Hướng dẫn tóm tắt vở chèo Quan âm Thị Kính ngắn gọn nhưng đầy đủ xúc tích hay nhất do vfo.vn làm. Quan âm Thị Kính là một vở chèo nổi tiếng đã quen thuộc với nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Chèo là thể loại kịch hát múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu. Tích truyện thường được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm, có ý nghĩa khuyên răn đạo đức cho con người. “Quan âm Thị Kính” trích trong vở chèo cùng tên đã thể hiện sự phân cách giàu- nghèo trong xã hội phong kiến thông qua xung đột hôn nhân và gia đình. Từ đó tác giả dân gian khẳng định và đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thời xưa: hiền lành, chân thật, biết giữ lễ nghi và cam chịu oan nghiệt, đồng thời thể hiện niềm cảm thương đối với nỗi oan bi thảm cùng số phận bế tắc của họ trong xã hội cũ. Cũng từ vở chèo, thành ngữ “Oan Thị Kính” ra đời dùng để nói những nỗi oan quá mức chịu đựng, không thể giãi bày được. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn tóm tắt vở chèo “Quan âm Thị Kính”.

TÓM TẮT VỞ CHÈO QUAN ÂM THỊ KÍNH ngắn gọn

Thị Kính là con gái của Mãng ông. Đến tuổi lấy chồng, Thị Kính được gả cho Thiện Sĩ- một người học trò dòng dõi kinh thi. Ở nhà, Thiện Sĩ chăm chỉ dùi mài kinh sử, Thị Kính đảm đang miệt mài khâu vá. Đêm khuya, Thiện Sĩ vì mệt quá mà thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi bên cạnh thấy chồng có sợi râu mọc ngược, cho là không tốt, sẵn con dao trong tay, liền dùng dao định xén đi. Ngờ đâu Thiện Sĩ tỉnh dậy, hiểu lầm vợ và la toáng lên. Sùng ông, Sùng bà vốn không ưa Thị Kính có xuất thân nghèo khó, bần hàn, liền vu oan cho Thị Kính có ý giết chồng. Mặc cho Thị Kính hết lời van xin, Sùng ông gọi Mãng ông sang để đuổi Thị Kính về. Sau khi làm cho hai bố con phải nhục nhã, khổ sở, hai vợ chồng bỏ vào trong nhà để mặc hai bố con ôm nhau khóc rồi đi về.

Ngọc - vfo.vn