Hướng dẫn làm tập làm văn số 4 đề bài câu 2b bài viết số 4 lớp 11: Chí Phèo-nhân vật điển hình hay nhất có dẫn dắt và dàn ý. Đề tài người nông dân là một đề tài quen thuộc trong nền văn học xưa bởi người nông dân một con người hiền lành cần cù chăm chỉ chất phác. Họ mang tất cả những nét đẹp của người dân Việt Nam của làng quê Việt Nam lúc bấy giờ. Dù có trong bất kì hoàn cảnh nào họ cũng không chịu thua số phận như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố hay những người dân luôn đấu tranh cố gắng hết sức để bảo vệ cuộc sống của mình của những người dân trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Tất cả họ đều đáng tự hào và đã làm nên những tác phẩm thành công tiêu biểu cho đề tài này. Và dường như những bức tường thành vững chắc về các tác phẩm về người nông dân ấy sẽ khó lòng có tác phẩm nào vượt qua được. Nhưng không Chí Phèo của Nam Cao đã tạo nên sự khác biệt ấy bằng tài năng và tấm lòng của Nam Cao dành cho người dân hiền lành. Trong chương trình ngữ văn lớp 11 ta có đề câu 2b bài viết số 4 lớp 11: Chí Phèo-nhân vật điển hình. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng các bạn sẽ có một bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích nhân vật Chí Phèo.
DÀN Ý: CÂU 2B BÀI VIẾT SỐ 4 LỚP 11: CHÍ PHÈO-NHÂN VẬT ĐIỂN HÌNH
1.MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm
Giới thiệu nhân vật Chí Phèo-nhân vật điển hình
2.THÂN BÀI
- Giải thích điển hình là chỉ hình tượng nhân vật có sự thống nhất cao độ giữa cái riêng và cái chung, mang nét riêng tiêu biểu cho một lớp người, loài người, nhưng lại vừa mang nét chung.
- Chí Phèo tiêu biểu cho người nông dân bị xã hội phong kiến, quan lại, nhà tù thực dân làm cho tha hóa.
- Từ người dân hiền lành trở thành kẻ lưu manh.
- Từ kẻ lưu manh trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại
- Chí Phèo với mong muốn trở lại làm người lương thiện nhưng lại bị chính xã hội cự tuyệt, bị mọi người ruồng bỏ, bị định kiến xã hội vây quanh không lối thoát
- Cuối cùng Chí Phèo chọn cách giết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình để được làm người lương thiện.
- Nam Cao từ đó là lên tiếng phê phán xã hội đã cướp đi quyền được làm người của con người, quyền được yêu thương, hạnh phúc của con người.
3.KẾT BÀI
Nêu suy nghĩ và bài học khi đọc hết tác phẩm và ấn tượng về hình tượng nhân vật Chí Phèo
BÀI LÀM CÂU 2B BÀI TẬP LÀM VĂN BÀI VIẾT SỐ 4 LỚP 11: CHÍ PHÈO - NHÂN VẬT ĐIỂN HÌNH
Nam Cao nhà văn tiêu biểu cho nền văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945 của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm Chí Phèo tuy viết về đề tài người nông dân một đề tài quen thuộc nhưng bằng tài năng, tấm lòng, tình cảm mà ông dành cho người nông dân mà Nam Cao đã khắc họa nên một Chí Phèo-nhân vật điển hình cho người nông dân.
Điển hình là chỉ hình tượng nhân vật có sự thống nhất cao độ giữa cái riêng và cái chung, mang nét riêng tiêu biểu cho một lớp người, loài người, nhưng lại vừa mang nét chung. Nhân vật Chí Phèo một nhân vật điển hình vừa có một nét riêng cho người nông dân mà vừa mang những nét cảu người dân Việt Nam lúc bấy giờ.
Chí Phèo một người nông dân điển hình bị mồ côi cha mệ từ nhỏ sống thiếu tình yêu thương và sự quan tâm của mọi người nên có một tâm hồn vô cùng bí ẩn khó mà đoán được. Chí thường đắm mình trong những cơn say để rồi tác giả giới thiệu nhân vật một cách gián tiếp qua tiếng chửi của nhân vật. Hắn chửi trời, chửi đất, chửi làng Vũ Đại, chửi những người không chửi nhau với hắn, chửi những người đã sinh ra hắn. Tiếng chửi lớp lang, bài bản, chửi từ cao đến thấp, từ xa đến gần, từ mênh mông đến sát sườn, từ vu vơ đến xác định. Tiếng chửi chưa chắc là của một người nát rượu, rượu chỉ là tác nhân, Chí Phèo không phải là tên say rượu ăn cân chửi quấy. Chí rơi vào bi kịch xa vào cảnh bế tắc cùng đường, bộc lộ nhu cầu giao tiếp nhưng lại phải chịu bi kịch bị hắt hủi, ruồng rẫy.
Chí Phèo với một ngoại hình điển hình không giống ai mang những nét rất riêng với cái đầu trọc lốc, răng cạo trắng hến, mắt đen gườm gườm, quần áo nái đen với áo tây vàng, ngực phanh ra đầy những nét chạm trổ. Chân dung kẻ lưu manh bất lương côn đồ, báo hiệu trước sự tha hóa về nhân tính.
