Kem chống nắng là gì?
Kem chống nắng là một dòng sản phẩm chuyên dụng để bảo vệ làn da của bạn khỏi các tác động xấu của những tia có trong mặt trời. Những tia đó gọi chung là tia cực tím hay còn gọi là tia UV được chia thành 2 loại UVA và UVB.
Để hiểu rõ hơn bạn có thể đọc bài viết này: Tia UV là gì, ảnh hưởng của nó tới làn da của bạn.
Những tia gây hại này có khả năng gây tổn thương cho da của bạn, không chỉ ở cấp độ vật lý không thôi nha. Những tia UV chính là tác nhân khiến cho các tế bào ung thư da phát triển và chắc chắn bạn không hề muốn chuyện này xảy ra với mình rồi.
Sử dụng kem chống nắng là một bước quan trọng trong Skin Care, tuy nhiên chỉ có một lượng nhỏ người kiên trì và sử dụng dòng sản phẩm bảo vệ da này mà thôi. Điều này không tốt đâu nhé, nếu bạn muốn có một làn da đẹp thì chắc chắn trong giỏ không thể nào thiếu sản phẩm này đâu.
Kem chống nắng gồm có những loại nào?
Sản phẩm này được chia thành 2 loại chính đó là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Cùng tìm hiểu sâu hơn về chúng nhé.
Kem chống nắng vật lý
Loại kem chống nắng vật lý thường chứa những khoáng chất bao gồm titanium dioxide và zinc oxide. Trong kem chống nắng hóa học thì không có 2 thành phần trên. Sản phẩm kem chống nắng vật lý có khả năng tạo thành một lớp màng chắn trên bề mặt da. Công dụng của lớp màng này là bảo vệ da bằng cách phản lại các tia UV, kết quả là da không bị tiếp xúc trực tiếp với các tia UV này.
Ưu điểm:
Giúp da tránh được các tia UVA và UVB
Sau khi thoa lên da là kem chống nắng đã hoạt động và không cần thời gian để thẩm thấu.
Thời gian tác dụng khá lâu trong môi trường bình thường.
Không gây kích ứng vì vậy các nàng da nhạy cảm có thể yên tâm sử dụng.
Những làn da nhạy cảm dễ bị ngứa rát khi gặp trực tiếp ánh nắng mặt trời thì sản phẩm kem chống nắng vật lý sẽ giúp làm dịu làn da của bạn.
Nhược điểm:
Sản phẩm dễ dàng bị trôi đi khi tiếp xúc với nước.
Những người tiết mồ hôi nhiều thì chắc hẳn không phù hợp với loại kem chống nắng này rồi.
Kem chống nắng có màu trắng và không đều màu với những ai có làn da ngăm đen, nhìn sẽ rất…nói chung không được đẹp lắm khi sử dụng.
Nhiều sản phẩm khi thoa lên da hình thành một lớp dày khiến da bị bí, khiến lỗ chân lông không được thông thoáng.
Những người có làn da đổ dầu dễ bị xạm da khi dùng sản phẩm này.
Kem chống nắng hóa học
Khác với kem vật lý, kem hóa học không khiến các tia độc hại quay đầu đi mà chúng sẽ hấp thu luôn. Không phải hấp thu vào da luôn đâu nhá, vậy có mà chết. Cơ bản là kem chống nắng hóa học có chứa các thành phần hữu cơ như: avobenzone, octisalate, octinoxate và oxybenzone. Chúng có nhiệm vụ hấp thu các tia gây hại khi chiếu vào da, cùng lúc đó sẽ chuyển đổi thành nhiệt lượng và giải phóng ra khỏi da. Quá trình này gọi là hấp thụ hóa học.
Ưu điểm:
Kem mỏng nhẹ, khi bạn thoa lên chúng sẽ hấp thụ vào da ngay.
Có thể sử dụng thêm các sản phẩm, tinh chất dưỡng da khác một cách đồng thời.
Không làm lệch màu da như kem chống nắng vật lý.
Nhược điểm:
Đôi khi hình thành các đốm màu nâu trên da.
Loại này cần thời gian ngấm vào da nên phải thoa lên trên da trước 20 phút rồi mới được bước chân ra ngoài nắng.
