mâm quả đám cưới người hoa gồm những gì? Có giống với người Việt mình không? Sau đây mời bạn đọc cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây của Thần Tình Yêu nhé.
Mâm quả đám cưới gồm những gì? LyVlLZY
Mâm quả cưới người Hoa có gì?
Mâm quả cưới của người Hoa khá là độc đáo. Nó phức tạp hơn so với mâm quả của người Việt.
Mâm quả đám cưới người Hoa được chia ra làm 2 loại:
Mâm quả truyền thống bao gồm:
4 món hải vị đại diện cho 4 phương. Có thể là tôm khô, mực khô, nấm đông cô, tóc tiên.
1 quả quýt.
1 cặp gà trống và mái còn sống.
1 con heo quay.
1 bánh cưới.
Mâm quả hiện đại bao gồm:
Trầu cau.
Rượu trà.
Đùi heo.
Tiền vàng.
Hoa quả.
Quan niệm về số lượng mâm quả cưới hỏi của người Hoa
Người Hoa không quy định số lượng mâm quả cụ thể. Tuy nhiên càng nhiều thì càng tốt.
Ngoài những mâm quả cưới ở trên thì bạn có thể bổ sung thêm các mâm quả khác để tăng số lượng lên. Chẳng hạn như: Mâm bánh trái, mâm trang phục…
Tuy không quy định về số lượng mâm quả nhưng người Trung Hoa lại quy định số lượng lễ vật trong từng mâm phải là số chẵn. Thường là 6, 8, 10, 12.
Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà bạn có thể chuẩn bị sao cho hợp lý.
Lưu ý: Trong lễ dạm ngõ và lễ rước dâu. Mâm đùi heo quay phải xuất hiện trong cả hai lễ. Mục đích cũng là để hướng đến những hậu vận tốt đẹp cho cặp đôi. Người Hoa quan niệm, gia đình hạnh phúc thì cần có tiền và hậu.
Đám cưới của người Hoa diễn ra như thế nào?
Cũng như người Việt, phong tục cưới hỏi của người Hoa cũng gồm 3 lễ:
Lễ dạm ngõ diễn ra như sau:
Nhà trai sẽ nhờ bà mai mối đến nhà gái để làm mai. Nếu cô gái đồng ý thì sẽ tiến hành lễ dạm ngõ.
Lễ dạm ngõ của người Hoa cũng không khác biệt so với người Việt. Hai bên gia đình gặp nhau nói về chuyện hôn lễ của đôi trẻ. Đồng thời nhà trai cũng mang lễ vật gồm: trầu cau, trà, bánh trái đến để xin phép và lựa chọn ngày giờ tổ chức lễ ăn hỏi.
Lễ ăn hỏi diễn ra như sau:
Trong lễ ăn hỏi người Hoa, nhà trai sẽ mang đến nhà gái mâm quả gồm: trầu cau, trà rượu, đùi heo, bánh trái. Có thể mang thêm tùy vào điều kiện của mỗi gia đình.
Ngoài ra, nhà trai sẽ đem theo một số tiền để trao cho bên nhà gái. Số tiền này bao gồm con số 4. Chẳng hạn như 4.444.000. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình nhà trai.
Nhà gái sẽ nhận tiền nhưng chỉ giữ lại số tiền là 4.400.000 còn lại sẽ trả cho nhà trai. Đây là quan niệm của người Hoa với ngụ ý thể hiện sự vuông vắn, bền vững.
Lễ cưới diễn ra như sau:
Đoàn nhà trai đến nhà gái để xin rước dâu. Khi đến cửa nhà gái, chú rể phải lì xì cho bạn của cô dâu để họ mở cửa cho chú rể vào đón cô dâu.
Cô dâu và chú rể sẽ cúi lạy bàn thờ gia tiên, rót trà cho bố mẹ và họ hàng. Sau đó bố mẹ sẽ trao lễ vật cho cô dâu chú rể. Đây được gọi là của hồi môn mà cha mẹ dành tặng cho con gái khi về nhà chồng. (Phong tục này cũng giống với người Việt).
Khi cô dâu theo đoàn rước về nhà trai. Bà mai sẽ cầm dù che cho cô dâu và đưa cô dâu đi.
Đến nhà trai, sẽ có người cầm trà ra để đón cô dâu. Cô dâu sẽ uống trà và lì xì để cảm ơn.
Khi vào trong nhà sẽ thực hiện các nghi lễ cúi lạy gia tiên và bố mẹ chồng.
Điểm khác biệt trong phong tục cưới hỏi của người Hoa
Người hoa có những tập tục riêng khi tổ chức đám cưới như:
Tục chải tóc:
1 chải tới đuôi tóc: tức là tình duyên không đứt đoạn.
2 chải răng long đầu bạc.
3 chải con cái đầy nhà.
Sau khi chải tóc xong, cô dâu sẽ ăn bánh trôi nhân đường. Ngụ ý cuộc sống hôn nhân sau này sẽ ngọt ngào và viên mãn. Sau khi ăn xong, cô dâu sẽ vào phòng ngủ và không được ra ngoài phòng khách nữa.
Tục phá cửa:
Nhà gái sẽ chặn cửa ngăn chú rể vào rước dâu quá dễ dàng. Nhà gái sẽ đưa ra những trò chơi và hình thức chịu phạt để chú rể thực hiện. Chú rể sẽ phải dùng nhiều biện pháp khác nhau để phá cửa. Chẳng hạn như: lì xì hoặc chịu một số hình phạt do bạn cô dâu đưa ra.
Có thể thấy rằng, phong tục cưới hỏi ở mỗi đất nước lại có sự khác biệt nhau đáng kể. ngay như ở Việt Nam thôi đã có sự khác nhau về cách chuẩn bị mâm quả cưới 3 miền Bắc, Trung Nam. Đó giá trị văn hóa của mỗi vùng miền và phong tục tập quán của mỗi đất nước khác nhau. Do đó chúng ta cần phải tôn trọng nét văn hóa phong tục tập quán đó.