Trồng hoa hồng

Cách trồng Hoa Hồng GkOeSrv


Cây hoa Hồng rất khó trồng nhưng nếu ta nắm vững được phần kỹ thuật, trong đó môi trường sống phải thích hợp, thì vẫn có thể trồng được loại cây này. Bằng chứng cho thấy có những giống Hồng quý được nhập từ nước ngoài hop về, theo Catalogue hoa vừa to vừa sặc sỡ.

Khí hậu cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của cây Hồng. Đa số giống Hồng rất chịu nắng, ánh nắng trong ngày chiếu càng nhiều giờ càng tốt. Do đó, trồng Hồng nên trồng nơi thoáng đãng. Trong mùa nắng Hồng ít bị sâu bệnh tấn công, cây rất sung sức, ra hoa nhiều và sắc hoa tươi tắn. Có điều mùa nắng phải tưới nước đầy đủ, nên tưới nhiều lần, nếu không cây sẽ bị xuống sức, dẫn đến chết héo.

Hoa Hồng cũng chịu mưa, nhưng lượng mưa trung bình từ 1500mm đến 2000mm mới thích hợp. Mưa nhiều và mưa kéo dài, thì Hồng càng bị nhiều loại nấm và sâu bệnh tấn công. Hoa Hồng lại không chịu úng ngập, do đó trồng Hồng phải khai thông mương rãnh giúp việc thoát nước hữu hiệu.

Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng tốt của cây Hồng là từ 18 đến 25°C. Trồng vào vùng có độ ẩm không khí cao, có mùa đông khá lạnh mới tốt. Vì như chúng ta đã biết, gốc tích của hoa Hồng ở vùng Cận Đông, vùng có khí hậu nóng, nhưng lại có mùa Đông băng tuyết lạnh lẽo.

Cây hoa Hồng khá yếu ớt, chỉ đứng vững được trước gió nhẹ (3m/ giây), vì vậy vào những tháng mưa to gió lớn, cần phải có nhiều que chống đỡ mới được.

1. Đất trồng hoa Hồng:

Cây hoa Hồng không quá kén đất trồng, dù đó là đất đồi, đất sét pha, cát pha, đất mới được khai phá.. ra sao Hồng vẫn sống được, chỉ cần đất phải giàu chất dinh dưỡng và thật tơi xốp mới tốt. Và lưu ý rằng đất trồng Hồng không được nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Ngày nay, người ta trồng Hồng bằng chất liệu tự chế gồm có trấu, tro trấu, mạt cưa, rơm rạ vụn nát, gạch loại xấu có độ xốp được đập vụn ra.. Những chất liệu trên vừa nhẹ, vừa xốp giúp cho bộ rễ của hoa Hồng có nơi bám víu vào để phát triển dễ dàng, được dùng với lượng nhỏ rồi đem trộn chung với đất và phân hữu cơ để tạo chất dinh dưỡng nuôi cây.

Hoa Hồng chịu nắng, cho nên vùng đất trồng Hồng phải thoáng đãng, không bị che rợp để được đón nhận ánh sáng nhiều giờ mới tốt.

Thêm một chi tiết nữa không kém phần quan trọng là đất trồng hoa Hồng phải có độ ẩm 60 đến 70%; vì vậy trong mùa nắng, ta cần phải tưới vài ba lần mới đủ sức giữ ẩm cho cây.

Cách trồng Hoa Hồng FjXHLaX


2. Việc bón phân:

Đất trồng Hồng phải vừa xốp vừa đủ chất bổ dưỡng thì cây mới sinh trưởng tốt, mới sai hoa, hoa lớn và màu sắc tươi tắn được.

Từ lâu ông bà mình trồng Hồng bằng phân hữu cơ, gồm có phân chuồng và phân bổi, tức phân rác. Với phân chuồng thì ngày trước chỉ dùng có phân ngựa. Sau này do trồng với số lượng nhiều, nên ngoài phân ngựa, còn trộn thêm phân trâu bò, heo gà.. và cả phân tro trấu nữa. Cây hoa Hồng tỏ ra thích hợp với loại phân hữu cơ này vì cây hoa Hồng thích nghi với loại đất tơi xốp, mà phân hữu cơ lại làm xốp đất.

Ngoài việc dùng phân hữu cơ bón lót ra, khi cần bón thúc thì dùng phân cá hay phân bánh dầu pha với nước để tưới vào gốc.

Ngày nay, việc bón thúc cho Hồng, các nhà vườn dùng phân hóa học, tức phân vô cơ, như phân NPK hoặc DAP. Với phân hóa học bón thúc, hoa Hồng sẽ phát triển nhanh, ra hoa lớn và màu sắc đạt yêu cầu hơn.

Cách trồng Hoa Hồng B4HeL7F


3. Nước tưới:

Cây hoa Hồng rất cần nước tưới, nhưng cũng tùy theo từng trường hợp để việc tưới nước có hiệu quả hơn. Mùa nắng mỗi ngày nên tưới hai lần: Sáng sớm trước 9 giờ và buổi chiều trước 5 giờ. Nếu gặp ngày nắng gắt nên tưới thêm buổi trưa và cữ tưới này phải tưới thật đẫm, nếu không đất sẽ nóng lên làm cây chết. Ban đêm không nên tưới nước, vì nước đọng trên lá sẽ là cơ hội tốt cho các loài nấm mốc xâm nhập. Vào mùa mưa, những ngày nắng gắt thì mới cần tưới nước cho cây.

Cách trồng Hoa Hồng VeD9nlL


4. Chăm sóc

Việc chăm sóc cho cây hoa Hồng phải được cập nhật mỗi ngày, như vậy mới bảo đảm được sự sống mạnh cho cây. Việc chăm sóc không đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Ta có thể phối hợp một việc thành đôi ba việc. Chẳng hạn lợi dụng khi tưới nước thì tiện tay nhổ bỏ cỏ dại hoặc bắt sâu..

