KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

ĐỀ TÀI: VẼ NGÔI NHÀ CỦA BÉ

ĐỘ TUỔI: 4- 5 TUỔI

THỜI GIAN: 25-30 PHÚT

NGƯỜI SOẠN:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Củng cố một số đặc điểm của một số ngôi nhà: Nhà một tầng, nhà hai tầng, nhà sàn (hình dạng, màu sắc, cấu trúc)

- Củng cố luật xa gần

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng vẽ các đường nét (Nét thẳng, nét xiên, nét tròn khép kín, nét uốn lượn, nét ngang) và tô màu về các ngôi nhà.

- Rèn kĩ năng định hướng trong không gian, củng cố các khái niệm trên – dưới, phải - trái.

3. Thái độ:

- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi.

- Trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình và bạn tạo ra.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Đoạn phim giới thiệu về một số ngôi nhà.

- Tranh mẫu của cô :3 tranh (giấy A3)

+ Tranh 1: Vẽ nhà một tầng.

+ Tranh 2: Vẽ nhà hai tầng.

+ Tranh 3: Vẽ nhà sàn

- Tranh ngôi nhà của các anh chị lớp trước :3 tranh

- Giá treo tranh.

- Nhạc bài hát: Nhà của tôi, Bé quét nhà và nhạc không lời.

- Máy tính

- Bàn cho trẻ vẽ

- Mỗi trẻ 1 tờ giấy A4, 1 bộ màu sáp.

2. Chuẩn bị của trẻ

- Tâm lí thoải mái, trang phục gọn gàng.

III. Cách tiến hành

Hoạt động của GV

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1. Ổn định, gây hứng thú:

- Tập trung trẻ

- GV cùng trẻ hát và vận động bài hát "Nhà của tôi".

- Cho trẻ về ngồi đúng vị trí của mình (hình chữ U)

- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:

+ Chúng ta vừa hát bài có tên là gì?

+ Bài hát do ai sáng tác?

Chốt lại: Vừa rồi chúng ta vừa hát bài hát Nhà của tôi do cô Thu Hiền sáng tác.

+ Trong bài hát nhắc đến sự vật gì?

+ Ngôi nhà dùng để làm gì?

+ Ngôi nhà dùng để ở thì cần có những phòng nào?

+Vậy để ngôi nhà của mình được xanh sạch đẹp thì chúng ta cần phải làm gì?

- Giáo dục: Biết giúp bố mẹ làm việc nhà: Quét nhà, biết dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong..

- Dẫn dắt trẻ vào xem đoạn phim: Cô có 1 đoạn phim tặng cho các con và đố các con đoán được trong bộ phim đó chiếu về những ngôi nhà nào?

Hoạt động 2. Hoạt động trọng tâm

2.1. Quan sát và đàm thoại

a. Xem đoạn phim về một số ngôi nhà

- Cho trẻ xem đoạn phim

- Trò chuyện với trẻ về những gì xem được từ đoạn phim:

+ Trong đoạn phim xuất hiện những ngôi nhà nào?

+ Con thích ngôi nhà nào nhất? Vì sao con lại thích ngôi nhà đó?

- GV khen trẻ và sau đó tổ chức cho trẻ tham gia Triển lãm tranh về một số ngôi nhà.

b. Quan sát tranh của các anh chị lớp trước

- Chia trẻ thành 3 tổ về quan sát 3 bức tranh (nhà 1 tầng, nhà 2 tầng, nhà sàn)

- GV cho trẻ quan sát và trò chuyện với trẻ:

+ Trong bức tranh vẽ cái gì đây?

+ Ngôi nhà gồm mấy tầng?

+ Ngôi nhà lợp bằng gì? Có màu gì?

+ Vậy còn thân nhà?

+ Để sáng tạo thêm cho ngôi nhà anh chị đã vẽ thêm cái gì nhỉ?

c. Quan sát tranh mẫu của GV

- Cho trẻ về chỗ ngồi của mình (hình chữ U) và tiếp tục quan sát tranh.

* Tranh 1: Vẽ ngôi nhà một tầng.

