An Ấu Dư là người Thiểm Tay, đã đổ khoa bạt cống. Chàng rất chuộng nghĩa, hay vung tiền vì người khác. Ngoài ra chàng lại thích phóng sinh, gặp ai săn được chim đều không ngại giá cao, mua lấy rồi thả ra. Gặp lúc nhà ông cậu có tang, chàng đến giúp việc đưa đám. Khi trời tối chàng trở về qua núi Hoa Nhạc rồi bị lạc lối trong núi nên lòng rất lo sợ. Tình cờ chàng thấy xa xa có ánh đèn, bèn xăm xăm đi lại. Được mấy bước chàng chợt thấy một cụ già lưng còng kéo lê gậy, băng đường tắt đi tới rất mau. An dừng chân định hỏi thăm thì cụ già đã hỏi trước chàng là ai. An thưa là lạc lối và nói chỗ có ánh đèn kia hẳn là xóm núi, định đến ngủ nhờ. Cụ già bảo:
Nơi đấy không yên ổn đâu. May là cậu gặp lão. Cậu hãy theo lão về nhà, tuy mái tranh đơn sơ song cũng có chỗ nghỉ ngơi thoải mái.
An mừng quá, đi theo chừng một dặm tới một xóm nhỏ. Ông già gõ vào cửa phên, một bà già ra mở cửa chào hỏi:
Ông về đấy à?
Ông già đáp:
Phải.
An bước vào thấy nhà thấp mà hẹp. Cụ già chong đèn giục chàng ngồi rồi bảo bà già bày cơm mời khách rồi nói tiếp:
Công tử đây chính là ân nhân của ta đó. Bà đi lại khó khăn cho nên gọi Hoa Cô Tử ra chuốc rượu đi!
Lát sau một cô gái dọn mâm chén lên rồi đứng cạnh ông cụ, liếc mắt nhìn chàng. An nhìn lại thấy nàng tươi trẻ và xinh đẹp lạ thường. Ông già sai cô gái đi hâm rượu. Ở phía Tây gian nhà có lò than, cô gái vào đó cời lửa. An hỏi:
Tiểu thư kia là người thế nào với cụ?
Cụ già đáp:
Lão họ Chương, bảy chục tuổi rồi mà chỉ có một mụn con gái thôi. Nhà nông không có người hầu. Vả lại do công tử không phải là người lạ, nên tôi mới dám gọi vợ con ra bái kiến, mong chớ chê cười!
An lại hỏi:
Gia đình chồng của tiểu thư ở làng nào?
Cụ già đáp:
Con nó còn độc thân.
An luôn miệng khen cô gái xinh đẹp thông minh. Cụ già tỏ vẻ khiêm nhường. Bất chợt lúc ấy cô gái la hoảng, cụ chạy vào thì rượu sôi ùng ục, còn lửa thì bốc cao ngọn. Cụ dập tắt xong, mắng:
Lớn chừng ấy mà làm ăn chẳng nên thân?
Chợt cụ thấy bên cạnh có hình nữ thần Tử Cô ghép bằng ruột cây quỳ còn dở dang, lại mắng:
Lớn đầu mà còn như con nít!
Cụ cầm hình nữ thần cho An xem và nói:
Nó lo làm cái này nên để rượu sôi trào. Thấy công tử quá khen con gái tôi mà tôi cả thẹn!
An ngắm hình và thấy mắt mày xiêm áo làm rất tinh xảo, bèn khen:
Tuy giống như trò chơi trẻ con nhưng cũng cho thấy tiểu thư rất sáng dạ.
Cô gái nhiều lần ra rót rượu, mỉm miệng cười tươi với An, không chút ngượng ngùng. An nhìn chăm chú, lòng bỗng dưng xao xuyến. Chợt nghe bà cụ gọi, ông lão bèn đi vào. An thấy không có ai, bảo cô gái:
Nàng đẹp quá khiến tôi chao đảo cả thần hồn. Muốn nhờ mối lái, nhưng tôi sợ việc không thành, ý nàng thế nào?
Cô gái lẳng lặng ôm hồ rượu tới bên lò, giả bộ không nghe gì cả. Hỏi mấy lần cô gái vẫn không đáp nên An đi đại vào buồng. Cô gái đứng phắt dậy, nghiêm mặt nói:
Ông khùng này vào đây định làm gì?
