Hướng dẫn làm bài văn phân tích người đi đường trong bài thơ đi đường lớp 8 hay nhất. Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng hết lòng vì nước vì dân trên con đường tìm kiếm tự do cho dân tộc, giải phóng con dân khỏi ách đô hộ của giặc ngoại xâm, Bác còn là một nghệ sĩ đa tài trên con đường văn thơ. Với nhiều áng văn, thi phẩm phong phú, tiêu biểu như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Những trò lố Varen hay Phan Bội Châu, Thướng sơn... và chúng ta không thể không nhắc đến Tẩu Lộ ( đi đường). Đi đường là một bài thơ tiêu biểu mà Bác làm trong hành trình bị giải hết nhà lao này đến nhà lao khác ở Trung Quốc. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, nó đã trở thành một chỉ dẫn giúp ta tìm đến con đường của vị lãnh tụ đã từng đi qua, vất vả và gian lao. Dưới đây là bài văn hướng dẫn phân tích phân tích hình ảnh người đi đường trong bài thơ Đi Đường lớp 8 hay nhất để các bạn tham khảo và làm một bài văn thật hay nhé.

BÀI LÀM 1 PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG TRONG BÀI THƠ ĐI ĐƯỜNG LỚP 8 HAY NHẤT

Bài thơ "Đi đường" là đứa con tinh thần quý báu của Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Có thể nói thi phẩm ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: khi Bác bôn ba và bị bắt giam bên Trung Quốc, bằng chính những trải nghiệm của mình, Bác viết tập thơ "Ngục trung nhật kí" và "Đi đường" là một trong số đó. Bài thơ sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, được dịch ra thể lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"

Từ câu thơ đầu tiên, ta đã thấy rõ cách biểu đạt cùng lối văn giản dị của Bác Hồ:

"Đi đường mới biết gian lao".

Nhấn để mở rộng...

"Đi đường" nghe có vẻ bình thường nhưng quả thực khi trong hoàn cảnh tay chân bị gông cùm xiềng xích ta mới thực sự hiểu "đi đường" là bị giải đi đường, là đi đày. Bác mặc dù không sử dụng nhiều hình ảnh đặc tả liên quan nhưng chúng ta ít nhiều hiểu được bối cảnh lịch sử, tuy thơ không tái hiện cảnh Bác bị giải đi từ nhà lao này đến nhà lao khác, sống giữa cảnh đói rét và đọa đày. Cụm từ "mới biết" nghe như đang kể lại một cách khiêm tốn nhưng chất chứa ở bên trong biết bao khó khăn sóng gió mà Bác đã phải trải qua. Như thế, câu đầu trong bài "Đi đường" không chỉ là sự đúc kết kinh nghiệm trong một cuộc đi đường , mà còn chứa đựng một thái độ đánh giá, nhận thức được suy nghĩ suốt chặng đường bị tù đày và cả trên con đường giải phóng, tìm tự do cho dân tộc. Đến với câu thứ hai cảnh thiên nhiên xuất hiện:

"Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".

Nhấn để mở rộng...

Từng lớp núi cao xen nhau, trải dài nối tiếp mà Bác phải đi qua trên đường giải lao. Núi diễn ta những khó khăn và gian lao khắc khổ mà Bác phải đối mặt. Phía trước là núi phía sau lưng cũng là núi, trập trùng những khó khăn, dường như chúng dài vô tận, cũng lẽ thế mà nỗi khổ cũng kéo dài triền miên không biết bao giờ mới chấm dứt. Câu thơ thứ hai như diễn dải ý của câu thơ thứ nhất. Đường đi đâu phải dễ mà toàn là núi cao trắc trở cản bước người tù đeo trên vai là những xiềng xích. Đến hai câu cuối, cảnh thiên nhiên lại được Bác miêu tả rõ rệt hơn:

"Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"

Nhấn để mở rộng...

Những dãy núi cao không chỉ trải dài mà còn "lên đến tận cùng" cũng chính là lúc người tù gặp tột cùng những khó khăn. Con người giữa thiên nhiên vũ trụ trở nên nhỏ bé. Tuy vậy nhưng con người có ý chí có quyết tâm rốt cuộc cũng leo đến tận đỉnh núi sau muôn vàn những dốc cao dốc thấp. Người đi đường tưởng chừng tản bộ ngắm núi nhưng thật sự phải đối mặt muôn vàn khó khăn, tuy vậy, người tù vẫn làm chủ được thiên nhiên. Lúc ấy người ta thu vào tầm mắt tất cả cảnh vật xung quanh, trong câu thơ có niềm vui khôn xiết của một con người đã vượt qua tất thảy khó khăn, khổ ải để có thể tận hưởng được cảnh nước non mây trời, cảnh giang sơn xã tắc trên đỉnh cao , đó là sự chiến thắng.