Với những người có làn da nhạy cảm thì việc sử dụng sản phẩm kem chống nắng hóa học sẽ dễ gây kích ứng cho da nhất là vùng mặt vì có chỉ số SPF cao. SPF là gì mình sẽ giải thích ngay ở phần dưới.
Không bền và cứ mỗi 2 tiếng bạn lại phải thoa lại một lớp khác.
Da ai mà dễ bị kích ứng thì cũng không nên sử dụng loại này vì trong quá trình chuyển đổi các tia sẽ hình thành nhiệt khiến da bị ửng đỏ.
Chính vì mỗi loại kem chống nắng lại có ưu nhược điểm riêng nên bạn phải lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đôi khi là cần có cả 2 loại để sử dụng tùy vào các trường hợp khác nhau.
Chỉ số SPF và PA trên kem chống nắng có nghĩa là gì?
Những sản phẩm kem chống nắng trên thị trường hiện nay đều có những chỉ số SPF và PA trên bao bì sản phẩm của mình. Hai chỉ số này khá quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp do đó bạn cần biết chúng là gì.
Chỉ số SPF là gì?
SPF được viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Sun Protect Factor”. Đây là chỉ số thể hiện khả năng chống tia UVB của sản phẩm. Chỉ số này có thang điểm từ 1 tới 100, độ lớn của chỉ số càng cao thì thời gian chống tia UVB, ngăn chặn tình trạng cháy nắng, bỏng rát càng lâu.
Vì chỉ số này được đo lường bằng thời gian nên mỗi số sẽ tượng trưng cho một khoảng thời gian nhất định. Cứ mỗi 1 SPF = 15 phút hoạt động của sản phẩm để chống lại tia UVB. Tức là bạn cứ lấy chỉ số SPF trên sản phẩm của mình nhân cho 15 phút thì sẽ ra được thời gian hoạt động tối đa của kem chống nắng.
Ví dụ: Chỉ số SPF trên sản phẩm là 15 thì thời gian hoạt động sẽ là: 15 x 15 = 225 phút = 3 tiếng 45 phút.
Nhưng trên thực tế thời gian này chỉ mang tính chất tương đối mà thôi nha. Theo nghiên cứu cho thấy thì những người có làn da ngăm hơn thì thời gian tác dụng sẽ cao hơn. Tức là 1 SPF đối với người da ngăm sẽ là 20 phút còn với người da trắng sáng thì 1 SPF chỉ bằng khoảng 10 phút mà thôi.
SPF
Không chỉ thể hiện thời gian chống tia UVB thôi không đâu nha. Chỉ số SPF mà càng lớn thì khả năng chống tia này càng cao. Ví dụ SPF = 1 thì có khả năng kháng được 93% tia UVB nhưng SPF = 30 thì con số này lên tới 97%, còn SPF = 100 thì kháng được 99%.
Tuy nhiên các bạn tránh nhầm lẫn là SPF càng cao thì càng tốt nhé. Chỉ số này sẽ chứa nhiều thành phần hóa học hơn và dễ gây nhạy cảm cho da hoặc nổi mụn. Cho nên một sản phẩm phù hợp với điều kiện thời tiết như ở Việt Nam thì SPF khoảng tầm 30 – 50 là phù hợp rồi.
Chỉ số PA là gì?
Có thể bạn dễ dàng hiểu ra chỉ số PA – Protect Grade of UVA chính là đo lường khả năng chống tia UVA từ ánh nắng mặt trời. UVA gây lão hóa da nên sản phẩm này sẽ ngăn ngừa tình trạng này xảy ra khi chúng ta đi nhiều ngoài trời nắng.
Khác với SPF thì PA lại sử dụng dấu “+” để thể hiện mức độ của mình. Càng nhiều dấu + thì sản phẩm này càng kháng tia UVA mạnh hơn. Thang đo khả năng chống tia UVA như sau:
PA+: chống được 40 – 50% UVA.
PA++: chống được 60 – 70% UVA.
PA+++ chống được 80 – 90% UVA.
PA++++: chống được trên 90% UVA.
Cách sử dụng kem chống nắng đúng
Hiểu về kem chống nắng rồi thì phải xem cách sử dụng nó như thế nào nữa đúng không nào.
