Hướng dẫn soạn bài Tiếng nói của văn nghệ trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn
Nguyễn Đình Thi được biết đến là một trong những nghệ sĩ đa tài của nước ta. Cả cuộc đời ông nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm từ thơ, văn, nhạc, kịch, … và cũng là một cây bút lý luận phê bình rất tiêu biểu. Những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi có thể kể đến như: Đất nước, Người Hà Nội, … Trong vai trò là cây bút lý luận phê bình, thì Nguyễn Đình Thi cũng sáng tác ra một tác phẩm cũng đáng chú ý: Tiếng nói của văn nghệ. Đây là tác phẩm mà tác giả đã thể hiện những tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ với bạn đọc bằng chính trái tim chân thành của họ. Nhờ văn nghệ đã giúp cho cuộc sống con người trở nên vui vẻ, yêu đời, phong phú hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ, trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1:
Trả lời:
Nội dung chính của bài nghị luận Tiếng nói của văn nghệ:
- Nội dung văn nghệ.
- Tầm ảnh hưởng của văn nghệ đối với đời sống con người.
- Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
Bố cục của bài được chia làm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu … cách sống của tâm hồn => Nội dung văn nghệ
- Phần 2: Còn lại => Tầm ảnh hưởng và sức mạnh của văn nghệ với đời sống con người.
=> Hai đoạn trong bài có sự liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, không rời rạc. Các luận điểm cũng được đưa ra rõ ràng, rành mạch và đầy sức thuyết phục.
Câu 2:
Trả lời:
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ:
- Phản ánh cuộc sống xã hội hiện tại dưới góc nhìn của người nghệ sĩ.
- Văn nghệ không theo một khuôn khổ, quy định nào mà được tạo ra phong phú, đa dạng dưới bàn tay của người nghệ sĩ.
- Các tác phẩm văn nghệ không hề khô khan, mà trong đó là sự đam mê, cảm xúc, tậm trạng của tác giả, qua đó muốn “đánh” vào cảm xúc của người đọc.
Câu 3:
Trả lời:
Lí do con người cần tiếng nói của văn nghệ:
- Giúp đời sống con người phong phú, đa dạng và thú vị hơn.
- Giúp xã hội, cộng động gắn kết với nhau hơn.
- Đem những giá trị, nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống.
Câu 4:
Trả lời:
- Thứ nhất, tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng những cảm xúc, tình yêu chân thành của chính người đọc.
- Thứ hai, tiếng nói của văn nghệ giúp cho người đọc hiểu được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của người viết.
Câu 5:
Trả lời:
Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua tác phẩm:
- Bố cục rõ ràng, rành mạc, hợp lí.
- Các luận điểm sắc bén, tinh tế và đầy sức thuyết phục.
- Các dẫn chuyện rất tự nhiên, không gây nhàm chán.
- Câu văn rất tình cảm, chân thành.
Trên đây là bài soạn Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi, qua tác phẩm này các em có thể thấy được văn nghệ rất phong phú, đa dạng và góp phần làm cho cuộc sống con người chúng ta trở nên thú vị hơn phải không nào. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy được sức mạnh của văn nghệ là rất lớn. Hi vọng bài soạn trên đã giúp các em nắm được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau.
Xem thêm: Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp lớp 9 ngắn gọn
Nguyễn Đình Thi được biết đến là một trong những nghệ sĩ đa tài của nước ta. Cả cuộc đời ông nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm từ thơ, văn, nhạc, kịch, … và cũng là một cây bút lý luận phê bình rất tiêu biểu. Những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi có thể kể đến như: Đất nước, Người Hà Nội, … Trong vai trò là cây bút lý luận phê bình, thì Nguyễn Đình Thi cũng sáng tác ra một tác phẩm cũng đáng chú ý: Tiếng nói của văn nghệ. Đây là tác phẩm mà tác giả đã thể hiện những tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ với bạn đọc bằng chính trái tim chân thành của họ. Nhờ văn nghệ đã giúp cho cuộc sống con người trở nên vui vẻ, yêu đời, phong phú hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ, trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1:
Trả lời:
Nội dung chính của bài nghị luận Tiếng nói của văn nghệ:
- Nội dung văn nghệ.
- Tầm ảnh hưởng của văn nghệ đối với đời sống con người.
- Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
Bố cục của bài được chia làm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu … cách sống của tâm hồn => Nội dung văn nghệ
- Phần 2: Còn lại => Tầm ảnh hưởng và sức mạnh của văn nghệ với đời sống con người.
=> Hai đoạn trong bài có sự liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, không rời rạc. Các luận điểm cũng được đưa ra rõ ràng, rành mạch và đầy sức thuyết phục.
Câu 2:
Trả lời:
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ:
- Phản ánh cuộc sống xã hội hiện tại dưới góc nhìn của người nghệ sĩ.
- Văn nghệ không theo một khuôn khổ, quy định nào mà được tạo ra phong phú, đa dạng dưới bàn tay của người nghệ sĩ.
- Các tác phẩm văn nghệ không hề khô khan, mà trong đó là sự đam mê, cảm xúc, tậm trạng của tác giả, qua đó muốn “đánh” vào cảm xúc của người đọc.
Câu 3:
Trả lời:
Lí do con người cần tiếng nói của văn nghệ:
- Giúp đời sống con người phong phú, đa dạng và thú vị hơn.
- Giúp xã hội, cộng động gắn kết với nhau hơn.
- Đem những giá trị, nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống.
Câu 4:
Trả lời:
- Thứ nhất, tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng những cảm xúc, tình yêu chân thành của chính người đọc.
- Thứ hai, tiếng nói của văn nghệ giúp cho người đọc hiểu được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của người viết.
Câu 5:
Trả lời:
Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua tác phẩm:
- Bố cục rõ ràng, rành mạc, hợp lí.
- Các luận điểm sắc bén, tinh tế và đầy sức thuyết phục.
- Các dẫn chuyện rất tự nhiên, không gây nhàm chán.
- Câu văn rất tình cảm, chân thành.
Trên đây là bài soạn Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi, qua tác phẩm này các em có thể thấy được văn nghệ rất phong phú, đa dạng và góp phần làm cho cuộc sống con người chúng ta trở nên thú vị hơn phải không nào. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy được sức mạnh của văn nghệ là rất lớn. Hi vọng bài soạn trên đã giúp các em nắm được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau.
Xem thêm: Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp lớp 9 ngắn gọn