Diệt cỏ dại:

Môi trường sống của cây hoa Hồng rất thích hợp với sự nẩy nở của cỏ dại. Đất vừa ẩm vừa nhiều chất bổ dưỡng đã làm cho cỏ dại mọc nhanh. Nếu không tìm cách trừ tuyệt thì cỏ sẽ tranh giành thức ăn với cây trồng, sự tốn kém không sao tránh được.

Nếu trồng Hồng đại trà thì nên làm cỏ đúng định kỳ. Còn trồng trong giỏ, trong chậu thì nên nhổ hàng ngày hoặc hàng tuần.

Cắt tỉa

Trồng hoa Hồng không phải chỉ để thưởng thức hoa không thôi, mà còn ngắm vẻ đẹp của dáng cây nữa. Cây Hồng gọi là đẹp khi thân và nhánh mập mạp, tán lá xum xuê.. Cây xấu là cây ốm yếu cao nhồng, lại có những cành khô, cành còi cọc yếu ớt. Vì vậy việc cắt tỉa để tạo dáng đẹp cho cây Hồng là việc cần làm.

Tùy theo giống mà hoa tàn mau hay tàn lâu. Trung bình hoa Hồng nở được bốn năm ngày thì tàn. Khi hoa tàn thì nên dùng dao bén hay kéo cắt bỏ. Nên cắt một đoạn dài từ hoa xuống đến ba bốn đốt lá. Khoảng mười ngày sau khi cắt cành, nhiều tược non sẽ nhú ra và hầu hết những tược này khi trưởng thành sẽ đơm hoa cả.

Thường mỗi cành đơm một đóa hoa, nhưng cũng có cành trổ đến ba hoa. Tất nhiên, trong trường hợp này đóa hoa trên cùng lớn nhất và hai hoa phát ra từ nách lá kế dưới là hoa phụ, nhỏ hơn. Để cho hoa trên cùng được phát triển hết mức thì ta phải hy sinh ngắt bỏ hai hoa phụ, chất bổ dưỡng của cây sẽ dồn vào nuôi hoa chính.

Khi cây Hồng ra hoa được năm bảy đợt, tức cây cả già), ta nên cắt bỏ hết các cành, chỉ chừa đoạn gốc khoảng tốc để cây phát ra những chồi non mới, mọc mạnh như một cây Hồng mới vậy.

Cách trồng Hoa Hồng A2lquoF


5. Cách trồng hoa Hồng vô chậu:

Nhiều người than phiền mua giỏ Hồng về rồi sang 1 chậu kiểng để trồng thì mười cây may ra chỉ sống được hai ba cây, mà vẫn thắc mắc không hiểu tại sao!

Như đã nói ở trên, đất ươm cây Hồng trong giỏ là đất xốp, nhẹ vì có khoảng 1/3 đến phân nửa là chất giá thể, như tro trấu chẳng hạn. Chất giá thể này giúp cho rễ Hồng bám chắc vào và phát triển nhanh. Khi sang cây Hồng từ giỏ ương qua chậu nếu nhấc không nhẹ tay thì bầu đất sẽ bung ra khiến cây mất sức mà chết dần. Vì vậy, tốt hơn hết là ta vẫn giữ nguyên cái giỏ tre như vậy, rồi khéo tay xé bỏ lớp ny lông bọc ngoài bầu đất, xong đặt giỏ vào chậu và phủ đất thêm vào. Sau một thời gian, giỏ tre sẽ mục nát biến thành phân nuôi cây.

Trồng theo cách này, bộ rễ Hồng không bị ảnh hưởng gì cả, chúng sống trong chậu cũng như sống trong giỏ mà thôi. Có điều cẩn thận hơn, ta nên dùng những thanh tre nhỏ để chống đỡ những cành Hồng, không để cho gió đung đưa làm lay gốc.

Mặt khác, khi trồng Hồng vô chậu, mặt đất trong chậu phải thấp hơn thành chậu vài ba phân mới tốt. Như vậy, nước tưới khỏi tràn ra ngoài, kéo theo chất dinh dưỡng trôi ra luôn. Cách vun gốc cao quá thành chậu mà nhiều người tưởng làm như vậy sẽ cung cấp được nhiều thức ăn cho cây, điều đó không đúng.

Cách trồng Hoa Hồng 2XxpptA


7. Thu hoạch và bảo quản hoa Hồng

Muốn cắt cành Hồng để chưng hay để bán ta nên cắt vào sáng tinh sương hoặc sau 5 giờ chiều, đó là lúc khi trời mát mẻ, cành hoa đang căng tràn nhựa, nhờ đó mà hoa sẽ lâu tàn. Nếu cắt hoa để bán vào buổi chợ sáng mai, thì nên cắt lúc chiều hôm. Cắt xong, xếp hoa lại thành từng bó nhỏ, đặt thẳng đứng vào thùng nước sạch để hoa được tươi lâu.

Cắt hoa để bán nên cắt khi hoa còn búp là vừa, những hoa đã nở bung cánh rồi sẽ bán không được giá vì hoa đó sớm tàn. Nghệ thuật cắt cành Hồng là giữ vết cắt khỏi bị giập nát, muốn vậy ta phải sử dụng dao hay kéo thật bén và vết cắt nên vát xéo, tạo được bề mặt hút nước của cuống hoa rộng hơn, giúp hoa tươi lâu hơn.

Cách trồng Hoa Hồng 1vJ5lNo

Cách trồng Hoa Hồng PPcw99h