Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu phân tích và cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất ngữ văn lớp 11

Chế Lan Viên đã từng nhận xét: Trước không có ai, sau không có ai, Hàn mặc Tử xuất hiện như một ngôi sao vụt sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Và đúng như vậy, những vần thơ quần quại đến đau thương của Hàn đã chiếm lĩnh trái tim độc giả, cai trị trường thơ loạn. tiếng thơ của Hàn xuất phát từ chính những đau khổ quằn quại của nỗi đau và sự cô đơn khi mắc phải căn bệnh quái ác, chính nó đã giết chết một hồn thơ yêu đời ham sống nhưng không giết được một tâm hồn khát khao sống, khát khao tình đời, tình người mãnh liệt. bằng tiếng thơ của mình Hàn Mặc Tử đã làm nên một giọng riêng trong lâu đài văn học, sống mãi trong trái tim độc giả. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử nhé. với đề bài này, các bạn có thể chia ra đó là bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ đẹp và thơ căng tràn sức sống và khát khao yêu đời, níu đời, tình đời tình người trong bài thơ. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ

1.MỞ BÀI:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Nêu khái quát nội dung và cảm xúc bản thân.

2.THÂN BÀI:

- Bức tranh thiên nhiên thôn vĩ đẹp, thanh tân và thơ mộng.

- Nắng hàng cau tươi mới, tràn nhựa sống.

- Vườn mướt xanh như ngọc, sức sống căng tràn, tươi trẻ.

- Lá trúc xanh xì.

- Bức tranh thôn Vĩ đượm buồn như cái dáng vẻ mộng mơ của Huế:

- Gió theo lối gió.

- Mây đường mây.

- Hoa bắp lay.

- Thuyền, trăng.

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng nhân vật trữ tình vẫn cảm thấy xa vời, khó nắm bắt.

- Cái buồn, mặc cảm chia lìa bỏ buồn cho dòng sông, cho cảnh vật.

3.KẾT BÀI:

Khẳng định giá trị, tình cảm của bản thân.

BÀI LÀM BÀI VĂN PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ HAY NHẤT

Mỗi một phong cách mang đến cho thế giới nghệ thuật những giọng điệu riêng, những cá tính độc đáo, sáng tạo. Với phong trào thơ Mới, ta bắt gặp một tiếng thơ quằn quại đến đau thương của Hàn Mặc Tử, trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao vụt sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Và “Đây thôn Vĩ Dạ “ là một trong những áng thơ rất tiêu biểu cho giọng điệu thơ ca của Hàn. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ tươi đẹp, thanh tân, trẻ trung giàu sức sống và gửi gắm tình đời, tình người của tác giả.

Mở đầu bài thơ, không giống như những bài thơ khác là những hình ảnh ma quái, kì dị của hồn, máu và xương xọ mà bài thơ này, những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, giàu sức sống thật hiếm thấy trong thơ ông:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nằng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Nhấn để mở rộng...

Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ thật khéo giăng mắc những suy tư trong lòng độc giả. Câu hỏi như một lời mời mọc, lời trách móc, lời hỏi han đầy kín đáo mà chứa đựng bao tâm tư sâu kín cua hồn người. Để rồi, người đọc được chiêm ngưỡng một bức tranh thiên nhiên lộng lẫy căng tràn nhựa sống của Vĩ Dạ thôn. Ánh nắng mai tươi trẻ, thanh tân và căng tràn nhựa sống đã bao trùm toàn bộ khu vườn. nắng hàng cau là cái nắng nới, nắng đầu tiên trong ngày mà cây cau là loài cây cao nhất được đón nhận đầu tiên. Sự sống thanh tân, tre trung tươi mới tưới đầy khu vườn, tràn lên vạn vật. và từ “mướt” thể hiện một màu xanh nõn nà, ngậy mịn, và trong sáng của lá mướt xanh như ngọc. Hình ảnh con người xuất hiện ẩn dấu sau thiên nhiên. Lá trúc che ngang mặt chữ điền, câu thơ cho thấy sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, giữa sức sống của cảnh vật tươi xanh và tình yêu của con người. Dù ở xa đấy thế những phải yêu thiên nhiên vạn vật thiết tha và mãnh liệt đến nhường nào mới phát hiện và tái hiện được một bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong trí tưởng tượng đẹp và thơ mộng, thanh tân trẻ trung như thế.