Bài thơ Đi Đường của vị cha già kính yêu của dân tộc không còn là một bài thơ miêu tả cảnh thông thường mà nó còn khắc họa hình ảnh người đi đường, với những nét phát họa rất giản dị mà lãng mạn vô cùng. Tạo cho bài thơ một sức cuốn hút riêng biệt.

BÀI LÀM 2 PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG TRONG BÀI THƠ ĐI ĐƯỜNG LỚP 8 HAY NHẤT.

“Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh từ lâu đã trở thành viên ngọc sáng trong kho tàng văn học Việt. Tập nhật kí chính là chân dung tinh thần Bác. Hình ảnh người đi đường tròng bài thơ “Đi đường được trích trong tập nhật kí là khái quát chân dung của Người trên con đường cách mạng gian truân.

Trước khi hình ảnh con người xuất hiện là hình ảnh về con đường:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

(Đi đường mới biết gian lao)

Nhấn để mở rộng...

Không miêu tả trực tiếp về con đường mà Bác chỉ gợi ra một triết lí không hể chối cãi đó là “Đi đường mới biết gian lao”. Đúng là chỉ có người đi đường, trực tiếp đối mặt với những nguy hiểm, chướng ngại vật trập rung trên con đường ấy thì mới cảm nhận hết được nỗi gian lao đích thực. Cụm từ: “Tẩu lộ” được lập lại hai lần như để nhấn mạnh hình ảnh về con đường cùng hành động đi đường. Khi này, Hồ Chủ Tịch đang trên đường bị giải lao, con đường trước tiên chính là con đường thực, trập trùng những hiểm trở:

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng)

Nhấn để mở rộng...

Con đường mà Người đang phải vượt đâu chỉ là những con đường xấu, gồ ghề mà là đường đồi núi cao, hiểm trở trập trùng không chỉ gian nan mà còn là nguy hiểm cận kề. Từ “trùng” được điệp lại nhiều lần gợi cho ta cảm giác về những dãy núi cao trập trùng, hết dãy này đến dãy khác, cứ đi mãi, đi mãi mà cảm giác không sao đi hết được vì cứ vượt qua được dãy núi này thì lại xuất hiện một dãy núi khác đòi hỏi ta lại phải vượt qua. Nếu ở câu trên, hình ảnh về những dãy núi được mở ra theo chiều rộng thì câu dưới lại đươc mở ra đồ sộ theo chiều cao. Núi không chỉ nhiều, trùng điệp khắp nơi mà còn cao mãi, dựng đứng lên đến tận cùng vô cùng khó để vượt qua. Trên con đường nhiều gian lao như vậy, con người ta rất dễ nản trí bởi đã cố gắng vượt qua một dãy núi hiểm trở xong lại thêm một dãy khác hiện ra giống như một chuỗi gian nan không hề có điểm dừng. Thế nhưng, ở câu cuối hình ảnh người đi đường hiện lên không hề chán nản mà thậm chí vinh quang:

Vạn lý dư đồ cố miện gian.

(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non)

Nhấn để mở rộng...

Không còn hình ảnh của một người tù bị áp giải mà lúc này, Người như đã trở thành một du khách phiêu diêu đang đứng giữa đất trời, sảng khoái, hít căng lồng ngực mình mà tận hưởng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp sau khi đã vượt qua tất cả những dãy núi cao hiểm trở kia. Nếu ở những câu thơ trước, hình ảnh thiên nhiên bao la rợn ngợp, che lấp hình ảnh người đi đường thì câu thơ cuối bài con người không còn nhỏ bé bị thiên nhiên làm cho khiếp sợ mà trở nên cao lớn, hào sảng, hiên ngang vô cùng. Và đây cũng là tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên nơi người chiến sĩ cách mạng vĩ đại không bao giờ mất niềm tin vào cuộc đời.

Từ hình ảnh người đi đường trong bài ta liên tưởng đến con người trên con đường đời rộng lớn. Con đường đời hay con đường cách mạng đều nhiều gian truân dài rộng nhưng nếu con người ta quyết chí đi đến cùng, phía cuối nó chính là cả một không gian thành quả rộng lớn cho ta mãn nguyện, hạnh phúc.

Hình ảnh người đi đường hiện lên thật nhiều gian lao mà cũng lắm vinh quang khi đã có bản lĩnh vượt qua mọi gian lao ấy. Từ hình ảnh ấy, triết lí về con đườn dài rộng của cuộc đời hiện lên và ta như thấy bóng dáng của người đi đường trong hành trình phía trước của mỗi chúng ta.