy nhất là làm việc. Thật là khó chịu và đáng sợ khi phải nhìn ngắm họ dưới khía cạnh thực tế của mỗi cá nhân riêng biệt: những người có hoặc không có một cá tính, đặc điêm nào đó. Tôi uống khá nhiều rượu, nhưng uống một mình. Chúng tôi chuyên từ vùng biên và mây một màu xám lạnh sang một vùng xanh thẳm, tươi sáng và ấm áp hơn. Và tôi đang ngồi trên một ghế đẩu cao lênh khênh cuối quầy rượu. Đêm nào tôi cũng yên lặng uống và chỉ tỉnh hẳn vào lúc 11 giờ sáng hôm sau. Tôi chẳng buồn lên bờ với những người khác khi tàu ghé bến.

Viên sĩ quan trưởng giao tế nhân sự có khéo léo ngỏ một hai lời gì đó với tôi, kê cho tôi nghe về một vài điều thú vị đáng xem và đáng làm ở Nam Phi, nhưng rồi ông ta bỏ ngay ý định khuyên tôi nên hành động một cách hợp lý như thế. Ông ta ra vẻ đã từng gặp nhiều người như tôi rồi.

Chính trong chuyến trở về tôi gặp Cynthia Parker. Một buổi sáng tôi đang ngồi ở chỗ quen thuộc nơi quầy rượu và vừa đốt điếu thuốc thì một giọng nói cất lên ngay đằng sau. Tôi xoay người lại, tay vẫn cầm que diêm đang cháy đỏ và thấy nàng giật lùi.

- Tôi rất lấy làm tiếc. - Tôi nói.

- Kỳ cục thật! - Giọng nàng thật cứng cỏi, có phần khàn khàn nhưng dê chịu. "Tôi sợ lửa từ lúc còn nhỏ. Ngay cả một que diêm cũng vậy. Tôi muốn hỏi ông có ai ngồi ở chiếc ghế này không!"

Tôi gọi cho nàng một ly rượu gừng và chỉ mười lăm phút sau nàng đã vượt qua bức tường bất hợp tác từng giúp tôi tách khỏi những người khác. Nàng có một lối nói thẳng không ngần ngại của một người tự tin mạnh mẽ. Ngoài ra nàng còn thông minh, có một óc khôi hài bén nhọn - những đức tính ít khi thấy cùng một lúc - và rất ấm áp có thê làm cháy lòng với một nụ cười, của một sắc đẹp tuyệt vời. Vì như đã tiết lộ trong 15 phút đầu tiên đó, nàng đã 66 tuổi.

Bề ngoài thì đây có vẻ là một kết hợp kỳ cục dù theo tiêu chuẩn của những chuyến hải du. Ngoài việc có gần 30 năm ngăn cách thì chúng tôi còn có rất ít điêm giống nhau. Tôi là một nhà doanh nghiệp tầm thường, đã làm việc như điên suốt thời tuổi trẻ và ngoi lên được, như người ta thường nói, nhờ những năm dài cực nhọc. Chỉ với Helen tôi mới biết những thú vui của cuộc sống, nhưng lại không kéo dài được quá ba năm ngắn ngủi. Cynthia ngược lại sinh ra trong nhung lụa và tiếp tục sống giữa giàu sang cho tới bây giờ. Bà ta đã kết hôn ba lần, trong đó có một lần ly dị và hai lần góa chồng. Tôi có cảm giác họ đều là những người giàu có và bà ta cũng là một người đàn bà “tiền rừng bạc bê”. Cynthia biết nhiều về tiền bạc. Một tối chúng tôi bàn về thị trường chứng khoán và tôi nhận ra tôi chẳng biết là bao so với bà ta. Cynthia còn là người kê chuyện khá hay và nghe chuyện cũng rất sáng trí. Và cái lối vượt qua mau mắn bức rào ngăn cách do tôi dựng lên kê ra cũng rất đáng kê. Hơn nữa bà ta tượng trưng cho mẫu người đầy nữ tính mà không cần pha thêm t.ình d.ục, một người an ủi lý tưởng cho những người đang ở tâm trạng như tôi. Còn vì sao bà ta tìm tới tôi thì khó xác định hơn. Không phải chỉ đê thoát cô đơn với bất cứ giá nào. Bà ta là người đàn bà chưa bao giờ và có lẽ sẽ không bao giờ cô đơn.

