Bốc hỏa thường xảy ra ở phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh khiến chị em khó chịu, mệt mỏi và thường xuyên mất ngủ. Vậy bốc hỏa là gì? Có cách nào chữa khỏi hoặc hạn chế gặp phải tình trạng này không?
Bốc hỏa là gì?
Bốc hỏa là một trong các triệu chứng khá phổ biến ở người phụ nữ khi trải qua thời kỳ tiền mãn kinh. Theo các bác sĩ, bốc hỏa là hiện tượng xảy ra do cơ thể phản ứng lại sự thiếu hụt các nội tiết tố estrogen.
Cơn bốc hỏa được cảm nhận khi đang ngủ thấy có luồng khí nóng từ phần trên cơ thể bốc lên mắt, lan ra toàn thân, đi cùng với hiện tượng đó là tim đập nhanh, thân nhiệt tăng lên như đang sốt và người mệt rũ ra. Mỗi cơn thường kéo dài khoảng 5 phút, sau đó sẽ là hiện tượng vã mồ hôi…
Tần suất xuất hiện khác nhau tùy theo mỗi người. Có người xuất hiện dồn dập, dày đặc lại có người thỉnh thoảng mới xuất hiện 1 cơn.
Nguyên nhân dẫn đến những cơn bốc hỏa
Do rối loạn hormone
Theo các nghiên cứu cho thấy bốc hỏa chủ yếu gây ra bởi sự thay đổi hormone nội tiết tố nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh. Khi buồng trứng giảm hoạt động, estrogen giảm đi và ngay lập tức khiến cán cân nội tiết mất thăng bằng.
Estrogen suy giảm có tác động trực tiếp vào vùng dưới đồi – một phần của não chịu trách nhiệm kiểm soát việc thèm ăn, chu kỳ giấc ngủ, thân nhiệt và hormone t.ình d.ục khiến cho vùng này bị rối loạn và “hiểu nhầm” là cơ thể đang quá nóng trong người.
Ngay lập tức, bộ não sẽ báo động cho toàn cơ thể vận hành cơ chế giải phóng nhiệt. Tim bơm máu nhanh hơn, các mạch máu trong da giãn ra để lưu thông máu nhiều hơn, các tuyến mồ hôi cũng vất vả làm việc giúp thải mồ hôi nhiều hơn và làm mát cơ thể. Chính vì vậy nên triệu chứng thường thấy ở bốc hỏa là nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, thở nhanh và nông.
Do 1 số loại thuốc
Có 1 số loại thuốc cũng có thể làm chị em rơi vào cơn bốc hỏa như: thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm…
Nguyên nhân khác
Ngoài 2 nguyên nhân trên thì còn 1 số nguyên nhân khác có thể kể đến như:
- Thừa cân, béo phì.
- Stress
- Ăn các đồ cay nóng, sử dụng các chất kích thích rượu bia, thuốc lá, cafe
- Bệnh lý: cường tuyến giáp, nhiễm virus…
- Môi trường: phòng ốc ngột ngạt, nóng bức, môi trường ô nhiễm.
Đa số cơn “bốc hỏa” thường “ghé thăm” chị em vào ban đêm. Cũng chính những lúc này, khi người chồng có h.am m.uốn thường gặp phải phản ứng không mặn mà của vợ khiến mối quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng. “Điều này rất nguy hiểm, bởi đàn ông thấy “tổ” nhà mình không còn “ấm” thì sẽ rất dễ tìm nơi khác vui hơn, “ấm” hơn. Và người vợ cần lắm cách thoát khỏi những cơn “bốc hỏa”, thắp lửa phòng the để nâng cao chất lượng cuộc sống, ngừa những phi vụ “ăn chả” của chồng”.
Cách khắc phục chứng bốc hỏa
Thay đổi môi trường sống
Nên dọn phòng sạch sẽ, thoáng đãng; Sử dụng đồ ngủ nhẹ nhàng, thoáng mát, dễ chịu. Có thể giảm nhiệt độ phòng để có 1 giấc ngủ tốt hơn.
Thay đổi lối sống
Hạn chế các thức ăn có tính cay nóng. Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe… Nên ăn nhiều hoa quả giúp bổ sung vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể.
Bổ sung estrogen cho cơ thể
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nguyên nhân sâu xa của tình trạng bốc hỏa này là do cơ thể bị thiếu nội tiết estrogen, chính vì vậy việc bổ sung và cân bằng hormone này cho phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh là điều thiết thực nhất.
Bổ sung estrogen cho cơ thể có 2 cách:
- Cách 1: Bổ sung bằng hormone thay thế (Hormone Replacement Therapy- viết tắt là HRT). Cách này có tác dụng nhanh, mạnh nên phù hợp với phụ nữ bị thiếu estrogen nặng. Nhưng không có khả năng đào thải khi dư thừa dễ gây ứ đọng trong cơ thể. Có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí nguy hiểm do hàm lượng nội tiết cao. Do đó, bắt buộc phải có chỉ định của y bác sĩ chuyên sản phụ khoa và theo dõi định kỳ kỹ lưỡng. Liệu pháp HRT chống chỉ định với phụ nữ có khối u vú u tử cung. Nếu sử dụng quá liều thì làm tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung, gây quá sản nội mạc tử cung, xuất huyết tử cung. Muốn sử dụng liệu pháp này thì phải đến gặp bác sĩ chuyên môn để khám, thậm chí làm xét nghiệm để xem có thuộc đối tượng sử dụng được không, và trong quá trình sử dụng thì phải có bác sĩ theo dõi rất chặt chẽ để hạn chế các nguy cơ.