Lưu ý khi thoa kem chống nắng
– Kem chống nắng là một trong các bước Skin Care, Cindy đã nhắc các bạn khác nhiều lần rồi nên hãy nhớ nó luôn là một phần quan trọng trong chăm sóc da nhé. Thoa kem chống nắng là bước cuối cùng sau khi thực hiện các bước dưỡng da vào buổi sáng và trước khi trang điểm. Apply kem chống nắng lên da sau khi dưỡng ẩm được 15 phút nhé.
– Tốt nhất là thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài đường 20 phút.
– Khi di chuyển nhiều giờ ngoài trời nắng thì nên thoa kem chống nắng cứ mỗi 2 tiếng một lần.
– Thoa kem chống nắng với một lượng đủ, theo chuyên gia thì để phủ kín vùng mặt thì trung bình cần tới 1,2g kem. Còn toàn bộ cơ thể thì phải cần tới 20 tới 30g.
– Để kem thẩm thấu tốt hơn thì nên vỗ nhẹ lên da nữa nha.
– Chú ý thoa cả những khu vực thường xuyên bị “bỏ quên” như là cổ, tai, sau gáy.
Dùng kem ngay cả khi trời không nắng
Đừng tưởng là trời không một giọt nắng là bạn hoàn toàn không phải lo lắng nữa nhé. Những tia cực tím UV này khủng khiếp hơn bạn tưởng đấy. Chúng có thể xuyên qua cả tán lá bóng cây, tường nhà, quần áo để tấn công làn da của bạn. Vậy thì những đám mây che nắng kia chẳng là gì với chúng đâu. Ngay cả khi trời tối mà tia UV vẫn có thể xuất hiện đấy nha.
Những thiết bị điện tử cũng sản sinh ra các tia khác nhau có thể gây hại. Lúc này kem chống nắng cũng phát huy được tác dụng đấy, nên hãy nhớ “luôn sử dụng khi có thể” nhé.
Tẩy trang dù không trang điểm
Sau một ngày hoạt động làm việc bên ngoài, kem chống nắng trên da đã hoạt động thật tốt nhưng lúc này nó lại tạo thành một lớp bụi bẩn trên da của bạn. Dù không trang điểm nhưng vẫn phải tẩy trang để da được sạch sẽ và thông thoáng trước khi thực hiện các bước Skin Care khác.
Những tiêu chí chính
– Nên lựa chọn sản phẩm có độ quang phổ rộng (broad-spectrum) tức là khả năng chống tia UVA và UVB cùng một lúc. Tốt hơn hết là lựa chọn sản phẩm có cả hai chỉ số SPF và PA hoặc có chữ Broad Spectrum trên bao bì sản phẩm.
Lựa chọn kem chống nắng phù hợp cho bạn
– Những sản phẩm kem chống nắng hóa học thường có chứa cồn, điều này làm cho người sử dụng có cảm giác bị châm chích, ngứa, dị ứng, da khô. Cồn này giúp cho sản phẩm khi sử dụng không tạo cảm giác bết dính. Vì thế nên bôi thử xem coi mình có bị như thế không trước khi mua nhé, nhất là mấy cô nàng da khô ấy. Còn bạn đã lỡ rồi thì có cách khắc phục đó là bôi thêm một lớp kem dưỡng ẩm lên trước khi bôi kem chống nắng.
– Chọn kem chống nắng riêng cho body và vùng mặt: Không như da của body nên bạn cũng phải lựa chọn sản phẩm riêng cho da mặt.
– Có khả năng không thấm nước và mồ hôi tốt: Những sản phẩm này sẽ bền hơn ở trên da, bạn không phải thoa nhiều lần vậy sẽ tiết kiệm hơn.
– Nên chọn các sản phẩm có thành phần từ tự nhiên: Ngày nay xu hướng sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên ngày càng nhiều. Kem chống nắng cũng vậy, những sản phẩm có thành phần từ tự nhiên cũng đảm bảo khả năng ngăn cản các tia độc hại mà lại còn an toàn cho làn da, không gây kích ứng.
Kem chống nắng cho từng loại da
Ngoài những tiêu chí chính đó thì bạn còn phải chú ý tới loại của mình nữa. Vì mỗi loại da có các đặc điểm khác nhau nên các hãng sản xuất cũng cho ra những dòng sản phẩm kem chống nắng phù hợp.