Nhưng thơ Hàn Mặc Tử cũng gây ấn tượng bởi lỗi thơ có những sự phi lôgic bề mặt, những khoảng trống để bỏ ngỏ cho người đọc, khổ thơ tiếp theo đã chứng minh điều ấy:

“Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông chăng đó

Có chở trăng về kip tối nay.”

Nhấn để mở rộng...

Hình ảnh quen thuộc, gió mây, những chính trong những cái quen thuộc ấy, Hàn Mặc Tử vẫn tìm cho mình một cách diễn đạt mới của hình ảnh. Gió mây thường hay đi cùng nhau, gắn bó với nhau, gió thổi mây bay, ấy vậy mà ở đây gió may theo lỗi riêng, cũng bị chai lìa, tách bạch. Phải chăng mặc cảm chia lìa đã khiến cho Hàn viết nên những hình ảnh tưởng như không thể chia lìa trong thiên tạo. Để qua đấy, thấy được nỗi đau đớn trong hồn thơ của Hàn, quằn quại đến đau thương. Câu thơ tiếp theo lại tiếp tục cho thấy tâm trạng của lòng người. Hoa bắp lay, đó là một hình ảnh đã được sửu dụng khá phong phú trong thơ ca trong những khúc ngâm của Đặng Trần Côn-Đoàn Thị Điểm, nay trở về trong thơ ca Hàn, bản thân hoa bắp lay vốn không gợi buồn, nhưng sao trong câu thơ ấy bỗng lại gây nhiều dư ba cho lòng người đến vậy. Là cảnh vật buồn bã rất riêng và đặc trung cho xứ Huế mộng mơ hay nỗi buồn của lòng người đã bỏ buồn cho dòng sông, cho hoa bắp lay để sầu tủi đến vậy. Đến câu thơ cuối, đây mới thực là Hàn Mặc Tử, một hồn thơ đau thương, bị nhốt mình trong mặc cảm chia lìa nhưng vẫn khát khao tình đời, tình người tha thiết:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kip tối nay.”

Nhấn để mở rộng...

Chữ “kịp” diễn tả một tâm thế, một tư thế sống, một thái độc sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng tùng phút giây còn cảm nhận được sự sống trên hiện tại này bởi lưỡi hái thần Chết đang rình rập sau lưng, đòi cướp đi mạng sống của ông. Nhưng nó cũng phần nào thấy cái sự chới với và lo lắng cũng như khát khao mãnh liệt của Hàn muốn níu giữ sự sống. đại từ “ai” là một đại từ phiếm định, cho thấy sự mơ hồ chếch choáng trong tâm trí tác giả, bởi mặc cảm chia lìa nên ông luôn vẽ mình là những người ngoài cuộc:

“Mở khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà.”

Nhấn để mở rộng...

Như đã nói ở trên, do mặc cảm chai lìa, Hàn luôn vẽ mình là những người khách lạ, khách qua đường, khách đường xa đứng ngoài cuộc. Mơ đã cho thấy một sự mơ hồ không xác định, nhưng lại còn mơ khách đường xa càng thêm mơ hồ, xa xăm, khó đoán định. Áo em trắng quá, hình ảnh người thiếu nữ xuất hiện trong chiếc áo dài trắng biểu tượng cho vẻ đẹp thanh tân, trẻ trung, tươi mới của người thiếu nữ, những chữ quá và màu trắng ấy cũng dường như gợi cảm giác xa vời, mờ nhòa và dần dần trôi vào miền kí ức xa xăm, cho thấy sự nuối tiếc của nhân vật trữ tình, bóng hình người thiếu nữ ấy giờ đây chỉ còn mờ nhân ảnh, một ảo ảnh không rõ nữa rồi, nỗi nuối tiếc tình người của tác giả phải chăng cũng ở đây nữa. Câu hỏi tu từ phía cuối, lại một lần nữa đại từ “ai” xuất hiện, như là câu trả lời cho câu hỏi ở phía đầu bài, ai biết tình ai có đậm đà, có sâu sắc mà về chơi thôn Vĩ chăng? Sự phi lôgic trong những đoạn thơ chính là ở chỗ, nếu khổ 1 gợi ra bức trang thiên nhiên tươi đẹp, thanh tân thì đến hai khổ còn lại lại là bức tranh thiên nhiên đượm buồn, nếu ở trên là cảm xúc vui sướng, say xưa với thiên nhiên thì dưới này lại là mặc cảm chia lìa đầy buồn thương, đau đớn. đối lập giữa “ngoài kia” và “trong này”, giữa “khát khao” và “hiện thực.”