An quỳ xuống nài nỉ nàng đừng lớn tiếng. Cô gái đi nhanh tới cửa định ra ngoài. An vụt đứng lên chắn lối, ôm chầm lấy nàng và hôn vào miệng, vào môi. Cô gái run rẩy gọi to lên, ông già vội vàng vào hỏi. An buông tay bước ra, vừa thẹn vừa sợ. Nhưng cô gái bình thản thưa với cha:
Rượu lại sôi trào, nếu công tử đây không vào thì tiêu cả hồ rượu rồi.
An nghe nói thế trong lòng mới yên, chàng càng yêu mến nàng, tâm hồn điên đảo, mất cả ý định ban nãy. Sau đó An giả vờ say rời chiếu rượu, cô gái cũng bỏ ra ngoài. Ông già trải chăn đệm xong, đóng cửa rồi ra nốt. An không ngủ được, trời chưa sáng đã gọi ông cụ từ biệt.
Về đến nhà, An lập tức nhờ bạn bè thân tới nhà cô gái cầu hôn, nhưng mất cả ngày rồi trở về, chẳng tìm được nhà cô gái. An bèn sai người hầu thắng yên cương rồi tự tìm đường lên núi. Đến nơi chỉ thấy vách núi cao ngất, chẳng có xóm làng nào. Hỏi thăm các thôn xóm quanh đấy thì chẳng có ai họ Chương. An thất vọng ra về, bỏ cả ăn ngủ, từ đấy mắc chứng ngơ ngẩn, người nhà ép húp một ít cháo thì An nôn nao muốn mửa. Trong cơn mê sảng chàng cứ gọi tên Hoa Cô Tử, người nhà chẳng hiểu ra sao, đành suốt đêm đứng quanh quan sát, ý chừng sợ An lâm nguy. Một đêm, người canh một mỏi ngủ cả, An lờ mờ thấy có người động vào mình, hé mắt nhìn thì Hoa Cô Tử đứng ngay bên gi.ường. Đột nhiên An cảm thấy tỉnh táo hẳn, nhìn nàng chăm chú và muốn rơi nước mắt. Cô gái nghiêng đầu cười:
Anh chàng si tình bệnh đến thế sao?
Nói xong nàng trèo lên gi.ường, ngồi trên đùi An, lấy hai tay day huyệt thái dương của chàng trai. An cảm thấy mùi xạ hương thơm lạ lùng, len vào mũi và thấm đến tận xương. Nàng day một lúc thì phía trên sống mũi An đổ mồ hôi, dần dần lan tới chân tay mình mẩy. Nàng khẽ nói:
Trong nhà đông người, em không tiện ở lại. Ba ngày nữa em lại đến thăm chàng.
Nàng lấy trong tay áo thêu ra mấy cái bánh hấp đặt ở đầu gi.ường rồi lẳng lặng ra đi. Đến nửa đêm, An toát hết mồ hôi, thấy thèm ăn, bèn lấy bánh mà ăn. Không biết bánh bao nhân gì mà thơm ngon lạ thường, An ăn liền ba cái rồi lấy áo đậy lên chỗ bánh còn lại, nằm xuống ngủ say. Trời sáng lâu rồi An mới tỉnh giấc, cảm thấy khoẻ khoắn lạ thường. Ba ngày ăn hết bánh, tinh thần chàng càng sảng khoái hơn. An bèn cho người nhà di tản hết, nhưng lại sợ nàng đến không vào được cửa, bèn lẻn ra mảnh sân ăn thông vào thư phòng mở hết then khóa. Lát sau, quả nhiên nàng đến, cười nói:
Anh chàng si tình kia, không muốn tạ ơn bà lang sao?
An mừng quá, ôm lấy nàng rồi hai người cùng nhau giao hoan, ân ái mặn nồng. Sau đó cô gái nói:
Thiếp mạo hiểm đến đây vì muốn báo đền ơn sâu thôi, thật ra thiếp không thể vui tình ân ái dài lâu, xin chàng sớm tìm mối mai khác.
An nín lặng hồi lâu mới hỏi:
Tôi không biết trước đây đã giao tiếp với gia đình nàng ở đâu, nay thực không nhớ nữa.
Cô gái không chịu nói, chỉ bảo:
Chàng tự nghĩ thì biết.
An cố nài nỉ được gần gũi dài lâu, nàng đáp:
Đêm nào thiếp cũng trốn đi thì chắc không được rồi, mà vui chuyện ái ân mãi không được nốt.
An nghe nói buốn rầu, cô gái bèn bảo:
Nếu muốn nên việc, mời chàng đêm mai đến nhà thiếp.
