1. Khái niệm
Tổ chức chính trị - xã hội là một trong những tổ chức xã hội góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đây là tổ chức mang màu sắc chính trị, đại diện cho ý chí của các tầng lớp trong xã hội trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua
2. Vai trò
Ở nước ta hiện nay, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang là chủ thể chân chính của quyền lực. Vì vậy, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hệ thống chính trị của nước ta gồm nhiều tổ chức, mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau do chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, nhưng cùng tác động vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân.
Hệ thống QLCT ở Việt Nam dù trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng vẫn giữ được những nguyên tắc chung nhất:
- QLCT thuộc về nhân dân, do nhân dân lao động làm chủ;
- Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng, qua sự quản lý của Nhà nước và qua các tổ chức CTXH, tổ chức xã hội;
- Đảng Cộng sản VN là Đảng cầm quyền, Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với Nhà nước và toàn xã hội.
- Quyền lực Nhà nước là thống nhất, trên cơ sở có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
- Các đoàn thể xã hội tham gia quản lý xã hội, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và các thành viên; tham gia xây dựng nhà nước, xây dựng Đảng, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Những tổ chức chính trị – xã hội hay đoàn thể quần chúng lớn, có ảnh hưởng sâu rộng như: Mặt trận Tổ quốc Việt nam, Công đoàn, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam.. là các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị.
a) Mặt trận Tổ quốc
Trong hệ thống chính trị nước ta, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên có vai trò quan trọng. Điều 9 Hiến pháp ta qui định: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của nó là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ đất nước, ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc và các thành viên Mặt trận là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân có những nhiệm vụ quan trọng sau đây:
+ Tham gia thành lập các cơ quan nhà nước
Điều 30 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 26 Luật bầu cử Hội đồng nhân dân đều qui định: Mặt trận tổ quốc Việt Nam chủ trì việc hiệp thương với các tổ chức xã hội khác để giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác trong Mặt trận là những thành viên trong các tổ chức bầu cử như Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử..
+ Tham gia xây dựng pháp luật
Hiến pháp nước ta qui định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình các dự án luật trước Quốc hội và trình các dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Tham gia quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước
Hiến pháp qui định các tổ chức xã hội có quyền tham gia vào các công việc nhà nước, tham gia quản lý nhà nước. Luật tổ chức Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án, Luật tổ chức Viện kiểm sát, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng nhiều luật khác đều có qui định về vấn đề này.
+ Tham gia tuyên truyền Hiến pháp và pháp luật, giáo dục công dân ý thức chấp hành pháp luật, đấu tranh bào vệ pháp luật, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân.
b) Công đoàn
Là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt nam, cùng với các cơ quan nhà nước, công đoàn chăm lo đời sống và bảo đảm quyền lợi của công nhân viên chức.
C) Hội nông dân Việt nam: Là tổ chức đoàn kết, giáo dục nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của nông dân nhằm hướng dẫn những người sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội. Hội nông dân Việt nam kiến nghị với nhà nước những vấn đề cần thiết trong chính sách nông nghiệp, giúp đỡ nhà nước trong việc xây dựng pháp luật quản lý nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân.
d) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: là tổ chức giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ, là đội hậu bị, là cánh tay đắc lực của Đảng, đồng thời cũng là nguồn cung cấp cán bộ trẻ cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức quần chúng.
đ) Hội liên hiệp phụ nữ: là tổ chức đoàn kết rộng rãi, động viên giáo dục các tầng lớp phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng của mình với nam giới đồng thời nhận thức rõ vai trò đặc biệt của phụ nữ trong việc làm mẹ và giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên.
E) Hội Cựu chiến binh Việt Nam: Là đoàn thể chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.
3. Các giải pháp
a) Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị-xã hội trong tình hình mới
Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lãnh đạo của từng tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo Điều lệ hiện hành; hoạt động với tư cách là thành viên của hệ thống chính trị và hoạt động với tư cách là thành viên của Mặt trận Tổ quốc.
b). Kiện toàn hệ thống tổ chức của từng tổ chức chính trị - xã hội gọn nhẹ, hiệu quả
Kiện toàn các ban tham mưu, giúp việc của ban chấp hành từng tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương và cấp tỉnh, gọn, nhẹ, chuyên sâu, hoạt động hiệu quả.
c) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội, bảo đảm thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao
Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ từng tổ chức chính trị - xã hội có chất lượng, có phong cách công tác.
d) Quán triệt và cụ thể hóa Quy chế của Đảng về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong thể chế chính trị nhất nguyên, đảng duy nhất cầm quyền
Nhận thức sâu sắc vai trò việc giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động của Đảng, Nhà nước trong điều kiện thực hiện thể chế chính trị nhất nguyên, Đảng duy nhất cầm quyền.
đ) Từng tổ chức chính trị - xã hội coi trọng phát huy cao nhất vai trò là thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời, phối hợp tốt với các tổ chức chính trị - xã hội khác tạo thành hoạt động chung trong thực hiện nhiệm vụ của hệ thống chính trị
Từng tổ chức chính trị - xã hội phát huy cao độ tính độc lập tương đối của mình trong thực hiện nhiệm vụ của hệ thống chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Các tổ chức chính trị - xã hội là các thành viên của hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, xây dựng tổ chức và hoạt động nhằm thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng. Từng tổ chức chính trị - xã hội có tính độc lập tương đối về tổ chức và hoạt động, không độc lập về chính trị, mà phải tuân theo đường lối, quan điểm chính trị của Đảng.