Bằng một trái tim khát khao tình đời, tình người và lòng yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt, Hàn Mặc Tử đã sáng tạo nên một bức tranh thiên nhiên của đời và tình thật đẹp, thật giàu sức sống, hấp dẫn dấu chân bao độc giả tìm đến khám phá, chinh phục.

PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ HAY NHẤT 2

Nếu như Xuân Diệu luôn huy động và thức nhọn mọi giác quan, nếu như thơ Xuân Diệu luôn trẻ trung, tươi mới, tràn đầy cảm giác thì tìm đến với thế giới thơ của Hàn Mặc Tử, ta như lạc vào một miền không gian của ảo giác. Trong các nhà thơ mới, Hàn Mặc Tử có lẽ là người bất hạnh nhất, lạ nhất, phức tạp nhất, song cũng bí ẩn nhất. Nhắc đến Hàn Mặc Tử, chúng ta không thể nào không nhắc đến “Đây thôn Vĩ Dạ”- bài thơ ẩn chưa nhiều đau thương đã làm nên tên tuổi của ông.

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” không chỉ đơn thuần miêu tả cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế xinh đẹp. Hơn hết, đó là tình yêu của tác giả đối với người Huế, xứ Huế và cả cuộc đời.

Bài thơ bắt đầu bằng một câu hỏi:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”

Nhấn để mở rộng...

Đây là câu hỏi chứa đựng nhiều sắc thái: vừa hỏi, vừa trách thầm, nhắc nhở, mời mọc. Câu thơ đưa ta về với một ngôi làng nhỏ nằm ở ven sông Hương, vốn nổi tiếng từ lâu bởi vẻ đẹp trầm lắng, thanh tao. Niềm nhớ thương được khơi nguồn làm cho hình ảnh thôn Vĩ sống dậy mãnh liệt trong tâm tưởng nhà thơ:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Nhấn để mở rộng...

Mỗi câu thơ là một chi tiết, tất cả hòa hợp tạo nên một bức tranh thanh tú. Trước hết là vẻ đẹp tinh khôi trong trẻo của buổi sớm mai. Không phải là cái nắng chang chang dọc bờ sông trắng mà là cái nắng tinh khôi bắt đầu một ngày mới. Những cây cau cao mảnh dẻ vươn cánh tay dài rộng hứng lấy những tia nắng ban mai trong lành ấm áp. Khung cảnh bình dị ấy có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam nhưng lúc nào cũng tạo cho ta một cảm giác bình yên, vương vấn. Cảnh vườn thấm đẫm nắng mai ngời lên một sắc xanh diệu kì. Từ “mướt” gợi lên vẻ đẹp óng ả, mượt mà của cây lá đang độ non tơ, phát triển nhất. Cảnh vườn Vĩ Dạ không chỉ vời vợi sắc xanh mà còn tỏa vào không gian những sắc xanh ấy. Không phải xanh non, xanh biếc mà là “xanh như ngọc”. Xanh ngọc gợi cho ta một vẻ đẹp vừa tinh khiết lại cao sang, quý phái. Nhưng chỉ bằng một chữ “ai” thôi, cảnh đang gần bỗng bị đẩy ra xa, hư thực khó nắm bắt. Câu thơ kết đoạn là một nét cách điệu hóa rất tài tình của tác giả nhằm ghi lấy cái hồn của Vĩ Dạ. Con người như hòa vào thiên nhiên, ẩn trong một vẻ đẹp kín đáo tao nhã. Khuôn mặt chữ điền cũng là nét đẹp thuần hậu đặc trưng của con người mảnh đất cố đô văn hiến. Toàn bộ khổ đầu là bức tranh cảnh và người xứ Huế vừa trần thế, vừa trong sáng, tinh khôi. Qua đó, có thể thấy ở Hàn Mặc Tử một tình yêu người, yêu đời tha thiết và cũng vời vợi nỗi nhớ mong hướng về cảnh và người thôn Vĩ.