An bèn đổi buồn thành vui, hỏi:
Đường thì xa quá, bước chân lại nhỏ bé, làm sao em tới đây được?
Nàng đáp:
Thiếp đã về nhà đâu. Bà điếc ở xóm Đông này là dì của em. Vì chàng mà em ở tạm nhà bà ấy mấy ngày nay, sợ gia đình nghi ngại.
An chung chăn gối với nàng và nhận thấy từ hơi thở đến thịt da nàng, chỗ nào cũng thơm, bèn hỏi:
Nàng xức thứ dầu thơm gì mà thấm cả vào xương thịt thế?
Nàng đáp:
Thiếp sinh ra đã thế rồi, không phải do xức dầu thơm.
An lấy làm lạ hơn. Nàng dậy sớm từ biệt. An sợ mình không kiếm được nhà nàng nên nàng hẹn sẽ đứng chờ bên đường. Đến chiều tối An phóng ngựa đi, quả nhiên nàng đón đợi, hai người cùng đi tới chốn cũ. Cha mẹ nàng vui vẻ đón tiếp, cơm rượi chẳng có gì ngon, chỉ toàn những món rau tạp, ăn xong mời khách đi nghỉ. Cô gái giả vờ không ngó ngàng gì đến An nhưng đến khuya nàng vào chỗ nằm và nói:
Cha mẹ thiếp không ngủ và trò chuyện mãi khiến chàng vất vả chờ lâu.
Hai người gối chăn suốt đêm, rồi nàng bảo:
Gặp đêm nay để rồi ta xa cách nghìn trùng đấy.
An sửng sốt hỏi, nàng đáp:
Cha em thấy xóm này vắng vẻ nên sắp dời đi xa. Sum họp với chàng đêm nay là hết rồi.
An không nỡ buông nàng ra, thở than buồn bã. Đôi uyên ương bịn rịn mà không nhớ màn đêm dần tan, ông già chợt sồng sộc bước vào mắng:
Con bất hiếu, dám làm nhơ nhuốc nhà thanh bạch khiến tao xấu hổ vô cùng!
Cô gái tái mặt, vội vàng chạy mất. Ông già bước theo, vừa đi vừa chửi mắng con. An kinh sợ luống cuống, không biết làm sao đành lẻn trốn về nhà. Mấy ngày lòng dạ bứt rứt không yên, An nghĩ rằng khi đêm xuống sẽ tìm đến nhà nàng, trèo tường vào xem sự thể. Ông cụ đã nói là có ơn với mình, thì dù việc có bại lộ chắc ông cũng không khiển trách mình quá nặng. Thừa lúc đêm tối An lẻn ra đi. Chàng lần mò giữa núi song lạc lối, chẳng biết đường nào vào nhà nàng. Sợ quá An định tìm đường về thì thấy trong hẻm núi thấp thoáng có nhà cửa. Chàng mừng rỡ đến nơi thấy tường cao, cổng rộng tựa nhà thế gia, mấy lớp cửa vào còn chưa đóng. Chàng hỏi thăm người gác cổng và nhà họ Chương. Cô gái áo xanh liền ra hỏi:
Đêm khuya khoắt thế này, ai hỏi thăm nhà họ Chương thế?
An đáp:
Họ là người quen thân với tôi, nhưng do lạc mất lối nên tôi chưa đến được nhà.
Cô hầu nói:
Ông không cần hỏi họ Chương nữa. Đây là nhà dì của Hoa Cô, hiện nàng đang ở đây, để tôi báo với cô ấy.
Cô hầu cáo lui một lát rồi trở ra mời An vào. Vừa bước vào hành lang, An đã thấy Hoa Cô bước nhanh ra đón chàng. Nàng bảo cô hầu:
Chàng trai lặn lội đêm khuya chắc đã mệt rồi em hãy sửa soạn chỗ ngủ cho chàng đi!
Lát sau người hầu dắt tay An vào màn. An hỏi:
Nhà mợ sao không thấy ai khác nữa?
Cô gái đáp:
Mợ đi vắng, để thiếp lại trông nhà. May được gặp chàng, há không phải có duyên số từ trước hay sao?
Trong lúc dự kề bên nhau, An thấy mùi rất hôi tanh, lòng ngờ có điều lạ. Nàng ôm lấy cổ An, thè lưỡi ra liếm vào lỗ mũi chàng như kim đâm buốt óc. An sợ quá muốn trốn đi nhưng th.ân thể như bị dây chão trói chặt, chàng mệt mỏi ngủ thiếp đi.
