Hướng dẫn làm bài hóa thân vào nhân vật, tưởng tượng mình là An Dương Vương trong truyền thuyết: “An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ” để kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất có dàn ý và bài viết tham khảo
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Những câu chuyện truyền thuyết gắn bó sâu sắc với đời sống nhân dân Việt Nam nói riêng và nhiều đất nước khác nói chung. Đó là những nét đặc sắc văn hoá dân tộc. Giống như truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thuỷ kể lại câu chuyện vua An Dương Vương dựng nước giữ nước nhưng rồi lại để mất nước trong tay quân Triệu Đà vì sự ngây thơ tin lời giặc của con gái Mị Châu. Truyện không chỉ dừng lại ở đó mà còn phản ánh một mối tình được vun đắp từ đầu không phải vì tình yêu mà vì việc nước giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ. Nhưng chính mối tình này đã dẫn đến hậu quả nước mất nhà tan, Mị Châu bị vua cha chặt đầu. Tưởng tượng hoá thân vào An Dương Vương kể lại câu chuyện,theo ngôi thứ nhất chúng ta như được sống lại cùng với lịch sử, truyền thuyết. Dưới đây là bài viết và dàn ý hướng dẫn giúp các bạn có được bài viết hay.
DÀN Ý: HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG KỂ LẠI CÂU CHUYỆN THEO NGÔI THỨ NHẤT
I. MỞ BÀI:
Giới thiệu về truyện theo ngôi kể thứ nhất bằng lời của An Dương Vương.
II. THÂN BÀI:
- Kể lại truyện với các tính tiết theo ngôi kể của An Dương Vương:
- Xây thành nhưng đắp tới đâu lại lở ở đấy, nhờ Thần Kim Quy mà xây được thành vững trãi.
- Rùa Vàng trước khi về, tặng lại cho ta nỏ thần, từ đó giữ an cho nước nhà.
- Ta gả cho con gái cho Trọng Thuỷ- con trai của Triệu Đà và để con rể ở lại trong cung
- Nhưng ta thật sai lầm, Trọng Thuỷ lừa con gái ta và đánh tráo nỏ thần đem về nước.
- Biết tin Triệu Đà mang quân sang đánh, ta vẫn ung dung đánh cờ vì nghĩ còn nỏ thần ta chẳng thua. Nhưng khi biết sự thật thì nguy rồi, giặc vây đến tận thành, ta đành phải bỏ chạy về phương Nam
- Nhưng Mị Châu con ta lại rải lông ngỗng dẫn giặc theo sau. Chạy đén bờ biển, kêu Rùa vàng năm nào và biết con gái là kẻ phản nghịch hại quốc, bèn tức giận mà chém Mị Châu.
- Ta theo Rùa Vàng xuống biến, máu con gái ta xuống nước, trai sò ăn vào biến thành hạt châu. Trọng Thuỷ ôm xác con ta, đem hoả tang biến thành ngọc thạch, hắn nhớ thương con ta mà lao đầu xuống giếng chết.
- Vì đó mà ngọc rửa ở giếng đó thì càng sáng và đẹp
III. KẾT BÀI:
Cảm nghĩ của nhân vật tôi
BÀI VĂN MẪU HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG KỂ LẠI CÂU CHUYỆN THEO NGÔI THỨ NHẤT
Ta là An Dương Vương, vị vua của nước Âu Lạc năm nào. Ngồi dưới thuỷ cung ngắm cá bơi lội, nghe tiên nữ hát ca mà lòng ta vẫn âu lo nỗi buồn. Nhớ năm xưa, chuyện ta dựng nước rồi làm mất nước mà đau đớn vô vàn.
Năm đó, sau khi lên ngôi vua, ta bèn nghĩ việc xây thành. Nhưng khốn đốn thay, xây thành ở đất Việt Thường hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Nghe nói vì đất nơi này còn vương vẩn những hồn ma của các vị tướng bại trận mà họ không cho ta thuận lợi đắp thành. Ta lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Ngày mồng bảy tháng bat a bỗng thấy một cụ già từ phương Đông đứng trước cửa thành mà than rằng: “ Xây dựng thành này bao giờ cho xong được”. Ta thấy thế, mừng rỡ lắm, đón vào trong điện, thi lễ hỏi lý do đắp thành mãi không xong thì cụ già trả lời: “ Sẽ có xứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”, rồi từ biệt ra về
Nghe lời đó, ngày hôm sau ta đứng ngoài cửa đông chờ đợi, và bất ngờ thấy một con Rùa Vàng nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, xưng là sứ Thanh Giang, ta mừng rỡ vội vã dùng xe nghênh đón, rước Rùa Vàng vào thành. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, thành sau nửa tháng thì xong. Ngắm nhìn thành mới mà lòng ta vui sướng. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn ốc nên ta gọi nó là Loa Thành.