Cynthia uống rất khá nhưng không quá nhiều rượu. Bà ta đã tách tôi khỏi quầy rượu và trong nhiều giờ đáng lẽ tôi đã dùng làm bạn với ma men, thì chúng tôi lại nằm trên hai chiếc ghế phơi nắng cạnh nhau, ngắm sóng vỗ và nói chuyện. Hai ngày đầu tôi nói về công việc làm và tuổi niên thiếu của tôi. Ngày thứ ba tôi nói về Helen. Cynthia lắng nghe và sau cùng nói:

- Thì ra như vậy. Tôi đang tự hỏi việc gì đang đè nặng lên ông và tàn phá ông như vậy.

Bà ta nói như một tay y sĩ, có vẻ hài lòng vì đã gỡ rối được một trường hợp khó khăn. Có cái lạ là điều đó và việc bà ta không tỏ ra buồn bã một cách giả tạo như tôi thường gặp lại làm tôi dê chịu. Tỏ ra cảm tình với sự đau khổ là tự kỷ, là tìm cách kết thân. Bà ta thì như phản ứng cho thấy, có lẽ không bao giờ biết đau khổ vì mất một người nào. Điều là một địa ngục với tôi thì với bà ta chỉ là một câu chuyện nhỏ kỳ cục hay một ảo ảnh mà thôi. Cynthia kê cho tôi nghe câu chuyện nhỏ của chính bà ta sau bữa cơm tối hôm đó.

Chúng tôi ra quầy rượu làm một chầu trước khi đi ngủ và bà ta có vẻ rất khỏe khoắn, phê bình chua cay những hành khách cùng chuyến đi lọt vào cặp mắt sắc bén và cay độc của bà. Đối với một người sống hết mình như bà, ý tưởng đào thoát qua một chuyến hải du không thê chấp nhận được. Bà ta không hiêu mà cũng không tha thứ việc bỏ phí thời giờ dù dưới hình thức nào hay vì bất cứ lý do gì đi nữa. Đối với Cynthia những người đàn ông ăn mặc chải chuốt lịch sự chung quanh chúng tôi thì không khác gì những thanh thiếu nữ trong mấy bộ hippy, bụi đời đứng ngồi lê lết ở các quán cà phê, các góc phố. Họ đều là những người sa đọa, đáng khinh.

Tôi nghĩ tôi đã tìm ra một yếu điêm trong lời chỉ trích của Cynthia và tôi chộp ngay lấy. Dù sao bà ta cũng đang ở đây với họ cơ mà. Bà ta đã bảo tôi phần lớn bà ta sống ở Mỹ. Bà vừa đi thăm một người chị có gia đình ở gần Johannesburg và cần trở về Luân Đôn đê dự một buổi họp về vấn đề làm ăn. Tôi bảo như vậy bà ta đâu có cần dự chuyến hải du này. Thay vào đó bà ta có thê dùng máy bay tới Luân Đôn, và chuyến đi sẽ chỉ kéo dài vài giờ thay vì vài ngày.

Cynthia ngưng lại trước khi trả lời, ra hiệu cho người bồi rót thêm rượu. Rồi bà ta nói: "Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ đi máy bay và sẽ không bao giờ đi".

Dĩ nhiên chúng ta có thê gặp những bà già không chịu hòa mình với tiến bộ tân kỳ, nhưng bà ta không thê thuộc hạng này. Bà ta đã kê cho tôi nghe là có một chiếc xe Thunderbird ở nhà và rất mê thuyền đua. Sự phủ nhận mạnh mẽ và bình thản phương tiện hàng không này làm tôi ngạc nhiên. Tôi hỏi:

- Tại sao vậy?

Bà ta cầm lấy ly rượu, nâng lên và nhìn tôi qua vành ly.

- Vì sợ. - Bà ta trả lời.

Tôi lắc đầu: "Khó tin quá".

Lại một lúc yên lặng và tôi nghĩ bà ta đang tìm cách đổi đề tài. Nhưng một lát sau bà ta bắt đầu nói với một giọng thật nhỏ nhẹ và tôi lắng nghe.

Thời gian là gần 50 năm về trước, thời mà cuộc Đại chiến thứ nhất đang lê lết kéo dài và chậm chạp tàn lụi dần. Lúc đó bà ta mới là một thiếu nữ mười tám tuổi. Ngay từ thời đi học nàng đã không thiếu người ái mộ và đầy hy vọng bước vào một thời toàn thịnh. Đứng trên quan điêm này thì chiến tranh thật là nản. Nhưng nếu trên khía cạnh khác thì chiến tranh lại là một nguồn cung cấp không bao giờ cạn những chàng trẻ tuổi đẹp trai trong quân phục, và một chút lòng ái quốc trong việc chấp thuận đi chơi và đê họ hiến dâng những giờ phút vui đùa, thoải mái. Những giờ phút thực sự thoải mái vẫn có ngay vào năm 1917 miên là đầy đủ phương tiện.

