Để có thể viết một bài văn hay, không chỉ đơn giản là lời văn có giọng riêng, phân tích cụ thể sâu sắc, mà ta còn cần thêm các thao tác vào trong bài để bài viết có thêm ấn tượng hơn nữa. Một trong số các thao tác hay được sử dụng nhất đó chính là liên hệ so sánh. Người ta còn có thể tách ra thành một phần riêng biệt gần cuối bài văn, sau khi đã phân tích xong vấn đề đề bài yêu cầu, có thể liên hệ so sánh tác phẩm mình đang phân tích với các tác phẩm có cùng đề tài hay chỉ đơn giản là một khía cạnh nghệ thuật, nội dung có nét giống với chi tiết trong bài, để từ đó làm nổi bật hẳn lên sự khác biệt của tác phẩm được phân tích. Nhưng, tùy từng bài mà sẽ có sự liên hệ khác nhau, không phải tác phẩm nào cũng có thể mang ra liên hệ so sánh với nhau được. “Tây Tiến” của Quang Dũng cũng thế, mặc dù viết về người lính - một đề tài rộng lớn trong văn học Việt Nam nhưng khi liên hệ không phải ta chọn bài nào cũng được. Vì thế, dưới đây chúng tôi đã đưa ra một số gợi ý các tác phẩm phù hợp có thể đem ra liên hệ khi các bạn viết bài về tác phẩm “Tây Tiến”, hi vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập của mình.

CÂU HỎI: Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng có thể liên hệ với những bài nào?

TRẢ LỜI:

- Liên hệ so sánh với bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu: Khi liên hệ so sánh “Tây Tiến” với “Việt Bắc”, người ta sẽ thường liên hệ về hình ảnh người lính trong hai bài với nhau, hình ảnh đoàn quân ra trận; liên hệ đến thiên nhiên, khung cảnh núi rừng của hai bài để từ đó chỉ ra sự giống và khác nhau trong 2 bài thơ, làm nổi bật hẳn lên cái khác của Quang Dũng trong bài thơ của mình.

- Liên hệ so sánh với bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận: Với bài thơ này, người ta sẽ liên hệ so sánh đến bức tranh thiên nhiên trong hai bài, để nêu rõ được nét đặc trưng trong tác phẩm của Quang Dũng, khác biệt với Huy Cận trong việc miêu tả thiên nhiên, cảm nhận và tâm trạng người nghệ sĩ gửi gắm trong cảnh.

- Liên hệ so sánh với bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: Khi liên hệ so sánh “Tây Tiến” với “Đây thôn Vĩ Dạ”, người ta sẽ liên hệ đến khung cảnh thiên nhiên trong hai bài thơ, đặc biệt là khung cảnh trữ tình trong những câu thơ ở đoạn thứ 2 của bài thơ “Tây Tiến” về Châu Mộc chiều sương cùng nước cùng hoa với khung cảnh trong đoạn thơ thứ nhất của “Đây thôn Vĩ Dạ” để từ đó nêu ra sự giống và khác nhau, lí giải vì sao lại có sự khác biệt ấy để người đọc càng khắc ghi thêm dấu ấn đặc biệt của nhà thơ Quang Dũng trong việc miêu tả thiên nhiên qua ngòi bút của mình.

Trên đây chỉ là gợi ý liên hệ so sánh với các tác phẩm hay được đưa ra liên hệ nhất, ngoài ra còn có thể có phần liên hệ với nhiều tác phẩm khác nhau. Chúng tôi sẽ cập nhật sớm nhất có thể cho các bạn trong thời gian sắp tới.

Một số bài văn liên hệ Tây Tiên với những tác phẩm văn học khác

- Cảm nhận vẻ đẹp người lính Tây Tiến liên hệ với người nông dân nghĩa sĩ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Cảm nhận “Tây Tiến” và liên hệ với “Đây thôn Vĩ Dạ” - 2 bài văn hay nhất ngắn gọn

- Những cách mở bài so sánh liên hệ Việt Bắc với Tây Tiến hay nhất

- So sánh bài thơ Tây Tiến và Từ ấy của Quang Dũng và Tố Hữu hay đầy đủ

- Cảm nhận vẻ đẹp sông Đà trong đoạn văn liên hệ cảnh cho chữ trong Chữ người từ tù chỉ ra nét nghệ thuật