- Cho trẻ quan sát tranh mẫu và hỏi trẻ:

+ Bức tranh của cô vẽ gì đây?

+ Ngôi nhà của cô có bao nhiêu tầng?

+ Ngôi nhà đó có bao nhiêu phần? Đó là những phần nào?

+ Mái nhà lợp bằng gì?

+ Mái nhà có hình gì? Thân nhà có hình gì?

+ Ngoài ra cô còn vẽ thêm gì nhỉ? (chỉ vào cửa chính và cửa sổ) ? Cửa chính/ cửa sổ có màu gì? Và nó có hình gì?

+ Bức tranh của cô sáng tạo nhất ở chỗ nào?

* Tranh 2: Vẽ ngôi nhà hai tầng.

- Cho trẻ tiếp tục quan sát bức tranh thứ hai và đàm thoại với trẻ:

+ Bức tranh vẽ gì nào? (cho trẻ lên chỉ và đếm).

+ Vì sao con biết đó là nhà 2 tầng?

+ Để sáng tạo thêm bức tranh cô đã vẽ thêm những gì nào? (Cho trẻ lên chỉ và đếm)

* Tranh 3: Vẽ ngôi nhà sàn.

- Cho trẻ tiếp tục quan sát bức tranh thứ ba và đàm thoại với trẻ:

+ Đây là ngôi nhà gì?

+ Nhà sàn thường được xây ở đâu?

+ Nhà sàn có gì khác so với hai ngôi nhà chúng ta vừa xem?

- Gv khái quát: Chúng mình đã được xem các bức tranh vẽ về nhiều ngôi nhà: Nhà 1 tầng, 2 tầng, nhà sàn.. Mỗi nhà có những nét đẹp khác nhau..

2.2. Hướng dẫn trẻ tạo hình

- Cho trẻ nêu ý tưởng vẽ của mình (mời 3-4 trẻ trả lời) :

+ Con dự định sẽ vẽ ngôi nhà gì?

+ Vì sao con thích vẽ nhà 1 tầng/2 tầng

+ Con vẽ như thế nào?

- Nhắc nhở trẻ về sự cần thiết phải "quét sơn" cho ngôi nhà của mình và "tạo cảnh đẹp" quanh nhà bằng cách vẽ màu, vẽ thêm những sinh vật xung quanh.

+ Vậy để ngôi nhà của các con được đẹp hơn thì các con cần phải làm gì nữa?

+ Ngoài sơn màu cho ngôi nhà ra chúng ta cần phải trang trí xung quanh ngôi nhà nữa đấy.

+ Vậy các con sẽ trang trí gì cho ngôi nhà của mình nào?

2.3. Trẻ thực hiện

- GV cho trẻ lấy bàn ghế về chỗ ngồi.

- Ổn định chỗ ngồi của trẻ.

- Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi và cách cầm bút

- GV quan sát, hướng dẫn trẻ vẽ (nếu trẻ chưa có ý tưởng vẽ), gợi ý về bố cục tranh vẽ, kiểm tra xem trẻ đã cầm bút và ngồi đúng tư thế chưa.

- GV động viên, khuyến khích trẻ hoàn thành sản phẩm của mình được tốt nhất.

- Mở nhạc cho trẻ nghe trong quá trình trẻ vẽ.

- Trò chơi chuyển tiếp: "Nhà thấp, nhà cao"

Hoạt động 3: Kết thúc.

- Cho trẻ trưng bảy sản phẩm lên giá

- Cho trẻ nhận xét, trình bày suy nghĩ của mình về các sản phẩm trưng bày.

+ Con thích bức tranh nào? Vì sao?

+ Bạn vẽ gì? Màu sắc ngôi nhà của bạn như thế nào?

- Cho trẻ trình bày sản phẩm của mình

+ Con vẽ ngôi nhà mấy tầng?

+ Ngôi nhà của con có màu gì?

+ Xung quanh ngôi nhà có gì?

- GV chọn 1-2 bài để nhận xét

- Mở rộng hoạt động tạo hình tuần sau.

- Cho trẻ hát và vận động bài "Bé quét nhà" và nghỉ.