Có nhiều người ăn rất nhiều mà vẫn không làm sao lên cân được; trong khi đó những người khác gần như chỉ hít thở thôi cũng thấy to ra. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy?
Tại sao một số người mắc chứng béo phì?
Bệnh béo phì là kết quả của sự tác động qua lại giữa những nhân tố di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền thay đổi tuỳ từng người nên tuỳ trường hợp, thường quyết định từ 30 đến 80% sự biến đổi thể trọng. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đã được định lượng và các chuyên gia đều thống nhất với các con số sau đây: nếu vợ chồng bạn có cân nặng “bình thường” hoặc có thân hình mảnh dẻ, thì khả năng con bạn sở hữu gen béo phì chỉ ở mức dưới 10%. Nếu một trong hai vợ chồng dư thể trọng thì nguy cơ thừa cân ở con tới khoảng 40%. Và nguy cơ đó có thể leo lên đến mức 80% nếu cả hai vợ chồng đều béo phì!
Tại sao vậy và làm sao chúng ta biết được điều đó? Ngày nay, những hiểu biết về phương diện di truyền của căn bệnh đó, một mặt tập trung vào chứng béo phì gọi là đơn gene, nghĩa là chỉ phụ thuộc vào một gene thôi, một chứng bệnh rất hiếm những việc nghiên cứu kỹ đã đem lại những bước tiến rõ rệt về sinh lý bệnh học của chứng béo phì và nhất là vai trò của leptin; mặt khác, người ta cũng nghiên cứu chứng béo phì di truyền gọi là đa gene, nghĩa là phụ thuộc nhiều gene, chính là căn nguyên của phần lớn bệnh béo phì thông thường.
Béo phì có thể bắt đầu rất sớm
Cô bé An có cân nặng 54 kg vào năm lên tuổi. Thay vì được chăm sóc tại nhà của bố mẹ, cô bé được đưa tới bệnh viện để trị liệu chứng béo phí với một chế độ ăn uống nghiêm ngặt.
Đối với các chuyên gia về dinh dưỡng và chống béo phì nhận định rằng có thể bố mẹ em đã mắc một số sai lầm nghiêm trọng trong việc kiểm soát chế độ ăn uống của em nhưng đúng ra là An mắc phải một dạng di truyền khá nặng về bệnh béo phì, với sự thiếu hụt hormon khiến cơ chế điều chỉnh cảm giác no, đói của em bị rối loạn hoàn toàn.
Theo quan điểm này thì thông thường những nghiên cứu về trẻ song sinh nói lên nhiều điều: đối với trẻ song sinh đồng hợp tử (khi một trứng kết hợp với một t.inh tr.ùng nhưng lại sinh ra hai bào thai) thì hai đứa bé sẽ có vóc dáng gần như nhau, khác với trường hợp song hợp tử nghĩa là hình thành từ hai trứng phân biệt, mỗi trứng kết hợp với một t.inh tr.ùng thì hai đứa bé được thụ hưởng tính di truyền khác nhau.
Mặt khác, bạn cũng biết rằng có những người ăn uống rất đủ chất mà vẫn gầy gò còn những ngườikhác dù ăn uống có thiếu thốn mà vẫn trở nên béo mập. Và bạn cho rằng như thế là không công bằng! Đúng vậy, có những gia đình toàn người béo và những gia đình toàn người gầy, rất hiếm khi sinh ra được một đứa con béo tốt.
Điều phân biệt giữa một đứa trẻ phàm ăn với một đứa trẻ ăn uống nhỏ nhẹ chính là cảm giác chán ăn: tính háu ăn của đứa trẻ liên quan đến gen, do tính di truyền tác động đến sự điều tiết ăn uống. Nói cách khác, có một số cơ thể luôn phát ra tín hiệu không đúng lúc: Thôi đủ rồi!
Trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta có một lớp nucleotit (những yếu tố cấu thành phân tử AND hay ARN là nhiễm sắc thể của chúng ta) quyết định lượng mỡ dự trữ. Lẽ tự nhiên là cơ thể có xu hướng đạt tỉ lệ cao nhất về lượng dự trữ, là điều rất dễ dàng trong xã hội khá dồi dào thức ăn của chúng ta.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có bố mẹ béo mập, thì năm 4 tuổi đứa bé đã có sự chuyển hóa cơ bản (tiêu hao năng lượng liên quan với hoạt động của các cơ quan, với sự tái tạo các tế bào, không kể tiêu hai cho các hoạt động có chủ định) ít hơn 10% so với các cháu có bố mẹ hợp chuẩn.
Mức chuyển hóa cơ bản thấp đó khiến nguy cơ đứa trẻ béo mập tăng cao bởi việc lập trình quá trình tiêu hao năng lượng làm cho chúng thành ít nhiều quan trọng.
Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet sống khỏe trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề Sức nặng của gene đối với bệnh béo phì (Kỳ 2).
Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet sống khỏe bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.
Source:wikicabinet sống khỏe
Tại sao một số người mắc chứng béo phì?
Bệnh béo phì là kết quả của sự tác động qua lại giữa những nhân tố di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền thay đổi tuỳ từng người nên tuỳ trường hợp, thường quyết định từ 30 đến 80% sự biến đổi thể trọng. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đã được định lượng và các chuyên gia đều thống nhất với các con số sau đây: nếu vợ chồng bạn có cân nặng “bình thường” hoặc có thân hình mảnh dẻ, thì khả năng con bạn sở hữu gen béo phì chỉ ở mức dưới 10%. Nếu một trong hai vợ chồng dư thể trọng thì nguy cơ thừa cân ở con tới khoảng 40%. Và nguy cơ đó có thể leo lên đến mức 80% nếu cả hai vợ chồng đều béo phì!
Tại sao vậy và làm sao chúng ta biết được điều đó? Ngày nay, những hiểu biết về phương diện di truyền của căn bệnh đó, một mặt tập trung vào chứng béo phì gọi là đơn gene, nghĩa là chỉ phụ thuộc vào một gene thôi, một chứng bệnh rất hiếm những việc nghiên cứu kỹ đã đem lại những bước tiến rõ rệt về sinh lý bệnh học của chứng béo phì và nhất là vai trò của leptin; mặt khác, người ta cũng nghiên cứu chứng béo phì di truyền gọi là đa gene, nghĩa là phụ thuộc nhiều gene, chính là căn nguyên của phần lớn bệnh béo phì thông thường.
Béo phì có thể bắt đầu rất sớm
Cô bé An có cân nặng 54 kg vào năm lên tuổi. Thay vì được chăm sóc tại nhà của bố mẹ, cô bé được đưa tới bệnh viện để trị liệu chứng béo phí với một chế độ ăn uống nghiêm ngặt.
Đối với các chuyên gia về dinh dưỡng và chống béo phì nhận định rằng có thể bố mẹ em đã mắc một số sai lầm nghiêm trọng trong việc kiểm soát chế độ ăn uống của em nhưng đúng ra là An mắc phải một dạng di truyền khá nặng về bệnh béo phì, với sự thiếu hụt hormon khiến cơ chế điều chỉnh cảm giác no, đói của em bị rối loạn hoàn toàn.
Theo quan điểm này thì thông thường những nghiên cứu về trẻ song sinh nói lên nhiều điều: đối với trẻ song sinh đồng hợp tử (khi một trứng kết hợp với một t.inh tr.ùng nhưng lại sinh ra hai bào thai) thì hai đứa bé sẽ có vóc dáng gần như nhau, khác với trường hợp song hợp tử nghĩa là hình thành từ hai trứng phân biệt, mỗi trứng kết hợp với một t.inh tr.ùng thì hai đứa bé được thụ hưởng tính di truyền khác nhau.
Mặt khác, bạn cũng biết rằng có những người ăn uống rất đủ chất mà vẫn gầy gò còn những ngườikhác dù ăn uống có thiếu thốn mà vẫn trở nên béo mập. Và bạn cho rằng như thế là không công bằng! Đúng vậy, có những gia đình toàn người béo và những gia đình toàn người gầy, rất hiếm khi sinh ra được một đứa con béo tốt.
Điều phân biệt giữa một đứa trẻ phàm ăn với một đứa trẻ ăn uống nhỏ nhẹ chính là cảm giác chán ăn: tính háu ăn của đứa trẻ liên quan đến gen, do tính di truyền tác động đến sự điều tiết ăn uống. Nói cách khác, có một số cơ thể luôn phát ra tín hiệu không đúng lúc: Thôi đủ rồi!
Trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta có một lớp nucleotit (những yếu tố cấu thành phân tử AND hay ARN là nhiễm sắc thể của chúng ta) quyết định lượng mỡ dự trữ. Lẽ tự nhiên là cơ thể có xu hướng đạt tỉ lệ cao nhất về lượng dự trữ, là điều rất dễ dàng trong xã hội khá dồi dào thức ăn của chúng ta.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có bố mẹ béo mập, thì năm 4 tuổi đứa bé đã có sự chuyển hóa cơ bản (tiêu hao năng lượng liên quan với hoạt động của các cơ quan, với sự tái tạo các tế bào, không kể tiêu hai cho các hoạt động có chủ định) ít hơn 10% so với các cháu có bố mẹ hợp chuẩn.
Mức chuyển hóa cơ bản thấp đó khiến nguy cơ đứa trẻ béo mập tăng cao bởi việc lập trình quá trình tiêu hao năng lượng làm cho chúng thành ít nhiều quan trọng.
Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet sống khỏe trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề Sức nặng của gene đối với bệnh béo phì (Kỳ 2).
Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet sống khỏe bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.
Source:wikicabinet sống khỏe