Chí Phèo một người có nhân tính điển hình cho những kẻ lưu manh với mục đích khi ra tù là trả thù với cách thức chửi ngoa ngoắt, thô tục, tàn độc với việc rạch mặt ăn vạ thể hiện rõ cách trả thù của thằng lưu manh. Dẫn đến việc Chí Phèo đã thua bởi hắn dùng vũ khí hạ đẳng, vùng lên manh động và đơn độc. Nhưng chỉ bằng mấy lới nói ngon ngọt của Bá Kiến mà Chí Phèo đã nguôi nguôi còn làm theo lời hắn, trở thành tay sai chuyên đi đòi nợ cho hắn.
Chí Phèo từ một thành lưu manh trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại. Hắn đi đòi nợ thay Bá Kiến với mọi thủ đoạn rạch mặt ăn vạ, đổ thuốc sâu xuống ao cá nhà người ta với mọi thủ đoạn bất nhân bất nghĩa khiến người dân lãng Vũ Đại đã lảng tránh giờ đây con không dám đến lại gần Chí Phèo. Chí Phèo trong mắt học chẳng khác nào Bá Kiến thứ hai trà đạp lên cuộc sống của họ.
Nhưng Chí Phèo cũng là một con người cũng muốn cảm nhận được tình yêu thương. Nhờ có bát cháo hành của Thi mà Chí như thức tỉnh mọi giác quan, nhận thức và lương tri. Chí cảm nhận được cuộc sống, tình yêu thương và lo sợ sự cô đơn khi về già. Khát khao hoàn lương, hướng thiện, mần nhân tính trong Chí Phèo có thể bị khuất lấp dập vùi nhưng sẽ không biến mất. Đó là một khát khao rất đỗi bình thường của một con người về một cuộc sống giản dị, hạnh phúc.
Nhưng rồi khát khao ấy của Chí đã không thể trở thành hiện thực bởi Thị đã cự tuyệt Chí, không chấp nhận sống chung với Chí. Ước mơ về một ngôi nhà hạnh phúc đã tan biến mà giờ đây Chí phải đối mặt với bi kịch đau đớn bi kịch bị từ chối, bi kịch bị cự tuyệt làm người lương thiện nó còn đau đớn hơn bi kịch trở thành lưu manh, quỷ dữ vì hắn triền miên cơn say hắn không biết khổ. Vì lương tri đã tỉnh Chí Phèo ý thức sâu sắc thực tại thân phận biết mà không làm được gì. Biến Chí Phèo thành lưu manh mà Bá Kiến là nhà tù thực dân. Và rồi người nông dân ấy đã chọn cách giết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Đó tưởng là lầm đường nhưng lại đúng hướng và là lựa chọn duy nhất. Đó là cái chết vừa sảng khoái mà lại rất đau đớn đó là cái giá để trở thành người lương thiện.
Chí Phèo nhân vật điển hình đã cho ta thấy rõ số phận người nông dân trước cách mạng bị xã hội phong kiến trà đạp, bị nhà tù thực dân làm cho than hóa, bị chính những định kiến xã hội cự tuyệt trở thành người lương thiện.
DÀN Ý: CÂU 2B BÀI VIẾT SỐ 4 LỚP 11: CHÍ PHÈO-NHÂN VẬT ĐIỂN HÌNH
1.MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm
Giới thiệu nhân vật Chí Phèo-nhân vật điển hình
2.THÂN BÀI
- Giải thích điển hình là chỉ hình tượng nhân vật có sự thống nhất cao độ giữa cái riêng và cái chung, mang nét riêng tiêu biểu cho một lớp người, loài người, nhưng lại vừa mang nét chung.
- Chí Phèo tiêu biểu cho người nông dân bị xã hội phong kiến, quan lại, nhà tù thực dân làm cho tha hóa.
- Từ người dân hiền lành trở thành kẻ lưu manh.
- Từ kẻ lưu manh trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại
- Chí Phèo với mong muốn trở lại làm người lương thiện nhưng lại bị chính xã hội cự tuyệt, bị mọi người ruồng bỏ, bị định kiến xã hội vây quanh không lối thoát
- Cuối cùng Chí Phèo chọn cách giết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình để được làm người lương thiện.
- Nam Cao từ đó là lên tiếng phê phán xã hội đã cướp đi quyền được làm người của con người, quyền được yêu thương, hạnh phúc của con người.
3.KẾT BÀI
Nêu suy nghĩ và bài học khi đọc hết tác phẩm và ấn tượng về hình tượng nhân vật Chí Phèo
BÀI LÀM CÂU 2B BÀI TẬP LÀM VĂN BÀI VIẾT SỐ 4 LỚP 11: CHÍ PHÈO - NHÂN VẬT ĐIỂN HÌNH
Nam Cao nhà văn tiêu biểu cho nền văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945 của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm Chí Phèo tuy viết về đề tài người nông dân một đề tài quen thuộc nhưng bằng tài năng, tấm lòng, tình cảm mà ông dành cho người nông dân mà Nam Cao đã khắc họa nên một Chí Phèo-nhân vật điển hình cho người nông dân.