Da dầu
Là một loại da nhiều dầu nhờn vì vậy loại kem chống nắng phù hợp phải có khả năng thẩm thấu nhanh hơn, không gây nhờn khó chịu, tạo được cảm giác khô thoáng. Những loại sản phẩm này thường có dạng gel hoặc sữa. riêng Cindy thì sẽ recommend loại sữa hơn. Đa số các loại sản phẩm cho da dầu này thường có chữ nổi bật như “oil free”, “oil control”, “no sebum”, “for oil skin”,…
Da khô
Với những bạn da khô thì khi chọn kem chống nắng nên chú ý xem coi trên bao bì sản phẩm có ghi thành phần như Ha hay Glycerin không. Đó là các dưỡng chất cung cấp độ ẩm cho da.
Da nhạy cảm
Như đã nói ở phần trên thì các loại kem chống nắng chứa nhiều thành phần hóa học sẽ không tốt cho da nhạy cảm. Tốt hơn là sử dụng các loại sản phẩm kem chống nắng vật lý hoặc được chiết xuất từ các hợp chất hữu cơ an toàn cho da.
Da mụn
Khi da bạn đang trong giai đoạn nổi mụn thì tốt nhất nên chọn các loại kem chống nắng có khả năng thẩm thấu nhanh chóng, khô thoáng, lành tính và đặc biệt nên loại bỏ các loại có chứa nhiều cồn nha.
Cindy chắc chắn sẽ tổng hợp một bài viết riêng để list ra cho các bạn sản phẩm kem chống nắng tốt cho từng loại da.
Vì bài viết này cũng khá dài rồi, cung cấp cũng kha khá thông tin về kem chống nắng. Cho nên nếu bạn còn thắc mắc gì đừng ngại ngần để lại comment hoặc là chat riêng với Cindy để mình giải đáp nhé. Trong các bài sau mình sẽ đi sâu hơn vào từng mục nhỏ để bạn có kiến thức tốt hơn về kem chống nắng.
Các bạn có thể tham khảo những bài viết khác về những cách chăm sóc da hiệu quả tại : https://tranglamdep.net/cham-soc-da/
Kem chống nắng là một dòng sản phẩm chuyên dụng để bảo vệ làn da của bạn khỏi các tác động xấu của những tia có trong mặt trời. Những tia đó gọi chung là tia cực tím hay còn gọi là tia UV được chia thành 2 loại UVA và UVB.
Để hiểu rõ hơn bạn có thể đọc bài viết này: Tia UV là gì, ảnh hưởng của nó tới làn da của bạn.
Những tia gây hại này có khả năng gây tổn thương cho da của bạn, không chỉ ở cấp độ vật lý không thôi nha. Những tia UV chính là tác nhân khiến cho các tế bào ung thư da phát triển và chắc chắn bạn không hề muốn chuyện này xảy ra với mình rồi.
Sử dụng kem chống nắng là một bước quan trọng trong Skin Care, tuy nhiên chỉ có một lượng nhỏ người kiên trì và sử dụng dòng sản phẩm bảo vệ da này mà thôi. Điều này không tốt đâu nhé, nếu bạn muốn có một làn da đẹp thì chắc chắn trong giỏ không thể nào thiếu sản phẩm này đâu.
Kem chống nắng gồm có những loại nào?
Sản phẩm này được chia thành 2 loại chính đó là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Cùng tìm hiểu sâu hơn về chúng nhé.
Kem chống nắng vật lý
Loại kem chống nắng vật lý thường chứa những khoáng chất bao gồm titanium dioxide và zinc oxide. Trong kem chống nắng hóa học thì không có 2 thành phần trên. Sản phẩm kem chống nắng vật lý có khả năng tạo thành một lớp màng chắn trên bề mặt da. Công dụng của lớp màng này là bảo vệ da bằng cách phản lại các tia UV, kết quả là da không bị tiếp xúc trực tiếp với các tia UV này.
Ưu điểm:
Giúp da tránh được các tia UVA và UVB
Sau khi thoa lên da là kem chống nắng đã hoạt động và không cần thời gian để thẩm thấu.
Thời gian tác dụng khá lâu trong môi trường bình thường.
Không gây kích ứng vì vậy các nàng da nhạy cảm có thể yên tâm sử dụng.