Cảm giác về cái đẹp mơ hồ mong manh càng rõ hơn khổ 2 trong bức tranh mây trời sông nước:

“Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Nhấn để mở rộng...

Những câu thơ tả thực mà hiện lên cả cái hồn xứ Huế của mộng và thơ: có gió, có mây, dòng sông lững lờ trôi, hoa bắp khẽ lay động. Thế nhưng, đây là bức tranh nhuốm màu tâm trạng, có gì tàn tạ thê lương, rời rạc, mệt mỏi. Gió mây vốn là những sự vật đi liền với nhau thì nay bị chia lìa đôi ngả, cách trở đôi đường. Dòng nước buồn là sự diễn tả thật đúng sự êm ả của dòng sông xứ Huế. Sự trôi chảy ấy chính là sự trôi chảy của tâm trạng, có chút buồn nhẹ nhàng sâu lắng và chứa cả sự chán chường. Những bông hoa bắp khẽ lay động càng hoàn thiện hơn bức tranh sông nước nhuốm màu buồn thương. Trăng vốn là hình ảnh lặp đi lặp lại trong thơ Hàn Mặc Tử, Thế nhưng, trăng trong thơ thi sĩ không phải là tri âm tri tri kỉ của con người mà mang màu sắc huyền bí, để lại ấn tượng kì lạ:

Trăng nằm sóng soải trên cành liểu

Đợi gió đông về để lả lơi

Nhấn để mở rộng...

Hình ảnh thuyền và trăng tạo nên một không gian ảo ảnh đầy mê hoặc: một con thuyền, một dòng sông nhuốm đầy ánh trăng. Cả câu thơ thấm đẫm cảm giác mong manh, vừa khấp khoải mong đợi vừa thấp thỏm lo âu. Tác giả gửi ước mong thầm kín vào con thuyền chở đầy ánh trăng. Nhưng mong ước vừa lóe lên đã ngay lập tức chìm vào hoài nghi. Khát vọng mong manh nhưng vẫn không kém phần da diết.

Giọng tha thiết ở khổ 2 sang khổ 3 đã biến thành nhịp điệu, khẩn khoản, gấp gáp hơn:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà”

Nhấn để mở rộng...

Niềm khao khát được gắn với một hình bóng cụ thể. Ban đầu là khách đường xa, lúc sau là em trong tà áo trắng tinh khôi. Bản thân khách đường xa đã xa vời, lại thêm từ “mơ” càng trở nên hư ảo, làm người đọc không khỏi băn khoăn liệu phải chăng đây cũng là một ảo ảnh? Khẳng định ấy càng trở nên chắc chắn hơn bởi lẽ hình bóng giai nhân ẩn hiện trong tà áo trắng tinh khôi. Câu thơ thứ hai thốt lên đầy say đắm, ngỡ ngàng nhưng lập tức chìm vào hụt hẫng xót xa. Đây cũng không phải lần đầu tác giả thể hiện niềm đắm say tột bậc bằng cách cực tả những sắc trắng:

“Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Bên bờ sông trắng nắng chang chang”

Nhấn để mở rộng...

Sắc trắng ấy còn có thể hiểu là sự ngây thơ, trong trắng của người con gái. Phải chăng vì em ngây thơ, trong trắng quá nên không thể nhận ra tình cảm của anh? Ở đây là thế giới mà nhà văn đang đối mặt, đầy đau thương, ám ảnh và hướng cái nhìn đến cuộc đời ăm ắp sự sống. Câu thơ kết lại bài trong niềm khắc khoải: “ai biết tình ai có đậm đà”. Ai có thể là tác giả, cũng có thể là hình bóng người con gái tác giả đang tìm kiếm. Câu thơ mang chút hoài nghi, giận dỗi nhẹ nhàng nhưng trên hết vẫn là sự ghi nhận một tấm lòng.

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã vẽ lên bức tranh thôn Vĩ với vẻ đẹp trầm mặc cổ kính nhưng cũng rất sang trọng quý phái. Nhưng ẩn sau bức tranh ấy chính là niềm khao khát được thấu hiểu, chia sẻ và yêu thương, dẫu có cô đơn, đớn đau, tuyệt vọng nhưng vẫn không thôi khao khát của một hồn thơ bất hạnh