Thấy An không về, người nhà tìm kiếm khắp nơi. Có người mách một chiều tối gặp An trên đường vào núi. Người nhà bèn vào núi, thấy chàng nằm chết trần truồng dưới chân vách núi cao. Họ kinh sợ chẳng rõ nguyên do, khiêng xác em về. Cả nhà đang xúm lại khóc than thì có một cô gái đến viếng. Từ ngoài cửa nàng bước vào, vừa đi vừa gào khóc.
Trời ơi! sao chàng ngu muội thế!
Nàng đau đớn kêu khóc khản cả tiếng, một lúc sau mới nguôi, bảo với người nhà:
Xin để đó bảy ngày, đừng liệm vội!
Mọi người không biết là ai, định hỏi thì nàng không chào hỏi gì hết, chỉ nuốt nước mắt lững thững đi ra và không thèm ngoảnh lại. Người nhà vội đi theo, nhưng trong chớp mắt đã không thấy nàng đâu nữa. Ai nấy ngỡ là thần, kính cẩn vâng theo lời dặn. Đêm xuống, nàng lại đến khóc như ngày hôm trước. Đến đêm thứ bảy, An bỗng hồi tỉnh, trở mình rên rỉ, cả nhà đều kinh hãi. Cô gái bước vào nghẹn ngào nhìn chàng. An giơ tay vẫy bảo mọi người lui ra. Cô gái lấy ra một bó cỏ tươi, bỏ vào nồi, nấu với chừng một đấu nước. Sau đó nàng cho An uống ngay trên gi.ường. Lát sau An nói được, thở dài bảo nàng:
Giết chết tôi là nàng, mà tái sinh tôi cũng là nàng đấy!
Nhân đó An kể lại sự việc. Nàng bảo:
Con yêu rắn giả mạo thiếp đó. Hôm chàng lạc lối đầu tiên nhìn thấy ánh đèn chính là nó đấy.
An hỏi:
Sao nàng có thể giúp người chết hồi sinh, xương khô mọc thịt được thế? Nàng là tiên ư?
Cô gái đáp:
Lâu nay thiếp định nói nhưng lại sợ chàng kinh ngạc. Năm năm trước đây, trên đường núi Hoa Sơn, chàng từng mua lại một con chương săn được rồi thả ra, có phải thế không?
An đáp:
Đúng, có việc đó.
Nàng bảo:
Con chương ấy là cha thiếp. Trước đây thiếp nói ơn lớn chính là ch.uyện ấy. Hôm mới rồi chàng đã đầu thai vào nhà ông chủ chính họ Vương ở thôn Đoài, thiếp cùng cha kiện với Diêm Vương, nhưng Diêm Vương không chịu. Cha thiếp liền tình nguyện chết thay cho chàng, nài nỉ bảy ngày mới nên việc. Chàng được như hôm nay là may mắn lắm. Nhưng tuy sống lại chàng vẫn bị tê liệt, phải lấy máu rắn ấy hòa với rượu uống thì bệnh mới khỏi hẳn.
An nghiến răng căm giận nhưng lo nghĩ không có phép gì bắt được con rắn. Cô gái bảo:
Không khó đâu. Có điều giết nhiều sinh mạng thì lụy cho thiếp trăm năm không được lên tiên thôi. Hang của nó ở sườn núi cũ ấy, vào lúc xế trưa chàng chất cỏ rồi đốt bên ngoài trang bị thêm nỏ cứng ắt bắt được con yêu ấy.
Nói xong, nàng từ biệt:
Thiếp không thể hầu chàng mãn đời, lòng rất đau buồn. Nhưng vì cứu chàng mà công sức tu luyện hao tổn hết bảy phần rồi, xin chàng thương xót giùm. Một tháng nay thiếp nhận thấy có cái gì đạp trong bụng, chắc là nghiệt căn. Con trai hay con gái, năm sau thiếp sẽ gửi chàng.
Nói xong nàng rơi lệ từ biệt. Qua đêm ấy, An thấy từ thắt lưng trở xuống tê bại, cấu véo cũng không biết đau, bèn đem lời cô gái dặn bảo với người nhà. Người nhà tới nơi, hun đốt hang như lời nàng. Từ bên trong con rắn trắng lớn xông qua lửa trườn ra, bị cung nỏ bắn một loạt chết ngay lập tức. Lửa cháy vào hang, rắn lớn rắn bé mấy trăm con đều chết thui, mùi tanh nồng mũi. Người nhà ra về, đưa máu rắn cho An. Chàng uống ba ngày hai chân dần dần có thể xoay trở, nửa năm sau mới đứng lên được.
