Hướng dẫn đề bài cảm nhận về bài thơ Hầu trời hay nhất có dẫn dắt và dàn ý

Các nhà thơ văn xưa đều lấy văn chương làm niềm đam mê, vì thích thú và muốn khám phá cái hay cái đẹp của văn chương. Muốn sáng tác ra những tác phẩm hay có ý nghĩa để tìm được người tri âm, hiểu được các tác phẩm của mình và có thể chia sẻ cùng mình. Nhưng có thể làm được điều đó là không hề đơn giản bởi lúc bấy giờ cuộc sống con người còn khó khăn mọi người chỉ lo đến cuộc sông của mình bận bịu không có thời gian để cảm nhận được cái hay của văn chương mà vì thế các nhà nghệ sĩ xưa thường không tìm được tri âm. Và họ thường mang nỗi lòng mình gửi vào những tâm sự với ông trời, giãi bày nỗi lòng mình. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 chúng ta thường gặp dạng bài phân tích bài thơ Hầu trời. Dưới đây là dàn ý và bài làm cho đề bài này mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích nội dung từng khổ một nêu nghệ thuật và cái tôi tác giả cùng nỗi niềm tâm sự.

DÀN Ý: PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ HẦU TRỜI

1.MỞ BÀI

Giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm và nội dung của bài

2.THÂN BÀI

- Khổ 1: câu ngắn nhịp nhanh giọng vui tươi đầy hứng khởi với điệp từ “thật” được lặp đi lặp lại nhiều lầm như là một cách nói phủ định để khẳng định cho thấy tâm trạng nhà văn tràn đầy hứng khởi, tạo độ tin cậy cho câu chuyện được kể, dẫn người đọc nhập vào không khí hư hư thực thực trốn thần tiên.

- Lí do người trí thức nghệ sĩ xưa lên hầu trời vì bất đắc trí với đời còn lí do của Tản Đà lại khác, khác người đó là do đắc ý. Tản Đà đọc thơ, ngâm văn, chơi trăng, chơi bóng đã thể hiện cái tôi nghệ sĩ say đắm nghệ thuật rất lạc quan rất yêu đời.

- Khổ 2: khẳng định sự nghiệp văn chương đồ sộ với đề tài phong phú, mục đích đa dạng, khối lượng nhiều. Đó là cái tôi tâm huyết với đời, văn chương, cái tôi tự hào, kiêu hãnh về tài năng của mình.

- Người nghe là Chư Tiên, nhà trời họ đều am tưởng hiểu được văn chương của Tản Đà và Tản Đà như tìm được tri âm nơi thượng giới.

- Khổ 3: cảnh tiễn biệt diễn ra trong thời gian đêm tàn, mơ mộng sắp hết, không gian thì trăng đã tàn, non đoài về nơi là cảm giác tiếc nuối xót xa

- Thể hiện khát khao được bộc lộ tài năng, ghi nhân tài năng và được là chính mình.

3.KẾT BÀI

Nêu cảm xúc khi đọc xong bài thơ và bài học rút ra.

BÀI LÀM: PHÂN TÍCH BÀI THƠ HẦU TRỜI

Tản Đà nhà thơ gạch nối giữa hai thời kì văn học đó là văn học trung đại và thời kì thơ mới. Là con người khoa bảng, học chữ nho đi thi người đầu tiên viết văn, làm báo, làm thơ và có một mặt sống rất phóng khoáng, một mặt vẫn giữ được cốt cách nho gia. Bài thơ Hầu trời được trích trong tập Còn chơi năm 1921 là cuộc chuyển mình từ Đông sang Tây, từ cổ truyền đến hiện đại với nội dung lên tiên.

Khổ một gồm 24 câu đầu bắt đầu từ “Đêm qua chẳng biết có hay không” đến “Thiên môn đế khuyết như là đây!”. Khổ thơ là những câu thơ ngắn nhịp nhanh giọng vui tươi đầy hứng khởi với điệp từ “thật” được lặp đi lặp lại nhiều lầm như là một cách nói phủ định để khẳng định cho thấy tâm trạng nhà văn tràn đầy hứng khởi, tạo độ tin cậy cho câu chuyện được kể. Nó như dẫn người đọc nhập vào không khí hư hư thực thực trốn thần tiên. Lí do khiến nhà thơ lên hầu trời là bởi người trí thức nghệ sĩ xưa lên hầu trời vì bất đắc trí với đời còn lí do của Tản Đà lại khác, khác người đó là do đắc ý. Tản Đà đọc thơ, ngâm văn, chơi trăng, chơi bóng đã thể hiện cái tôi nghệ sĩ say đắm nghệ thuật rất lạc quan rất yêu đời. Đó là một cái tôi trữ tình xua cái tôi già nua của văn học trung đại về xa để mang đến một hướng mới, cách tân văn học và nổi bật hơn.Tản Đà là người có công tạo nên một nền văn học mới mẻ, độc đáo góp phần làm phong phú, đa dạng cho nền văn học Việt Nam.