Rùa Vàng ở với thành ta được ba năm rồi ra về. Trước khi đi, ta bày tỏ lòng thành kính cảm tạ và hỏi thần nếu giặc đến, làm thế nào giữ nước. Rùa Vàng nghe hỏi rồi tháo vuốt đưa ta, dặn: “ Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì không lo gì nữa”
Nghe lời thần, ta đưa Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy và đặt tên là “ Linh quang Kim Quy thần cơ”. Thời gian sau, quân Triệu Đà cử binh xâm lược nước ta, ta lấy nỏ thần ra bắn, làm quân giặc khiếp sợ và thua trận, chạy về Trâu Sơn đắp luỹ và xin hoà.
Không bao lâu sau, Đà cầu hôn. Ta gả con gái xinh đẹp Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thuỷ và để cho hắn ở lại cung. Nhưng đó quả thật là sai lầm. Ta không nghĩ đến rằng, con rể lại dụ dỗ Mị Châu ngây thơ cho xem nỏ thần rồi đánh tráo nỏ thần mang về phương Bắc.
Có được nỏ thần, Triệu Đà mang quân đến đánh. Khi đó ta vẫn chưa biết chuyện, vẫn ung dung chơi cờ vì nỏ thần còn trong tay thì ta chẳng sợ gì. Nhưng éo le thay, khi ta biết nỏ kia không phải nỏ thần thì quá muộn, giặc đã tiến sát thành, ta phải cùng Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam.
Nhưng càng chạy thì ta vẫn thấy giặc đuổi theo sau. Đến tới bờ biển, ta biết đó là đường cùng. Ta bèn kêu rằng : “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” Rùa Vàng từ dưới nước xuất hiện, thét lớn: “ Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Ta bất ngờ quay lại nhìn thấy đường rải đầy lông ngỗng, trên tay con gái Mị Châu là áo lông ngỗng, ta hiểu ra chuyện và vô cùng tức giận. Ta tức giận vừa đau lòng mà tuốt kiếm chém Mị Châu. Mị Châu thấy vậy, bèn khấn với ta: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Dù đau lòng nhưng là một kẻ phản nghịch, tội đồ quốc gia ta không thể tha thứ với cương vị một người đứng đầu đất nước.
Ta theo Rùa Vàng xuống biển. Mị Châu con ta chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai ăn vào tạo thành hạt châu. Trong Thuỷ đến đó, thấy con ta đã chết, ôm xác về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Con ta chết, Trọng Thuỷ cũng đau đớn, nhớ mong mà tự tử ở giếng. Nước giếng đó rửa ngọc ở biển Đông thì ngọc vô cùng sáng và đẹp
Câu chuyện năm nào được nhân dân ta truyền nhau khiến ta càng day dứt không yên. Chỉ vì những phút giây thiếu cảnh giác mà ta làm mất nước. Đó là bài học xương máu, đau đớn dành cho ta.
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Những câu chuyện truyền thuyết gắn bó sâu sắc với đời sống nhân dân Việt Nam nói riêng và nhiều đất nước khác nói chung. Đó là những nét đặc sắc văn hoá dân tộc. Giống như truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thuỷ kể lại câu chuyện vua An Dương Vương dựng nước giữ nước nhưng rồi lại để mất nước trong tay quân Triệu Đà vì sự ngây thơ tin lời giặc của con gái Mị Châu. Truyện không chỉ dừng lại ở đó mà còn phản ánh một mối tình được vun đắp từ đầu không phải vì tình yêu mà vì việc nước giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ. Nhưng chính mối tình này đã dẫn đến hậu quả nước mất nhà tan, Mị Châu bị vua cha chặt đầu. Tưởng tượng hoá thân vào An Dương Vương kể lại câu chuyện,theo ngôi thứ nhất chúng ta như được sống lại cùng với lịch sử, truyền thuyết. Dưới đây là bài viết và dàn ý hướng dẫn giúp các bạn có được bài viết hay.
DÀN Ý: HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG KỂ LẠI CÂU CHUYỆN THEO NGÔI THỨ NHẤT
I. MỞ BÀI:
Giới thiệu về truyện theo ngôi kể thứ nhất bằng lời của An Dương Vương.
II. THÂN BÀI:
- Kể lại truyện với các tính tiết theo ngôi kể của An Dương Vương:
- Xây thành nhưng đắp tới đâu lại lở ở đấy, nhờ Thần Kim Quy mà xây được thành vững trãi.
- Rùa Vàng trước khi về, tặng lại cho ta nỏ thần, từ đó giữ an cho nước nhà.
- Ta gả cho con gái cho Trọng Thuỷ- con trai của Triệu Đà và để con rể ở lại trong cung
- Nhưng ta thật sai lầm, Trọng Thuỷ lừa con gái ta và đánh tráo nỏ thần đem về nước.
- Biết tin Triệu Đà mang quân sang đánh, ta vẫn ung dung đánh cờ vì nghĩ còn nỏ thần ta chẳng thua. Nhưng khi biết sự thật thì nguy rồi, giặc vây đến tận thành, ta đành phải bỏ chạy về phương Nam
- Nhưng Mị Châu con ta lại rải lông ngỗng dẫn giặc theo sau. Chạy đén bờ biển, kêu Rùa vàng năm nào và biết con gái là kẻ phản nghịch hại quốc, bèn tức giận mà chém Mị Châu.