Sau đó, chàng một mình vào núi, gặp bà già ôm đứa trẻ quấn tã cói trao cho chàng rồi bảo:
Con gái già gửi cho chàng đây.
An định hỏi thăm, nhưng thoáng một cái bà lão đã biến mất. Giở tã xem là trai, An bồng đứa bé về nhà rồi suốt đời nguyện sống độc thân, cam chịu cảnh gà trống nuôi con.
Nơi đấy không yên ổn đâu. May là cậu gặp lão. Cậu hãy theo lão về nhà, tuy mái tranh đơn sơ song cũng có chỗ nghỉ ngơi thoải mái.
An mừng quá, đi theo chừng một dặm tới một xóm nhỏ. Ông già gõ vào cửa phên, một bà già ra mở cửa chào hỏi:
Ông về đấy à?
Ông già đáp:
Phải.
An bước vào thấy nhà thấp mà hẹp. Cụ già chong đèn giục chàng ngồi rồi bảo bà già bày cơm mời khách rồi nói tiếp:
Công tử đây chính là ân nhân của ta đó. Bà đi lại khó khăn cho nên gọi Hoa Cô Tử ra chuốc rượu đi!
Lát sau một cô gái dọn mâm chén lên rồi đứng cạnh ông cụ, liếc mắt nhìn chàng. An nhìn lại thấy nàng tươi trẻ và xinh đẹp lạ thường. Ông già sai cô gái đi hâm rượu. Ở phía Tây gian nhà có lò than, cô gái vào đó cời lửa. An hỏi:
Tiểu thư kia là người thế nào với cụ?
Cụ già đáp:
Lão họ Chương, bảy chục tuổi rồi mà chỉ có một mụn con gái thôi. Nhà nông không có người hầu. Vả lại do công tử không phải là người lạ, nên tôi mới dám gọi vợ con ra bái kiến, mong chớ chê cười!
An lại hỏi:
Gia đình chồng của tiểu thư ở làng nào?
Cụ già đáp:
Con nó còn độc thân.
An luôn miệng khen cô gái xinh đẹp thông minh. Cụ già tỏ vẻ khiêm nhường. Bất chợt lúc ấy cô gái la hoảng, cụ chạy vào thì rượu sôi ùng ục, còn lửa thì bốc cao ngọn. Cụ dập tắt xong, mắng:
Lớn chừng ấy mà làm ăn chẳng nên thân?
Chợt cụ thấy bên cạnh có hình nữ thần Tử Cô ghép bằng ruột cây quỳ còn dở dang, lại mắng:
Lớn đầu mà còn như con nít!
Cụ cầm hình nữ thần cho An xem và nói:
Nó lo làm cái này nên để rượu sôi trào. Thấy công tử quá khen con gái tôi mà tôi cả thẹn!
An ngắm hình và thấy mắt mày xiêm áo làm rất tinh xảo, bèn khen:
Tuy giống như trò chơi trẻ con nhưng cũng cho thấy tiểu thư rất sáng dạ.
Cô gái nhiều lần ra rót rượu, mỉm miệng cười tươi với An, không chút ngượng ngùng. An nhìn chăm chú, lòng bỗng dưng xao xuyến. Chợt nghe bà cụ gọi, ông lão bèn đi vào. An thấy không có ai, bảo cô gái:
Nàng đẹp quá khiến tôi chao đảo cả thần hồn. Muốn nhờ mối lái, nhưng tôi sợ việc không thành, ý nàng thế nào?
Cô gái lẳng lặng ôm hồ rượu tới bên lò, giả bộ không nghe gì cả. Hỏi mấy lần cô gái vẫn không đáp nên An đi đại vào buồng. Cô gái đứng phắt dậy, nghiêm mặt nói:
Ông khùng này vào đây định làm gì?
An quỳ xuống nài nỉ nàng đừng lớn tiếng. Cô gái đi nhanh tới cửa định ra ngoài. An vụt đứng lên chắn lối, ôm chầm lấy nàng và hôn vào miệng, vào môi. Cô gái run rẩy gọi to lên, ông già vội vàng vào hỏi. An buông tay bước ra, vừa thẹn vừa sợ. Nhưng cô gái bình thản thưa với cha:
Rượu lại sôi trào, nếu công tử đây không vào thì tiêu cả hồ rượu rồi.