Những làn da nhạy cảm dễ bị ngứa rát khi gặp trực tiếp ánh nắng mặt trời thì sản phẩm kem chống nắng vật lý sẽ giúp làm dịu làn da của bạn.
Nhược điểm:
Sản phẩm dễ dàng bị trôi đi khi tiếp xúc với nước.
Những người tiết mồ hôi nhiều thì chắc hẳn không phù hợp với loại kem chống nắng này rồi.
Kem chống nắng có màu trắng và không đều màu với những ai có làn da ngăm đen, nhìn sẽ rất…nói chung không được đẹp lắm khi sử dụng.
Nhiều sản phẩm khi thoa lên da hình thành một lớp dày khiến da bị bí, khiến lỗ chân lông không được thông thoáng.
Những người có làn da đổ dầu dễ bị xạm da khi dùng sản phẩm này.
Kem chống nắng hóa học
Khác với kem vật lý, kem hóa học không khiến các tia độc hại quay đầu đi mà chúng sẽ hấp thu luôn. Không phải hấp thu vào da luôn đâu nhá, vậy có mà chết. Cơ bản là kem chống nắng hóa học có chứa các thành phần hữu cơ như: avobenzone, octisalate, octinoxate và oxybenzone. Chúng có nhiệm vụ hấp thu các tia gây hại khi chiếu vào da, cùng lúc đó sẽ chuyển đổi thành nhiệt lượng và giải phóng ra khỏi da. Quá trình này gọi là hấp thụ hóa học.
Ưu điểm:
Kem mỏng nhẹ, khi bạn thoa lên chúng sẽ hấp thụ vào da ngay.
Có thể sử dụng thêm các sản phẩm, tinh chất dưỡng da khác một cách đồng thời.
Không làm lệch màu da như kem chống nắng vật lý.
Nhược điểm:
Đôi khi hình thành các đốm màu nâu trên da.
Loại này cần thời gian ngấm vào da nên phải thoa lên trên da trước 20 phút rồi mới được bước chân ra ngoài nắng.
Với những người có làn da nhạy cảm thì việc sử dụng sản phẩm kem chống nắng hóa học sẽ dễ gây kích ứng cho da nhất là vùng mặt vì có chỉ số SPF cao. SPF là gì mình sẽ giải thích ngay ở phần dưới.
Không bền và cứ mỗi 2 tiếng bạn lại phải thoa lại một lớp khác.
Da ai mà dễ bị kích ứng thì cũng không nên sử dụng loại này vì trong quá trình chuyển đổi các tia sẽ hình thành nhiệt khiến da bị ửng đỏ.
Chính vì mỗi loại kem chống nắng lại có ưu nhược điểm riêng nên bạn phải lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đôi khi là cần có cả 2 loại để sử dụng tùy vào các trường hợp khác nhau.
Chỉ số SPF và PA trên kem chống nắng có nghĩa là gì?
Những sản phẩm kem chống nắng trên thị trường hiện nay đều có những chỉ số SPF và PA trên bao bì sản phẩm của mình. Hai chỉ số này khá quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp do đó bạn cần biết chúng là gì.
Chỉ số SPF là gì?
SPF được viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Sun Protect Factor”. Đây là chỉ số thể hiện khả năng chống tia UVB của sản phẩm. Chỉ số này có thang điểm từ 1 tới 100, độ lớn của chỉ số càng cao thì thời gian chống tia UVB, ngăn chặn tình trạng cháy nắng, bỏng rát càng lâu.
Vì chỉ số này được đo lường bằng thời gian nên mỗi số sẽ tượng trưng cho một khoảng thời gian nhất định. Cứ mỗi 1 SPF = 15 phút hoạt động của sản phẩm để chống lại tia UVB. Tức là bạn cứ lấy chỉ số SPF trên sản phẩm của mình nhân cho 15 phút thì sẽ ra được thời gian hoạt động tối đa của kem chống nắng.
Ví dụ: Chỉ số SPF trên sản phẩm là 15 thì thời gian hoạt động sẽ là: 15 x 15 = 225 phút = 3 tiếng 45 phút.