Sang đến đoạn hai thì người đọc lại là thi sĩ với các tác phẩm viết bằng văn vần, văn xuôi, văn thuyết lí, văn chơi, văn dài, tiểu thuyết, văn vị đời, văn dịch. Đó là một sự nghiệp văn chương đồ sộ với các đề tài phong phú, mục đích đa dạng, khối lượng nhiều. Điều đó đã thể hiện đó là một cái tôi tâm huyết đời, tâm huyết văn chương cái tôi tự hào kiêu hãnh về tài năng của mình.

Tản Đà khác với các cổ nhân xưa bởi cổ nhân thường kinh bang tái thế với hoài bão lớn lao, góp công sức để xây dựng quê hương đất nước, cuộc sống nhân dân được hạnh phúc thì Tản Đà lại tự hào về văn chương nghệ thuật nguyện cống hiến hết mình cho văn chương. Đó là sự hi sinh vì nghệ thuật, vì cái đẹp. Với cách đọc say sưa, hào hứng nhiệt thành đủ cho thấy cái tôi không chỉ có tài mà còn đam mê cái đẹp, vì nghệ thuật.

Người nghe ở đây là Chư Tiên rất chăm chú nghe với sự ngưỡng mộ, nhiệt thành, hào hứng say mê và thể hiện khát khao được sở hữu chiếm lĩnh giá trị của văn chương. Nhà Trời thì coi đó là các tác phẩm hay, tuyệt vượt lên trên coi trần. Với lời văn chuốt đẹp như sao bang, lộng lẫy rạng ngời với các câu tràn đầy khí thể. Giọng văn khỏe khoắn, sức gợi êm, trong sáng, dạt dào thắm đượm đã thể hiện cái đẹp phong phú, giàu có trong muôn hình vạn trạng và khẳng định giá trị của người nghệ sĩ tài năng với một tâm hồn đã thể hiện sự tinh tế, am tường với văn chương với nghệ thuật. Để từ đó mà cũng thấy rằng trong văn chương cũng cần đến những người am hiểu văn chương của mình trở thành người bạn tri kỉ, tri âm. Trong văn học từ xưa đến nay luôn có những người bạn tri âm tri kỉ mà tình bạn của họ khiến ai cũng phải ngưỡng mộ là: Bá Nha với Tử Kì, Nguyễn Khuyến với Dương Khuê họ đã tìm được tri âm trong cõi đời, trần giới. Còn Tản Đà thì phải tìm tri âm nơi thượng giới với Chư Tiên với nhà trời. Nhà trời quan tâm đến Tản Đà hỏi thăm quê quán. Tản Đà xưng tên là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở Á Chấu, Địa Cầu, sông Đà, nước Nam Việt và là một người ngông. Cách Tản Đà xưng tên đã thể hiện rõ khát khao của cái tôi cá nhân, muốn thể hiện mình.

Nhưng điều đó lại trái ngược với thực cảnh của Tản Đà lúc bấy giờ. Tản Đà tha nghèo với thực cảnh nghèo khó của mình. Tản Đà coi cái nghèo là cái khốn khổ với bi kịch áo cơm ghì sát đất. Trước Tản Đà cái nhà thơ coi văn chương là cái thú thì đến Tản Đà văn chương là nghề. Đó chính là một bi kịch mà khiến Tản Đà phải lên hầu trời.

Đoạn cuối cùng được tác giải khắc họa trong sự tiễn biệt. Đó là thời gian đêm tàn, mơ mộng sắp hết. Không gian trăng đã tàn, non đoài về nơi. Tâm trạng của Tản Đà lúc ấy coi chuyện hầu trời là chuyện trong mộng tưởng nên có cảm giác tiếc nuối, xót xa. Và đến khi tỉnh mộng nhưng vẫn nối dài mộng mơ, nối dài khát khao. Khát khao được thể hiện tài năng, được ghi nhận tài năng, được sống thành thật với mình, được là chính mình.

Bài thơ đã cho chúng ta hiểu rõ hơn giá trị và tầm quan trọng của văn chương, cái đẹp của nghệ thuật từ đó mà lên tiếng trân trọng, bảo vệ và gìn giữ cái đẹp của văn chương.