An nghe nói thế trong lòng mới yên, chàng càng yêu mến nàng, tâm hồn điên đảo, mất cả ý định ban nãy. Sau đó An giả vờ say rời chiếu rượu, cô gái cũng bỏ ra ngoài. Ông già trải chăn đệm xong, đóng cửa rồi ra nốt. An không ngủ được, trời chưa sáng đã gọi ông cụ từ biệt.
Về đến nhà, An lập tức nhờ bạn bè thân tới nhà cô gái cầu hôn, nhưng mất cả ngày rồi trở về, chẳng tìm được nhà cô gái. An bèn sai người hầu thắng yên cương rồi tự tìm đường lên núi. Đến nơi chỉ thấy vách núi cao ngất, chẳng có xóm làng nào. Hỏi thăm các thôn xóm quanh đấy thì chẳng có ai họ Chương. An thất vọng ra về, bỏ cả ăn ngủ, từ đấy mắc chứng ngơ ngẩn, người nhà ép húp một ít cháo thì An nôn nao muốn mửa. Trong cơn mê sảng chàng cứ gọi tên Hoa Cô Tử, người nhà chẳng hiểu ra sao, đành suốt đêm đứng quanh quan sát, ý chừng sợ An lâm nguy. Một đêm, người canh một mỏi ngủ cả, An lờ mờ thấy có người động vào mình, hé mắt nhìn thì Hoa Cô Tử đứng ngay bên gi.ường. Đột nhiên An cảm thấy tỉnh táo hẳn, nhìn nàng chăm chú và muốn rơi nước mắt. Cô gái nghiêng đầu cười:
Anh chàng si tình bệnh đến thế sao?
Nói xong nàng trèo lên gi.ường, ngồi trên đùi An, lấy hai tay day huyệt thái dương của chàng trai. An cảm thấy mùi xạ hương thơm lạ lùng, len vào mũi và thấm đến tận xương. Nàng day một lúc thì phía trên sống mũi An đổ mồ hôi, dần dần lan tới chân tay mình mẩy. Nàng khẽ nói:
Trong nhà đông người, em không tiện ở lại. Ba ngày nữa em lại đến thăm chàng.
Nàng lấy trong tay áo thêu ra mấy cái bánh hấp đặt ở đầu gi.ường rồi lẳng lặng ra đi. Đến nửa đêm, An toát hết mồ hôi, thấy thèm ăn, bèn lấy bánh mà ăn. Không biết bánh bao nhân gì mà thơm ngon lạ thường, An ăn liền ba cái rồi lấy áo đậy lên chỗ bánh còn lại, nằm xuống ngủ say. Trời sáng lâu rồi An mới tỉnh giấc, cảm thấy khoẻ khoắn lạ thường. Ba ngày ăn hết bánh, tinh thần chàng càng sảng khoái hơn. An bèn cho người nhà di tản hết, nhưng lại sợ nàng đến không vào được cửa, bèn lẻn ra mảnh sân ăn thông vào thư phòng mở hết then khóa. Lát sau, quả nhiên nàng đến, cười nói:
Anh chàng si tình kia, không muốn tạ ơn bà lang sao?
An mừng quá, ôm lấy nàng rồi hai người cùng nhau giao hoan, ân ái mặn nồng. Sau đó cô gái nói:
Thiếp mạo hiểm đến đây vì muốn báo đền ơn sâu thôi, thật ra thiếp không thể vui tình ân ái dài lâu, xin chàng sớm tìm mối mai khác.
An nín lặng hồi lâu mới hỏi:
Tôi không biết trước đây đã giao tiếp với gia đình nàng ở đâu, nay thực không nhớ nữa.
Cô gái không chịu nói, chỉ bảo:
Chàng tự nghĩ thì biết.
An cố nài nỉ được gần gũi dài lâu, nàng đáp:
Đêm nào thiếp cũng trốn đi thì chắc không được rồi, mà vui chuyện ái ân mãi không được nốt.
An nghe nói buốn rầu, cô gái bèn bảo:
Nếu muốn nên việc, mời chàng đêm mai đến nhà thiếp.
An bèn đổi buồn thành vui, hỏi:
Đường thì xa quá, bước chân lại nhỏ bé, làm sao em tới đây được?
Nàng đáp:
Thiếp đã về nhà đâu. Bà điếc ở xóm Đông này là dì của em. Vì chàng mà em ở tạm nhà bà ấy mấy ngày nay, sợ gia đình nghi ngại.
An chung chăn gối với nàng và nhận thấy từ hơi thở đến thịt da nàng, chỗ nào cũng thơm, bèn hỏi:
Nàng xức thứ dầu thơm gì mà thấm cả vào xương thịt thế?