Nhưng trên thực tế thời gian này chỉ mang tính chất tương đối mà thôi nha. Theo nghiên cứu cho thấy thì những người có làn da ngăm hơn thì thời gian tác dụng sẽ cao hơn. Tức là 1 SPF đối với người da ngăm sẽ là 20 phút còn với người da trắng sáng thì 1 SPF chỉ bằng khoảng 10 phút mà thôi.
SPF
Không chỉ thể hiện thời gian chống tia UVB thôi không đâu nha. Chỉ số SPF mà càng lớn thì khả năng chống tia này càng cao. Ví dụ SPF = 1 thì có khả năng kháng được 93% tia UVB nhưng SPF = 30 thì con số này lên tới 97%, còn SPF = 100 thì kháng được 99%.
Tuy nhiên các bạn tránh nhầm lẫn là SPF càng cao thì càng tốt nhé. Chỉ số này sẽ chứa nhiều thành phần hóa học hơn và dễ gây nhạy cảm cho da hoặc nổi mụn. Cho nên một sản phẩm phù hợp với điều kiện thời tiết như ở Việt Nam thì SPF khoảng tầm 30 – 50 là phù hợp rồi.
Chỉ số PA là gì?
Có thể bạn dễ dàng hiểu ra chỉ số PA – Protect Grade of UVA chính là đo lường khả năng chống tia UVA từ ánh nắng mặt trời. UVA gây lão hóa da nên sản phẩm này sẽ ngăn ngừa tình trạng này xảy ra khi chúng ta đi nhiều ngoài trời nắng.
Khác với SPF thì PA lại sử dụng dấu “+” để thể hiện mức độ của mình. Càng nhiều dấu + thì sản phẩm này càng kháng tia UVA mạnh hơn. Thang đo khả năng chống tia UVA như sau:
PA+: chống được 40 – 50% UVA.
PA++: chống được 60 – 70% UVA.
PA+++ chống được 80 – 90% UVA.
PA++++: chống được trên 90% UVA.
Cách sử dụng kem chống nắng đúng
Hiểu về kem chống nắng rồi thì phải xem cách sử dụng nó như thế nào nữa đúng không nào.
Lưu ý khi thoa kem chống nắng
– Kem chống nắng là một trong các bước Skin Care, Cindy đã nhắc các bạn khác nhiều lần rồi nên hãy nhớ nó luôn là một phần quan trọng trong chăm sóc da nhé. Thoa kem chống nắng là bước cuối cùng sau khi thực hiện các bước dưỡng da vào buổi sáng và trước khi trang điểm. Apply kem chống nắng lên da sau khi dưỡng ẩm được 15 phút nhé.
– Tốt nhất là thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài đường 20 phút.
– Khi di chuyển nhiều giờ ngoài trời nắng thì nên thoa kem chống nắng cứ mỗi 2 tiếng một lần.
– Thoa kem chống nắng với một lượng đủ, theo chuyên gia thì để phủ kín vùng mặt thì trung bình cần tới 1,2g kem. Còn toàn bộ cơ thể thì phải cần tới 20 tới 30g.
– Để kem thẩm thấu tốt hơn thì nên vỗ nhẹ lên da nữa nha.
– Chú ý thoa cả những khu vực thường xuyên bị “bỏ quên” như là cổ, tai, sau gáy.
Dùng kem ngay cả khi trời không nắng
Đừng tưởng là trời không một giọt nắng là bạn hoàn toàn không phải lo lắng nữa nhé. Những tia cực tím UV này khủng khiếp hơn bạn tưởng đấy. Chúng có thể xuyên qua cả tán lá bóng cây, tường nhà, quần áo để tấn công làn da của bạn. Vậy thì những đám mây che nắng kia chẳng là gì với chúng đâu. Ngay cả khi trời tối mà tia UV vẫn có thể xuất hiện đấy nha.
Những thiết bị điện tử cũng sản sinh ra các tia khác nhau có thể gây hại. Lúc này kem chống nắng cũng phát huy được tác dụng đấy, nên hãy nhớ “luôn sử dụng khi có thể” nhé.
Tẩy trang dù không trang điểm
Sau một ngày hoạt động làm việc bên ngoài, kem chống nắng trên da đã hoạt động thật tốt nhưng lúc này nó lại tạo thành một lớp bụi bẩn trên da của bạn. Dù không trang điểm nhưng vẫn phải tẩy trang để da được sạch sẽ và thông thoáng trước khi thực hiện các bước Skin Care khác.