Có khoảng hàng tá chàng trẻ tuổi, một số nàng buồn hơn khi thấy phải xa rời họ so với kẻ khác, nhưng không người nào tạo cho nàng một cảm giác đặc biệt cho tới khi Tony Anderson xuất hiện. Tôi không tin là nàng yêu anh chàng vì tôi không nghĩ là có một lúc nào nàng lại không tự kiềm chế được mình tới mức đó, nhưng nàng có bị anh chàng mê hoặc thật và sự mê hoặc này sau bốn mươi tám năm vẫn còn biêu hiện rõ trong cách nàng đề cập tới anh chàng.

Chàng là một thanh niên cao lớn, hơi đen với một bộ râu mép rậm rạp sẫm màu, một cái mũi cong và đôi mắt xanh biếc sâu thẳm. Chàng rất khỏe mạnh và quyến rũ: lần đầu khi bắt tay chàng, nàng đã thấy ngay hai ưu điêm đó. Ngoài ra chàng còn nhiều điều đáng kê nữa. Chàng là cháu ngoại một ông quận công, con trai một trong những nhà tỷ phú trong ngành thép. Theo cha mẹ nàng cũng như chính nàng, chàng là người đầy đủ mọi điều kiện nhất. Sáu tuần sau lần gặp nhau họ đính hôn.

Nàng cảm thấy nơi chàng một cái gì man rợ và chính điều này đã lôi cuốn nàng nhưng chỉ tới một mức độ nào đó thôi. Chàng là một người nhiều bốc đồng và muốn thực hiện cho kỳ được chúng mới nghe. Có lần định mua cho nàng một chuỗi vòng đeo tay vào một giờ sáng, chàng liền dựng một ông chủ tiệm ở đường Bond đang ngủ trên gi.ường dậy và kêu ngay một chiếc taxi tới đê đi. Chàng đưa nàng đi pic-nic trên một con sông - chỉ có chàng, nàng, rượu sâm banh ướp đá và một thùng trái cây hiệu Fortnum - nhưng khi đặt chân đến một hòn đảo nhỏ gần một bãi biên hoang vắng, tiếng nhạc êm dịu đã vang vọng lên: cả nhóm đàn dây của dàn nhạc Đại Hòa Tấu Hoàng Gia Luân Đôn đã có mặt đê sẵn sàng giúp vui. Tất cả những trò này thì rất hấp dẫn và kích thích, nhưng cũng nhuốm màu đáng sợ nữa. Vì nếu rất rộng rãi chàng cũng lại rất đòi hỏi. Và đã hiến dâng trọn vẹn cho nàng, chàng cũng đòi hỏi nàng tương tự. Chàng bảo nàng là của chàng cho đến muôn đời.

Nàng rùng mình, mỉm cười và nói:

- Anh à, có lẽ anh hơi mơ mộng quá so với truyền thống dân Anh mình đó. Ngay kinh thánh cũng chỉ nói: tới khi cái chết chia rẽ chúng ta thôi mà.

Cặp mắt màu xanh nhìn nàng chăm chú, chiếc miệng đầy đặn không hé một nụ cười. Chàng bảo nàng:

- Đê anh kê em nghe một câu chuyện này.

- Thơ mộng chứ hả anh!

- Nếu em thích. Chuyện về bà ngoại anh.

Nàng là con gái một nhà quý tộc đính hôn với một vị quận công. Cha nàng được bổ làm Đại Sứ tại triều đình Hoàng Đế thành Vienne và nàng theo cha tới đó. Nàng gặp - không ai biết rõ tại sao - một chàng trai Hungari. Chàng ta thật chẳng có gì hấp dẫn, là một tay cách mạng chàng còn thuộc sắc dân gypsy, một sắc dân thiêu số sống thành bộ lạc và nổi tiếng giang hồ. Cả hai yêu nhau. Và tới gần ngày thành hôn thì nàng đã có bầu. Nàng thổ lộ cùng người tình và anh chàng hân hoan ra mặt. Họ sẽ cùng bỏ trốn và sẽ sống một cách yên lành tại một vùng đất an bình. Nàng là của chàng và chàng là của nàng. Chàng tin tưởng nơi nàng và tình yêu của hai người. Nhưng nàng yếu đuối và lo sợ những gì sẽ xảy ra cho mình. Nàng thú tội cùng cha và ông ta đem chuyện kê lại với vị quận công. Vị này thì vốn rất thực tế. Ông ta quá nghèo dù là quận công, trong khi cha nàng lại rất giàu dù chỉ là một ông bá tước. Của hồi môn đã lớn lao của nàng bây giờ lại càng rộng rãi gấp bội. Hôn lê giữa nàng và ông quận công được cử hành như đã dàn xếp. Và cặp vợ chồng mới cưới đầy hạnh phúc cùng nhau tới sống tại một biệt thự yên tĩnh và hẻo lánh ở Thụy Sĩ. Đứa con chào đời ở đây là một bé gái. Mọi sự tốt đẹp hơn là mong đợi. Tương lai gia đình đã yên ổn và bây giờ tới lượt các cậu con trai.