Nàng đáp:
Thiếp sinh ra đã thế rồi, không phải do xức dầu thơm.
An lấy làm lạ hơn. Nàng dậy sớm từ biệt. An sợ mình không kiếm được nhà nàng nên nàng hẹn sẽ đứng chờ bên đường. Đến chiều tối An phóng ngựa đi, quả nhiên nàng đón đợi, hai người cùng đi tới chốn cũ. Cha mẹ nàng vui vẻ đón tiếp, cơm rượi chẳng có gì ngon, chỉ toàn những món rau tạp, ăn xong mời khách đi nghỉ. Cô gái giả vờ không ngó ngàng gì đến An nhưng đến khuya nàng vào chỗ nằm và nói:
Cha mẹ thiếp không ngủ và trò chuyện mãi khiến chàng vất vả chờ lâu.
Hai người gối chăn suốt đêm, rồi nàng bảo:
Gặp đêm nay để rồi ta xa cách nghìn trùng đấy.
An sửng sốt hỏi, nàng đáp:
Cha em thấy xóm này vắng vẻ nên sắp dời đi xa. Sum họp với chàng đêm nay là hết rồi.
An không nỡ buông nàng ra, thở than buồn bã. Đôi uyên ương bịn rịn mà không nhớ màn đêm dần tan, ông già chợt sồng sộc bước vào mắng:
Con bất hiếu, dám làm nhơ nhuốc nhà thanh bạch khiến tao xấu hổ vô cùng!
Cô gái tái mặt, vội vàng chạy mất. Ông già bước theo, vừa đi vừa chửi mắng con. An kinh sợ luống cuống, không biết làm sao đành lẻn trốn về nhà. Mấy ngày lòng dạ bứt rứt không yên, An nghĩ rằng khi đêm xuống sẽ tìm đến nhà nàng, trèo tường vào xem sự thể. Ông cụ đã nói là có ơn với mình, thì dù việc có bại lộ chắc ông cũng không khiển trách mình quá nặng. Thừa lúc đêm tối An lẻn ra đi. Chàng lần mò giữa núi song lạc lối, chẳng biết đường nào vào nhà nàng. Sợ quá An định tìm đường về thì thấy trong hẻm núi thấp thoáng có nhà cửa. Chàng mừng rỡ đến nơi thấy tường cao, cổng rộng tựa nhà thế gia, mấy lớp cửa vào còn chưa đóng. Chàng hỏi thăm người gác cổng và nhà họ Chương. Cô gái áo xanh liền ra hỏi:
Đêm khuya khoắt thế này, ai hỏi thăm nhà họ Chương thế?
An đáp:
Họ là người quen thân với tôi, nhưng do lạc mất lối nên tôi chưa đến được nhà.
Cô hầu nói:
Ông không cần hỏi họ Chương nữa. Đây là nhà dì của Hoa Cô, hiện nàng đang ở đây, để tôi báo với cô ấy.
Cô hầu cáo lui một lát rồi trở ra mời An vào. Vừa bước vào hành lang, An đã thấy Hoa Cô bước nhanh ra đón chàng. Nàng bảo cô hầu:
Chàng trai lặn lội đêm khuya chắc đã mệt rồi em hãy sửa soạn chỗ ngủ cho chàng đi!
Lát sau người hầu dắt tay An vào màn. An hỏi:
Nhà mợ sao không thấy ai khác nữa?
Cô gái đáp:
Mợ đi vắng, để thiếp lại trông nhà. May được gặp chàng, há không phải có duyên số từ trước hay sao?
Trong lúc dự kề bên nhau, An thấy mùi rất hôi tanh, lòng ngờ có điều lạ. Nàng ôm lấy cổ An, thè lưỡi ra liếm vào lỗ mũi chàng như kim đâm buốt óc. An sợ quá muốn trốn đi nhưng th.ân thể như bị dây chão trói chặt, chàng mệt mỏi ngủ thiếp đi.
Thấy An không về, người nhà tìm kiếm khắp nơi. Có người mách một chiều tối gặp An trên đường vào núi. Người nhà bèn vào núi, thấy chàng nằm chết trần truồng dưới chân vách núi cao. Họ kinh sợ chẳng rõ nguyên do, khiêng xác em về. Cả nhà đang xúm lại khóc than thì có một cô gái đến viếng. Từ ngoài cửa nàng bước vào, vừa đi vừa gào khóc.
Trời ơi! sao chàng ngu muội thế!
