Khái niệm điển cố, điển tích

Ắt hẳn mọi người đã nghe thấy khá nhiều về khái niệm này. Đặc biệt trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đây được coi như một nét đặc trưng. Nếu phân tích Truyện Kiều mà không biết đến các điển cố điển tích trong truyện sẽ rất khó hiểu hết dụng ý của tác giả.

Vậy như thế nào gọi là điển cố điển tích?

Điển cố nghĩa là những tích truyện xưa (cũng gọi là điển tích) ; thường là kể về các tấm gương anh hùng, các tấm gương đạo đức, hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử, những câu thơ, văn kinh điển trong các tác phẩm văn học có trước.

Điển cố điển tích thường dùng để giáo dục, gợi nhắc con người thông qua những tấm gương thời xưa: Hiếu thảo, nghĩa tình huynh đệ, phụ mẫu, trung thành..

Người ta cho rằng lấy những điển tích kinh điển trong lịch sử làm tham chiếu để luận giải là một cách rất tốt để làm sáng tỏ cái ý mà mình muốn biểu đạt. Do vậy, việc nhắc đến điển cố trong thơ và văn được sử dụng nhiều; cũng được xem như một chuẩn mực. Đồng thời lấy đó để tự soi xét chính mình.

Lấy điển cố điển tích để xây dựng câu thơ, câu văn, đắp nặn cho hình tượng nhân vật, tạo bối cảnh cho câu văn thơ, ám chỉ hàm nghĩa sâu xa, chứa đựng tâm tư của tác giả..

Dạng điển cố điển tích rất ngắn gọn, đôi khi chỉ gói gọn trong 2 từ. Muốn nhận biết điển cố điển tích khá khó.

Ví dụ:

Sở Khanh - Kẻ này chắc mọi người biết rồi, là một gã ăn chơi dâm loạn, chuyên đi lừa gái lầu xanh. Là nhân vật trong Truyện Kiều. Kiều đã tin lòng Sở Khanh và bị Sở Khanh đánh lừa trong tình yêu. Điển cố điển tích này muốn nói đến những kẻ trăng hoa, luôn lừa bịp, dụ dỗ con gái để họ làm theo mục đích của mình.

Điển cố điển tích là gì? MUjKVuC

Đặc điểm của điển cố điển tích:

Tính liên tưởng: Điển cố điển tích móc nối với các câu chuyện thời xưa nên bối cảnh của nó thường khiến người đọc liên tưởng tới những chuyện nổi bật thời xưa. Đùa chứ, ai thâm thúy mà lỗi mấy câu đó ra chửi, nghe không biết mà về tra chắc tức ói máu.

Tính cô đọng, giàu hàm súc: Chỉ chứa đựng trong hai từ cũng vô vàn cái nghĩa trong đó.

Tính linh hoạt: Cùng 1 nội dung điển cố có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

"Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng."

Bể dâu là một biến thể của điển cố nguyên gốc "thương hải tang điền", chỉ sự thay đổi của cuộc đời. Điển này được mượn từ sách Liệt tiên truyện. Trong văn bản Nôm, đã thấy có sự kết hợp "bể dâu" (dịch nghĩa của "tang điền") với yếu tố cấu tạo danh ngữ "cuộc" tạo thành kết cấu danh ngữ "cuộc bể dâu". Đây là một dạng biến thể của điển cố được dùng trong văn học Nôm. Một số điển ngữ khác lại được hình thành do tóm lược nội dung của điển Hán, trích lấy những từ ngữ chính trong tích chuyện gốc Hán, ví dụ điển Nôm Án họ Mạnh vốn được lấy từ điển Hán "tề mi" hay "cử án tề mi" trong sách Hậu Hán thư. Câu chuyện nói về tình cảm và sự tôn trọng của nàng Mạnh Quang đối với người chồng.

Tính khái quát: Thông qua một từ ngữ ngắn gọn, điển cố dẫn người đọc vào thế giới cổ xưa, đi đến một ý nghĩa chung, khái quát cho hình ảnh đấy. Tính khái quát của điển cố còn thể hiện ở việc một điển cố còn có thể mang nhiều ý nghĩa, khái quát cho những tính chất và hình tượng khác nhau có mối liên quan gần gũi.

Cách khai thác điển cố trong văn học: Tìm hiểu cách khai thác điển cố ở 2 khía cạnh: Ý nghĩa và nguồn gốc xuất xứ của điển.

Điển cố điển tích có 2 nghĩa cơ bản: Nghĩa đen và nghĩa bóng.

Nghĩa đen được hiểu là nghĩa của điển ngữ, ghi lại hình ảnh, cụ thể, sinh động về sự vật. Nghĩa bóng là nghĩa được dùng trong điển cố, mang tính khái quát, trừu tượng, có khi dùng để ám chỉ một sự vật, một tính chất, một hành động.

Muốn hiểu đầy đủ điển cố điển tích phải tìm hiểu rất kĩ những câu chuyện xưa và hiểu được ý ẩn dụ trong đó.

Ngày nay người ta nhắc đến điển cố điển tích nhưng lại không biết đó là điển cố điển tích. Điển cố khá khó phân biệt.

Ví dụ:

Khổng Dung chọn lê

Câu chuyện kể về một cậu bé hiếu lễ tên Khổng Dung được kể trong "Tam Tự Kinh" – tác phẩm gồm những đoạn kinh chỉ gồm 3 chữ đơn giản ghép với nhau, được biên soạn từ thời nhà Tống dùng để dạy trẻ em về các nguyên tắc đạo đức cũng như văn học, lịch sử và một vài chủ đề khác.

Khổng Dung có một số anh trai và chị gái. Một ngày nọ, gia đình cậu nhận được một giỏ quà đầy lê ngon, và cha cậu đã cho phép cậu là người đầu tiên được chọn lê trong giỏ.

Khổng Dung đã ngay lập tức chọn quả lê nhỏ nhất. Cha ông bảo: "Con trai, sao con lại chọn quả lê nhỏ thế sao không lấy quả to hơn?"

Khổng Dung trả lời cha: "Con nhỏ tuổi nhất nên con nên lấy quả nhỏ nhất. Anh, chị lớn tuổi hơn con nên quả to là để cho họ".

Chỉ mới lên bốn tuổi, Khổng Dung đã thể hiện đức tính tôn trọng người hơn tuổi và luôn kính nhường họ với sự lịch thiệp và lễ nghi đúng đắn.

Do tấm lòng tốt bụng, trung thực và sự kính nhường cũng như luôn nghĩ tới người khác, gia đình Khổng Dung luôn xem ông là người tình cảm và hiếu thảo đặc biệt.

Tác phẩm có nhiều điển cố điển tích nhất mình từng xem là Truyện Kiều:

"Dâng thư đã thẹn nàng Oanh

Lại thua ả Lí bán mình hay sao"

Nàng Oanh, Ả Lý.

"Bấy lâu nghe tiếng má đào

Mắt xanh chưa để ai vào có không?"

Mắt xanh.

"Tựa cửa hôm mai", "quạt nồng ấp lạnh", "Sân Lai", "gốc tử"..