Đây là 1 trong những câu tục ngữ khá quen thuộc với các bạn học sinh. Nó cũng là khẩu hiệu được để ở rất nhiều trường học để răn dậy học sinh phải biết tôn trọng lễ phép với thầy cô học làm người trước khi học các kiến thức bổ ích để trưởng thành và bước vào cuộc sống. Dưới đây là 1 đoạn văn ngắn giải thích câu tục ngữ này dễ hiểu và hay để các bạn tham khảo nhé. Các bạn cũng có thể dựa vào đoạn văn này để tự viết cho mình 1 bài văn hoàn chỉnh về nghị luận hoặc văn giải thích câu tục ngữ này.
Đoạn văn giải thích mẫu câu Tiên học lễ hậu học văn
Đạo đức luôn là thước đo giá trị của mỗi con người, ai cũng cần có đạo đức tốt trước khi bắt đầu một điều gì đó, vậy nên ông cha ta đã có câu “Tiên học lễ hậu học văn” . Câu tục ngữ chia làm hai vế, với hai trạng từ chỉ thứ tự, “tiên học lễ” tức là cần phải học cách cư xử, đối nhân xử thế, học làm người, học những điều thuộc về đạo đức đúng đắn trước tiên, sau đó mới “hậu học văn” tức là học văn hóa, kiến thức, mở rộng hiểu biết, tri thức. Như vậy, ông cha ta đã đề cao vai trò của việc rèn luyện đạo đức so với học tập văn hóa, con người ta cần phải học cách đối nhân xử thế trước khi mở rộng tầm hiểu biết của mình. Điều này là hoàn toàn đúng đắn và giàu ý nghĩa. Trong cuộc sống, đôi khi sự thành công không phải phụ thuộc vào việc bạn giỏi đến mức nào, có năng lực sâu rộng ra sao mà người khác sẽ đánh giá ở việc cách bạn ứng xử, giao tiếp, đạo đức của bạn. Nếu bạn tài giỏi nhưng lại vô đạo đức, sống ích kỉ, kênh kiệu, khinh thường người khác, làm những điều sai trái thì năng lực của bạn cũng sẽ không được công nhận. Nhưng với những người có đạo đức tốt, biết đối nhân xử thế thì sẽ luôn được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng, giúp đỡ dù cho bản thân ta không tài giỏi. Một đứa trẻ sinh ra, thứ đầu tiên chúng được học chính là cách làm người, biết kính trên nhường dưới, giúp đỡ cha mẹ,...Khi tu dưỡng đạo đức tốt, nó sẽ là nền tảng vững chãi từ việc cộng hưởng của sự quan tâm, ủng hộ , giúp đỡ của những người xung quanh và đức tính kiên trì, quyết tâm mà đã được tu dưỡng để ta tiếp nhận tri thức. Ngược lại, nếu không có nền tảng lễ nghi ấy, con người ta sẽ trở thành người vô nhân phẩm, mang lại hiểm nguy cho xã hội, không được chào đón trong cuộc sống giống như rất nhiều những trường hợp con cái đánh, cãi cha mẹ, học sinh bêu xấu thầy cô giáo trên mạng xã hội. Đặc biệt với một quốc gia giàu truyền thống đạo lý như dân tộc ta thì việc tu dưỡng đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu, ta hiểu vì sao nhân dân ta luôn có khẩu hiệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hay những môn học làm người, cách ứng xử như Đạo Đức hay Giáo dục công dân cũng được đưa vào quá trình giảng dạy trên nhà trường. Vậy nên , mỗi chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức thật tốt, song song với đó cũng cần trau dồi tri thức chứ không thể bỏ bê nó, có như thế mới trở thành người toàn vẹn cả đức lẫn tài. Bài học đạo lý của ông cha ta thật sâu sắc và luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Thế hệ chúng ta hôm nay cần tiếp thu và giữ gìn đạo lý truyền thống ấy của dân tộc.
Đoạn văn giải thích mẫu câu Tiên học lễ hậu học văn
Đạo đức luôn là thước đo giá trị của mỗi con người, ai cũng cần có đạo đức tốt trước khi bắt đầu một điều gì đó, vậy nên ông cha ta đã có câu “Tiên học lễ hậu học văn” . Câu tục ngữ chia làm hai vế, với hai trạng từ chỉ thứ tự, “tiên học lễ” tức là cần phải học cách cư xử, đối nhân xử thế, học làm người, học những điều thuộc về đạo đức đúng đắn trước tiên, sau đó mới “hậu học văn” tức là học văn hóa, kiến thức, mở rộng hiểu biết, tri thức. Như vậy, ông cha ta đã đề cao vai trò của việc rèn luyện đạo đức so với học tập văn hóa, con người ta cần phải học cách đối nhân xử thế trước khi mở rộng tầm hiểu biết của mình. Điều này là hoàn toàn đúng đắn và giàu ý nghĩa. Trong cuộc sống, đôi khi sự thành công không phải phụ thuộc vào việc bạn giỏi đến mức nào, có năng lực sâu rộng ra sao mà người khác sẽ đánh giá ở việc cách bạn ứng xử, giao tiếp, đạo đức của bạn. Nếu bạn tài giỏi nhưng lại vô đạo đức, sống ích kỉ, kênh kiệu, khinh thường người khác, làm những điều sai trái thì năng lực của bạn cũng sẽ không được công nhận. Nhưng với những người có đạo đức tốt, biết đối nhân xử thế thì sẽ luôn được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng, giúp đỡ dù cho bản thân ta không tài giỏi. Một đứa trẻ sinh ra, thứ đầu tiên chúng được học chính là cách làm người, biết kính trên nhường dưới, giúp đỡ cha mẹ,...Khi tu dưỡng đạo đức tốt, nó sẽ là nền tảng vững chãi từ việc cộng hưởng của sự quan tâm, ủng hộ , giúp đỡ của những người xung quanh và đức tính kiên trì, quyết tâm mà đã được tu dưỡng để ta tiếp nhận tri thức. Ngược lại, nếu không có nền tảng lễ nghi ấy, con người ta sẽ trở thành người vô nhân phẩm, mang lại hiểm nguy cho xã hội, không được chào đón trong cuộc sống giống như rất nhiều những trường hợp con cái đánh, cãi cha mẹ, học sinh bêu xấu thầy cô giáo trên mạng xã hội. Đặc biệt với một quốc gia giàu truyền thống đạo lý như dân tộc ta thì việc tu dưỡng đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu, ta hiểu vì sao nhân dân ta luôn có khẩu hiệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hay những môn học làm người, cách ứng xử như Đạo Đức hay Giáo dục công dân cũng được đưa vào quá trình giảng dạy trên nhà trường. Vậy nên , mỗi chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức thật tốt, song song với đó cũng cần trau dồi tri thức chứ không thể bỏ bê nó, có như thế mới trở thành người toàn vẹn cả đức lẫn tài. Bài học đạo lý của ông cha ta thật sâu sắc và luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Thế hệ chúng ta hôm nay cần tiếp thu và giữ gìn đạo lý truyền thống ấy của dân tộc.