Nàng đau đớn kêu khóc khản cả tiếng, một lúc sau mới nguôi, bảo với người nhà:
Xin để đó bảy ngày, đừng liệm vội!
Mọi người không biết là ai, định hỏi thì nàng không chào hỏi gì hết, chỉ nuốt nước mắt lững thững đi ra và không thèm ngoảnh lại. Người nhà vội đi theo, nhưng trong chớp mắt đã không thấy nàng đâu nữa. Ai nấy ngỡ là thần, kính cẩn vâng theo lời dặn. Đêm xuống, nàng lại đến khóc như ngày hôm trước. Đến đêm thứ bảy, An bỗng hồi tỉnh, trở mình rên rỉ, cả nhà đều kinh hãi. Cô gái bước vào nghẹn ngào nhìn chàng. An giơ tay vẫy bảo mọi người lui ra. Cô gái lấy ra một bó cỏ tươi, bỏ vào nồi, nấu với chừng một đấu nước. Sau đó nàng cho An uống ngay trên gi.ường. Lát sau An nói được, thở dài bảo nàng:
Giết chết tôi là nàng, mà tái sinh tôi cũng là nàng đấy!
Nhân đó An kể lại sự việc. Nàng bảo:
Con yêu rắn giả mạo thiếp đó. Hôm chàng lạc lối đầu tiên nhìn thấy ánh đèn chính là nó đấy.
An hỏi:
Sao nàng có thể giúp người chết hồi sinh, xương khô mọc thịt được thế? Nàng là tiên ư?
Cô gái đáp:
Lâu nay thiếp định nói nhưng lại sợ chàng kinh ngạc. Năm năm trước đây, trên đường núi Hoa Sơn, chàng từng mua lại một con chương săn được rồi thả ra, có phải thế không?
An đáp:
Đúng, có việc đó.
Nàng bảo:
Con chương ấy là cha thiếp. Trước đây thiếp nói ơn lớn chính là ch.uyện ấy. Hôm mới rồi chàng đã đầu thai vào nhà ông chủ chính họ Vương ở thôn Đoài, thiếp cùng cha kiện với Diêm Vương, nhưng Diêm Vương không chịu. Cha thiếp liền tình nguyện chết thay cho chàng, nài nỉ bảy ngày mới nên việc. Chàng được như hôm nay là may mắn lắm. Nhưng tuy sống lại chàng vẫn bị tê liệt, phải lấy máu rắn ấy hòa với rượu uống thì bệnh mới khỏi hẳn.
An nghiến răng căm giận nhưng lo nghĩ không có phép gì bắt được con rắn. Cô gái bảo:
Không khó đâu. Có điều giết nhiều sinh mạng thì lụy cho thiếp trăm năm không được lên tiên thôi. Hang của nó ở sườn núi cũ ấy, vào lúc xế trưa chàng chất cỏ rồi đốt bên ngoài trang bị thêm nỏ cứng ắt bắt được con yêu ấy.
Nói xong, nàng từ biệt:
Thiếp không thể hầu chàng mãn đời, lòng rất đau buồn. Nhưng vì cứu chàng mà công sức tu luyện hao tổn hết bảy phần rồi, xin chàng thương xót giùm. Một tháng nay thiếp nhận thấy có cái gì đạp trong bụng, chắc là nghiệt căn. Con trai hay con gái, năm sau thiếp sẽ gửi chàng.
Nói xong nàng rơi lệ từ biệt. Qua đêm ấy, An thấy từ thắt lưng trở xuống tê bại, cấu véo cũng không biết đau, bèn đem lời cô gái dặn bảo với người nhà. Người nhà tới nơi, hun đốt hang như lời nàng. Từ bên trong con rắn trắng lớn xông qua lửa trườn ra, bị cung nỏ bắn một loạt chết ngay lập tức. Lửa cháy vào hang, rắn lớn rắn bé mấy trăm con đều chết thui, mùi tanh nồng mũi. Người nhà ra về, đưa máu rắn cho An. Chàng uống ba ngày hai chân dần dần có thể xoay trở, nửa năm sau mới đứng lên được.
Sau đó, chàng một mình vào núi, gặp bà già ôm đứa trẻ quấn tã cói trao cho chàng rồi bảo:
Con gái già gửi cho chàng đây.
An định hỏi thăm, nhưng thoáng một cái bà lão đã biến mất. Giở tã xem là trai, An bồng đứa bé về nhà rồi suốt đời nguyện sống độc thân, cam chịu cảnh gà trống nuôi con.