Những tiêu chí chính
– Nên lựa chọn sản phẩm có độ quang phổ rộng (broad-spectrum) tức là khả năng chống tia UVA và UVB cùng một lúc. Tốt hơn hết là lựa chọn sản phẩm có cả hai chỉ số SPF và PA hoặc có chữ Broad Spectrum trên bao bì sản phẩm.
Lựa chọn kem chống nắng phù hợp cho bạn
– Những sản phẩm kem chống nắng hóa học thường có chứa cồn, điều này làm cho người sử dụng có cảm giác bị châm chích, ngứa, dị ứng, da khô. Cồn này giúp cho sản phẩm khi sử dụng không tạo cảm giác bết dính. Vì thế nên bôi thử xem coi mình có bị như thế không trước khi mua nhé, nhất là mấy cô nàng da khô ấy. Còn bạn đã lỡ rồi thì có cách khắc phục đó là bôi thêm một lớp kem dưỡng ẩm lên trước khi bôi kem chống nắng.
– Chọn kem chống nắng riêng cho body và vùng mặt: Không như da của body nên bạn cũng phải lựa chọn sản phẩm riêng cho da mặt.
– Có khả năng không thấm nước và mồ hôi tốt: Những sản phẩm này sẽ bền hơn ở trên da, bạn không phải thoa nhiều lần vậy sẽ tiết kiệm hơn.
– Nên chọn các sản phẩm có thành phần từ tự nhiên: Ngày nay xu hướng sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên ngày càng nhiều. Kem chống nắng cũng vậy, những sản phẩm có thành phần từ tự nhiên cũng đảm bảo khả năng ngăn cản các tia độc hại mà lại còn an toàn cho làn da, không gây kích ứng.
Kem chống nắng cho từng loại da
Ngoài những tiêu chí chính đó thì bạn còn phải chú ý tới loại của mình nữa. Vì mỗi loại da có các đặc điểm khác nhau nên các hãng sản xuất cũng cho ra những dòng sản phẩm kem chống nắng phù hợp.
Da dầu
Là một loại da nhiều dầu nhờn vì vậy loại kem chống nắng phù hợp phải có khả năng thẩm thấu nhanh hơn, không gây nhờn khó chịu, tạo được cảm giác khô thoáng. Những loại sản phẩm này thường có dạng gel hoặc sữa. riêng Cindy thì sẽ recommend loại sữa hơn. Đa số các loại sản phẩm cho da dầu này thường có chữ nổi bật như “oil free”, “oil control”, “no sebum”, “for oil skin”,…
Da khô
Với những bạn da khô thì khi chọn kem chống nắng nên chú ý xem coi trên bao bì sản phẩm có ghi thành phần như Ha hay Glycerin không. Đó là các dưỡng chất cung cấp độ ẩm cho da.
Da nhạy cảm
Như đã nói ở phần trên thì các loại kem chống nắng chứa nhiều thành phần hóa học sẽ không tốt cho da nhạy cảm. Tốt hơn là sử dụng các loại sản phẩm kem chống nắng vật lý hoặc được chiết xuất từ các hợp chất hữu cơ an toàn cho da.
Da mụn
Khi da bạn đang trong giai đoạn nổi mụn thì tốt nhất nên chọn các loại kem chống nắng có khả năng thẩm thấu nhanh chóng, khô thoáng, lành tính và đặc biệt nên loại bỏ các loại có chứa nhiều cồn nha.
Cindy chắc chắn sẽ tổng hợp một bài viết riêng để list ra cho các bạn sản phẩm kem chống nắng tốt cho từng loại da.
Vì bài viết này cũng khá dài rồi, cung cấp cũng kha khá thông tin về kem chống nắng. Cho nên nếu bạn còn thắc mắc gì đừng ngại ngần để lại comment hoặc là chat riêng với Cindy để mình giải đáp nhé. Trong các bài sau mình sẽ đi sâu hơn vào từng mục nhỏ để bạn có kiến thức tốt hơn về kem chống nắng.
Các bạn có thể tham khảo những bài viết khác về những cách chăm sóc da hiệu quả tại : https://tranglamdep.net/cham-soc-da/