Phải nói là đã tới lượt nếu nàng còn sống.

Cha nàng vẫn làm Đại Sứ. Hai vợ chồng nàng tới Vienne vào mùa xuân, gần đúng một năm sau khi nàng rời bỏ nơi này với người yêu. Thay vì ở tòa đại sứ, họ ở tại một căn nhà nhỏ dùng đê săn bắn trong rừng. Đây là nơi người tình của nàng đã từng bị gia nhân viên quận công bắt giữ. gi.ường của đôi vợ chồng kê ngay trong căn phòng nơi chàng trẻ tuổi bị hai người giữ chặt hai tay trong khi vị quận công đâm chàng tới chết. Ông này giấu vợ chuyện giết tình địch, định sáng mai sẽ kê, vì như mọi người thực tế khác, ông ta hãnh diện về óc khôi hài của mình. Bà quận công đi ngủ trước trong lúc ông chồng ngồi lại uống nốt ly rượu nho. Khi ông vào với vợ thì nàng đã chết giữa đám máu đông tuôn ra từ một vết dao găm nơi ngực.

Cynthia ngừng lại và tôi kêu cho bà ta một ly rượu nữa.

- Ghê quá, nhưng có vẻ không thật. Chắc nàng đã tự tử?

- Không. Tại sao nàng lại phải tự tử? Nàng đâu có biết người tình của mình đã chết. Chính trong ngày hôm đó nàng đã nhờ một người tớ gái dò hỏi tin tức của chàng. Yên ổn mọi bề rồi nàng lại muốn thêm một chút mơ mộng. Hơn nữa nàng là người rất sợ máu.

- Vậy chắc ông chồng đã giết nàng.

- Cũng không phải nữa. Vì có một điều khoản về của hồi môn định số tiền được giữ lại cho con gái nàng. Ông ta có bị nghi ngờ một thời gian, nhưng ông cũng thấy, không có dấu vết một con dao găm nào cả.

- Vậy thì...?

- Một vụ ăn trộm, cảnh sát kết luận. Một kẻ vô danh đã lén vào, bất chợt gặp bà quận công trên gi.ường và giết bà ta đê khỏi bị lộ. Rồi bỏ trốn.

Tôi nhấm nháp ly rượu:

- Có vẻ có lý lắm.

- Tôi cũng đã nói như vậy.

- Thế ông ta - vị hôn phu của bà - không đồng ý à?

- Anh ấy là một người có máu gypsy chắc ông còn nhớ. Chính phần nhỏ này của tổ tiên đã ảnh hưởng mạnh tới anh ấy chứ không phải là những phần còn lại. Anh ấy đã sang Hungari tìm ra bộ lạc và sống với họ một thời gian, học biết dần những tín điều của họ. Một trong số đó là cái chết dữ sẽ giữ chặt linh hồn người quá cố tại nơi chết đã xảy ra. Và nếu nguyên do còn là mối tình lớn hay một hận thù vĩ đại, linh hồn đó có thê đòi đền bồi khi người đã gây ra ghé ngang qua đó. Đó là một thứ tin tưởng có một giá trị xã hội nào đó. Trong trường hợp sát nhân, kẻ tình nghi bị trói tại nơi án mạng. Việc sáng hôm sau thấy những tay này chết tại chỗ là chuyện thường tình.

- Cũng không có gì đáng ngạc nhiên lắm. - Tôi nói - Vậy theo ý ông ta thì ông cố tình trở lại trả thù người tình không trung thành? Và đâm chết nàng với một con dao vô hình nào đó?

- Phải. Anh ấy tin như vậy.

- Bà vẫn chưa cho tôi biết là tại sao bà lại sợ đi máy bay?