Tổ chức chính trị - xã hội là một trong những tổ chức xã hội góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đây là tổ chức mang màu sắc chính trị, đại diện cho ý chí của các tầng lớp trong xã hội trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua
2. Vai trò
Ở nước ta hiện nay, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang là chủ thể chân chính của quyền lực. Vì vậy, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hệ thống chính trị của nước ta gồm nhiều tổ chức, mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau do chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, nhưng cùng tác động vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân.
Hệ thống QLCT ở Việt Nam dù trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng vẫn giữ được những nguyên tắc chung nhất:
- QLCT thuộc về nhân dân, do nhân dân lao động làm chủ;
- Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng, qua sự quản lý của Nhà nước và qua các tổ chức CTXH, tổ chức xã hội;
- Đảng Cộng sản VN là Đảng cầm quyền, Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với Nhà nước và toàn xã hội.
- Quyền lực Nhà nước là thống nhất, trên cơ sở có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
- Các đoàn thể xã hội tham gia quản lý xã hội, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và các thành viên; tham gia xây dựng nhà nước, xây dựng Đảng, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Những tổ chức chính trị – xã hội hay đoàn thể quần chúng lớn, có ảnh hưởng sâu rộng như: Mặt trận Tổ quốc Việt nam, Công đoàn, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam.. là các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị.
a) Mặt trận Tổ quốc
Trong hệ thống chính trị nước ta, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên có vai trò quan trọng. Điều 9 Hiến pháp ta qui định: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của nó là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ đất nước, ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc và các thành viên Mặt trận là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân có những nhiệm vụ quan trọng sau đây:
+ Tham gia thành lập các cơ quan nhà nước
Điều 30 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 26 Luật bầu cử Hội đồng nhân dân đều qui định: Mặt trận tổ quốc Việt Nam chủ trì việc hiệp thương với các tổ chức xã hội khác để giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác trong Mặt trận là những thành viên trong các tổ chức bầu cử như Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử..
+ Tham gia xây dựng pháp luật
Hiến pháp nước ta qui định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình các dự án luật trước Quốc hội và trình các dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Tham gia quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước
Hiến pháp qui định các tổ chức xã hội có quyền tham gia vào các công việc nhà nước, tham gia quản lý nhà nước. Luật tổ chức Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án, Luật tổ chức Viện kiểm sát, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng nhiều luật khác đều có qui định về vấn đề này.
+ Tham gia tuyên truyền Hiến pháp và pháp luật, giáo dục công dân ý thức chấp hành pháp luật, đấu tranh bào vệ pháp luật, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân.
b) Công đoàn
Là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt nam, cùng với các cơ quan nhà nước, công đoàn chăm lo đời sống và bảo đảm quyền lợi của công nhân viên chức.
C) Hội nông dân Việt nam: Là tổ chức đoàn kết, giáo dục nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của nông dân nhằm hướng dẫn những người sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội. Hội nông dân Việt nam kiến nghị với nhà nước những vấn đề cần thiết trong chính sách nông nghiệp, giúp đỡ nhà nước trong việc xây dựng pháp luật quản lý nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân.
d) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: là tổ chức giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ, là đội hậu bị, là cánh tay đắc lực của Đảng, đồng thời cũng là nguồn cung cấp cán bộ trẻ cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức quần chúng.
đ) Hội liên hiệp phụ nữ: là tổ chức đoàn kết rộng rãi, động viên giáo dục các tầng lớp phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng của mình với nam giới đồng thời nhận thức rõ vai trò đặc biệt của phụ nữ trong việc làm mẹ và giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên.
E) Hội Cựu chiến binh Việt Nam: Là đoàn thể chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.
3. Các giải pháp
a) Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị-xã hội trong tình hình mới
Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lãnh đạo của từng tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo Điều lệ hiện hành; hoạt động với tư cách là thành viên của hệ thống chính trị và hoạt động với tư cách là thành viên của Mặt trận Tổ quốc.
b). Kiện toàn hệ thống tổ chức của từng tổ chức chính trị - xã hội gọn nhẹ, hiệu quả
Kiện toàn các ban tham mưu, giúp việc của ban chấp hành từng tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương và cấp tỉnh, gọn, nhẹ, chuyên sâu, hoạt động hiệu quả.
c) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội, bảo đảm thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao
Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ từng tổ chức chính trị - xã hội có chất lượng, có phong cách công tác.
d) Quán triệt và cụ thể hóa Quy chế của Đảng về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong thể chế chính trị nhất nguyên, đảng duy nhất cầm quyền
Nhận thức sâu sắc vai trò việc giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động của Đảng, Nhà nước trong điều kiện thực hiện thể chế chính trị nhất nguyên, Đảng duy nhất cầm quyền.
đ) Từng tổ chức chính trị - xã hội coi trọng phát huy cao nhất vai trò là thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời, phối hợp tốt với các tổ chức chính trị - xã hội khác tạo thành hoạt động chung trong thực hiện nhiệm vụ của hệ thống chính trị
Từng tổ chức chính trị - xã hội phát huy cao độ tính độc lập tương đối của mình trong thực hiện nhiệm vụ của hệ thống chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Các tổ chức chính trị - xã hội là các thành viên của hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, xây dựng tổ chức và hoạt động nhằm thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng. Từng tổ chức chính trị - xã hội có tính độc lập tương đối về tổ chức và hoạt động, không độc lập về chính trị, mà phải tuân theo đường lối, quan điểm chính trị của Đảng.