- Ta theo Rùa Vàng xuống biến, máu con gái ta xuống nước, trai sò ăn vào biến thành hạt châu. Trọng Thuỷ ôm xác con ta, đem hoả tang biến thành ngọc thạch, hắn nhớ thương con ta mà lao đầu xuống giếng chết.
- Vì đó mà ngọc rửa ở giếng đó thì càng sáng và đẹp
III. KẾT BÀI:
Cảm nghĩ của nhân vật tôi
BÀI VĂN MẪU HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG KỂ LẠI CÂU CHUYỆN THEO NGÔI THỨ NHẤT
Ta là An Dương Vương, vị vua của nước Âu Lạc năm nào. Ngồi dưới thuỷ cung ngắm cá bơi lội, nghe tiên nữ hát ca mà lòng ta vẫn âu lo nỗi buồn. Nhớ năm xưa, chuyện ta dựng nước rồi làm mất nước mà đau đớn vô vàn.
Năm đó, sau khi lên ngôi vua, ta bèn nghĩ việc xây thành. Nhưng khốn đốn thay, xây thành ở đất Việt Thường hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Nghe nói vì đất nơi này còn vương vẩn những hồn ma của các vị tướng bại trận mà họ không cho ta thuận lợi đắp thành. Ta lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Ngày mồng bảy tháng bat a bỗng thấy một cụ già từ phương Đông đứng trước cửa thành mà than rằng: “ Xây dựng thành này bao giờ cho xong được”. Ta thấy thế, mừng rỡ lắm, đón vào trong điện, thi lễ hỏi lý do đắp thành mãi không xong thì cụ già trả lời: “ Sẽ có xứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”, rồi từ biệt ra về
Nghe lời đó, ngày hôm sau ta đứng ngoài cửa đông chờ đợi, và bất ngờ thấy một con Rùa Vàng nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, xưng là sứ Thanh Giang, ta mừng rỡ vội vã dùng xe nghênh đón, rước Rùa Vàng vào thành. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, thành sau nửa tháng thì xong. Ngắm nhìn thành mới mà lòng ta vui sướng. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn ốc nên ta gọi nó là Loa Thành.
Rùa Vàng ở với thành ta được ba năm rồi ra về. Trước khi đi, ta bày tỏ lòng thành kính cảm tạ và hỏi thần nếu giặc đến, làm thế nào giữ nước. Rùa Vàng nghe hỏi rồi tháo vuốt đưa ta, dặn: “ Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì không lo gì nữa”
Nghe lời thần, ta đưa Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy và đặt tên là “ Linh quang Kim Quy thần cơ”. Thời gian sau, quân Triệu Đà cử binh xâm lược nước ta, ta lấy nỏ thần ra bắn, làm quân giặc khiếp sợ và thua trận, chạy về Trâu Sơn đắp luỹ và xin hoà.
Không bao lâu sau, Đà cầu hôn. Ta gả con gái xinh đẹp Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thuỷ và để cho hắn ở lại cung. Nhưng đó quả thật là sai lầm. Ta không nghĩ đến rằng, con rể lại dụ dỗ Mị Châu ngây thơ cho xem nỏ thần rồi đánh tráo nỏ thần mang về phương Bắc.
Có được nỏ thần, Triệu Đà mang quân đến đánh. Khi đó ta vẫn chưa biết chuyện, vẫn ung dung chơi cờ vì nỏ thần còn trong tay thì ta chẳng sợ gì. Nhưng éo le thay, khi ta biết nỏ kia không phải nỏ thần thì quá muộn, giặc đã tiến sát thành, ta phải cùng Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam.
Nhưng càng chạy thì ta vẫn thấy giặc đuổi theo sau. Đến tới bờ biển, ta biết đó là đường cùng. Ta bèn kêu rằng : “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” Rùa Vàng từ dưới nước xuất hiện, thét lớn: “ Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Ta bất ngờ quay lại nhìn thấy đường rải đầy lông ngỗng, trên tay con gái Mị Châu là áo lông ngỗng, ta hiểu ra chuyện và vô cùng tức giận. Ta tức giận vừa đau lòng mà tuốt kiếm chém Mị Châu. Mị Châu thấy vậy, bèn khấn với ta: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Dù đau lòng nhưng là một kẻ phản nghịch, tội đồ quốc gia ta không thể tha thứ với cương vị một người đứng đầu đất nước.
Ta theo Rùa Vàng xuống biển. Mị Châu con ta chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai ăn vào tạo thành hạt châu. Trong Thuỷ đến đó, thấy con ta đã chết, ôm xác về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Con ta chết, Trọng Thuỷ cũng đau đớn, nhớ mong mà tự tử ở giếng. Nước giếng đó rửa ngọc ở biển Đông thì ngọc vô cùng sáng và đẹp
Câu chuyện năm nào được nhân dân ta truyền nhau khiến ta càng day dứt không yên. Chỉ vì những phút giây thiếu cảnh giác mà ta làm mất nước. Đó là bài học xương máu, đau đớn dành cho ta.