Điển hình là chỉ hình tượng nhân vật có sự thống nhất cao độ giữa cái riêng và cái chung, mang nét riêng tiêu biểu cho một lớp người, loài người, nhưng lại vừa mang nét chung. Nhân vật Chí Phèo một nhân vật điển hình vừa có một nét riêng cho người nông dân mà vừa mang những nét cảu người dân Việt Nam lúc bấy giờ.
Chí Phèo một người nông dân điển hình bị mồ côi cha mệ từ nhỏ sống thiếu tình yêu thương và sự quan tâm của mọi người nên có một tâm hồn vô cùng bí ẩn khó mà đoán được. Chí thường đắm mình trong những cơn say để rồi tác giả giới thiệu nhân vật một cách gián tiếp qua tiếng chửi của nhân vật. Hắn chửi trời, chửi đất, chửi làng Vũ Đại, chửi những người không chửi nhau với hắn, chửi những người đã sinh ra hắn. Tiếng chửi lớp lang, bài bản, chửi từ cao đến thấp, từ xa đến gần, từ mênh mông đến sát sườn, từ vu vơ đến xác định. Tiếng chửi chưa chắc là của một người nát rượu, rượu chỉ là tác nhân, Chí Phèo không phải là tên say rượu ăn cân chửi quấy. Chí rơi vào bi kịch xa vào cảnh bế tắc cùng đường, bộc lộ nhu cầu giao tiếp nhưng lại phải chịu bi kịch bị hắt hủi, ruồng rẫy.
Chí Phèo với một ngoại hình điển hình không giống ai mang những nét rất riêng với cái đầu trọc lốc, răng cạo trắng hến, mắt đen gườm gườm, quần áo nái đen với áo tây vàng, ngực phanh ra đầy những nét chạm trổ. Chân dung kẻ lưu manh bất lương côn đồ, báo hiệu trước sự tha hóa về nhân tính.
Chí Phèo một người có nhân tính điển hình cho những kẻ lưu manh với mục đích khi ra tù là trả thù với cách thức chửi ngoa ngoắt, thô tục, tàn độc với việc rạch mặt ăn vạ thể hiện rõ cách trả thù của thằng lưu manh. Dẫn đến việc Chí Phèo đã thua bởi hắn dùng vũ khí hạ đẳng, vùng lên manh động và đơn độc. Nhưng chỉ bằng mấy lới nói ngon ngọt của Bá Kiến mà Chí Phèo đã nguôi nguôi còn làm theo lời hắn, trở thành tay sai chuyên đi đòi nợ cho hắn.
Chí Phèo từ một thành lưu manh trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại. Hắn đi đòi nợ thay Bá Kiến với mọi thủ đoạn rạch mặt ăn vạ, đổ thuốc sâu xuống ao cá nhà người ta với mọi thủ đoạn bất nhân bất nghĩa khiến người dân lãng Vũ Đại đã lảng tránh giờ đây con không dám đến lại gần Chí Phèo. Chí Phèo trong mắt học chẳng khác nào Bá Kiến thứ hai trà đạp lên cuộc sống của họ.
Nhưng Chí Phèo cũng là một con người cũng muốn cảm nhận được tình yêu thương. Nhờ có bát cháo hành của Thi mà Chí như thức tỉnh mọi giác quan, nhận thức và lương tri. Chí cảm nhận được cuộc sống, tình yêu thương và lo sợ sự cô đơn khi về già. Khát khao hoàn lương, hướng thiện, mần nhân tính trong Chí Phèo có thể bị khuất lấp dập vùi nhưng sẽ không biến mất. Đó là một khát khao rất đỗi bình thường của một con người về một cuộc sống giản dị, hạnh phúc.
Nhưng rồi khát khao ấy của Chí đã không thể trở thành hiện thực bởi Thị đã cự tuyệt Chí, không chấp nhận sống chung với Chí. Ước mơ về một ngôi nhà hạnh phúc đã tan biến mà giờ đây Chí phải đối mặt với bi kịch đau đớn bi kịch bị từ chối, bi kịch bị cự tuyệt làm người lương thiện nó còn đau đớn hơn bi kịch trở thành lưu manh, quỷ dữ vì hắn triền miên cơn say hắn không biết khổ. Vì lương tri đã tỉnh Chí Phèo ý thức sâu sắc thực tại thân phận biết mà không làm được gì. Biến Chí Phèo thành lưu manh mà Bá Kiến là nhà tù thực dân. Và rồi người nông dân ấy đã chọn cách giết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Đó tưởng là lầm đường nhưng lại đúng hướng và là lựa chọn duy nhất. Đó là cái chết vừa sảng khoái mà lại rất đau đớn đó là cái giá để trở thành người lương thiện.
Chí Phèo nhân vật điển hình đã cho ta thấy rõ số phận người nông dân trước cách mạng bị xã hội phong kiến trà đạp, bị nhà tù thực dân làm cho than hóa, bị chính những định kiến xã hội cự tuyệt trở thành người lương thiện.