- Anh ấy là một phi công trong Không Lực Hoàng Gia. Đó là thời của những khinh khí cầu bay trên thành phố Luân Đôn. Một đêm anh ấy tấn công và bắn cháy một chiếc. Đó là một cuộc tấn công gan dạ vượt quá mức can đảm thường tình. Phải nói là liều lĩnh nữa. Anh ấy cũng bị rớt và cháy cùng kinh khí cầu. Họ truy tặng anh ấy huy chương Victoria Cross.

- Đến đây tôi vẫn chưa hiêu.

Bà ta chậm rãi:

- Anh ấy nói với tôi là tôi là của anh ấy, thuộc về anh ấy suốt đời và cả sau khi chết nữa. Khi anh ấy kê cho tôi nghe về ông ngoại và bà ngoại mình là có ý muốn nói sẽ tới tìm tôi nếu tôi phản bội. Và tôi đã phản bội thật.

Cặp mắt vẫn còn tuyệt vời của bà chăm chú nhìn tôi.

- Tôi cũng có thai. Một tháng sau khi anh ấy tử trận, tôi tự hiến mình và đứa con trai của anh ấy cho một người đàn ông khác.

Tôi phản đối:

- Làm sao bà có thê bảo đó là phản bội? Bà có trách nhiệm gì về cái chết của ông ấy đâu.

Bà ta nhún vai:

- Cái chết không thành vấn đề với anh ấy. Quan trọng là tình yêu và danh dự. Anh ấy đã dự phòng trường hợp mình qua đời, và hy vọng tôi sẽ nuôi con, sống như một góa phụ cho tới khi cái chết kết hợp lại hai đứa chúng tôi. Thay vì vậy tôi lại kết hôn và đó chính là một sự phản bội.

Tôi lắc đầu:

- Và bà nghĩ là vì vậy...

- Anh ấy chết trên không. Nên anh ấy có đợi tôi thì chắc là ở trên không. Tôi cũng có thê đối diện cái chết như bất cứ ai, nhưng không phải là trên một chiếc máy bay bốc cháy. Không phải chết đê kết hợp lại với anh ấy.

- Gần năm mươi năm trước - Tôi nói - và dựa trên một truyện truyền kỳ xưa hơn năm mươi năm nữa.

- Năm mươi năm có nghĩa gì? - Bà ta chăm chú nhìn hàng chai sau quầy rượu. - Tôi nhớ anh ấy rõ hơn là tôi nhớ ông sau khi chúng ta rời khỏi chiếc tàu này.

Chúng tôi từ biệt nhau ở Southampton, và không hy vọng gì sẽ gặp lại nhau. Quả vậy. Tôi trở lại làm việc. Thỉnh thoảng tôi có nhớ tới bà ta trong những giờ phút yên lặng ban đêm khi không ngủ được và tôi đi xuống nhà dưới tìm một chai rượu. Chính sự trớ trêu đánh mạnh vào tâm trí tôi nhất. Hai người gặp nhau trên một chuyến tàu chẳng có gì giống nhau trừ nỗi ám ảnh của cái chết. Một thì ước gì những người chết được an nghỉ nhưng sợ họ sống lại. Người kia thì sẵn lòng hy sinh tất cả đê những người đã qua đời được hồi sinh, nhưng lại biết là họ chết thật rồi.

Rồi tình cờ tôi thấy tên Cyathia trên mặt báo và đọc được bài tường thuật về cái chết của bà ta. Bà đã qua đời trong một căn phòng ở khách sạn. Theo bài báo thì có lẽ vì nằm hút thuốc trong gi.ường rồi ngủ quên.

Nhưng Cynthia có hút thuốc bao giờ đâu và bà ta sợ mọi thứ lửa, ngay cả ngọn lửa của một que diêm. Chủ khách sạn chứng minh ngay là không có một sự sơ suất nào về phần họ. Mỗi tầng, mỗi phòng đều được bọc chất kỵ lửa, các đường dây điện không thê nào chê được. Và hơn nữa đây là một khách sạn vừa mới xây xong. Vậy mà bà ta lại chết cháy.

Vì Cynthia đã quên là sau năm mươi năm mặt đất đã cao dần tiến lên gặp gỡ bầu trời. Đó là một khách sạn rất mới, khách sạn Metropolitan Towers, và ngôi nhà này vượt lên hẳn khỏi đám mái ngói dầy đặc của thành phố Luân Đôn. Bốn mươi lăm tầng cả thảy và phòng bà ta ở tầng thứ bốn mươi hai. Khoảng 500 bộ. Tôi kiêm chứng lại trong tờ The Illustrate - London News cũ. Chiếc kinh khí cầu đã bị hạ và mất độ cao khi ông ta quay lại tấn công lần chót. Người ta ước chừng lúc đó vào khoảng 500 bộ...