- Cách 2: Bổ sung bằng estrogen thảo dược. So với liệu pháp HRT, bổ sung estrogen thảo dược chiết xuất từ tinh chất mầm đậu nành (isoflavon), mặc dù tác dụng chậm hơn nhưng an toàn và không cần chỉ định của bác sĩ chuyên sản phụ khoa. Isoflavone là một loại estrogen thực vật, có cấu trúc tương tự như estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Chính sự tương đồng trong cấu trúc khiến isoflavone có khả năng bù đắp sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể, nhờ vậy, xoa dịu được các triệu chứng bốc hỏa của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Ngoài ra, isoflavone còn là chất chống oxy hóa, tham gia vào quá trình ngăn cản sự già hóa của cơ thể.
Các biện pháp khác
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Thể dục thể thao thường xuyên, điều độ. Chị em có thể tập các môn như yoga, tập ngồi thiền…
Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua đầu số 18006316 hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết. Các chuyên gia của chúng tôi luôn hỗ trợ giải đáp 24/7.
Bốc hỏa là gì?
Bốc hỏa là một trong các triệu chứng khá phổ biến ở người phụ nữ khi trải qua thời kỳ tiền mãn kinh. Theo các bác sĩ, bốc hỏa là hiện tượng xảy ra do cơ thể phản ứng lại sự thiếu hụt các nội tiết tố estrogen.
Cơn bốc hỏa được cảm nhận khi đang ngủ thấy có luồng khí nóng từ phần trên cơ thể bốc lên mắt, lan ra toàn thân, đi cùng với hiện tượng đó là tim đập nhanh, thân nhiệt tăng lên như đang sốt và người mệt rũ ra. Mỗi cơn thường kéo dài khoảng 5 phút, sau đó sẽ là hiện tượng vã mồ hôi…
Tần suất xuất hiện khác nhau tùy theo mỗi người. Có người xuất hiện dồn dập, dày đặc lại có người thỉnh thoảng mới xuất hiện 1 cơn.
Nguyên nhân dẫn đến những cơn bốc hỏa
Do rối loạn hormone
Theo các nghiên cứu cho thấy bốc hỏa chủ yếu gây ra bởi sự thay đổi hormone nội tiết tố nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh. Khi buồng trứng giảm hoạt động, estrogen giảm đi và ngay lập tức khiến cán cân nội tiết mất thăng bằng.
Estrogen suy giảm có tác động trực tiếp vào vùng dưới đồi – một phần của não chịu trách nhiệm kiểm soát việc thèm ăn, chu kỳ giấc ngủ, thân nhiệt và hormone t.ình d.ục khiến cho vùng này bị rối loạn và “hiểu nhầm” là cơ thể đang quá nóng trong người.
Ngay lập tức, bộ não sẽ báo động cho toàn cơ thể vận hành cơ chế giải phóng nhiệt. Tim bơm máu nhanh hơn, các mạch máu trong da giãn ra để lưu thông máu nhiều hơn, các tuyến mồ hôi cũng vất vả làm việc giúp thải mồ hôi nhiều hơn và làm mát cơ thể. Chính vì vậy nên triệu chứng thường thấy ở bốc hỏa là nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, thở nhanh và nông.
Do 1 số loại thuốc
Có 1 số loại thuốc cũng có thể làm chị em rơi vào cơn bốc hỏa như: thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm…
Nguyên nhân khác
Ngoài 2 nguyên nhân trên thì còn 1 số nguyên nhân khác có thể kể đến như:
- Thừa cân, béo phì.
- Stress
- Ăn các đồ cay nóng, sử dụng các chất kích thích rượu bia, thuốc lá, cafe
- Bệnh lý: cường tuyến giáp, nhiễm virus…
- Môi trường: phòng ốc ngột ngạt, nóng bức, môi trường ô nhiễm.
Đa số cơn “bốc hỏa” thường “ghé thăm” chị em vào ban đêm. Cũng chính những lúc này, khi người chồng có h.am m.uốn thường gặp phải phản ứng không mặn mà của vợ khiến mối quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng. “Điều này rất nguy hiểm, bởi đàn ông thấy “tổ” nhà mình không còn “ấm” thì sẽ rất dễ tìm nơi khác vui hơn, “ấm” hơn. Và người vợ cần lắm cách thoát khỏi những cơn “bốc hỏa”, thắp lửa phòng the để nâng cao chất lượng cuộc sống, ngừa những phi vụ “ăn chả” của chồng”.
Cách khắc phục chứng bốc hỏa
Thay đổi môi trường sống
Nên dọn phòng sạch sẽ, thoáng đãng; Sử dụng đồ ngủ nhẹ nhàng, thoáng mát, dễ chịu. Có thể giảm nhiệt độ phòng để có 1 giấc ngủ tốt hơn.
Thay đổi lối sống
Hạn chế các thức ăn có tính cay nóng. Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe… Nên ăn nhiều hoa quả giúp bổ sung vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể.
Bổ sung estrogen cho cơ thể
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nguyên nhân sâu xa của tình trạng bốc hỏa này là do cơ thể bị thiếu nội tiết estrogen, chính vì vậy việc bổ sung và cân bằng hormone này cho phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh là điều thiết thực nhất.
Bổ sung estrogen cho cơ thể có 2 cách:
- Cách 1: Bổ sung bằng hormone thay thế (Hormone Replacement Therapy- viết tắt là HRT). Cách này có tác dụng nhanh, mạnh nên phù hợp với phụ nữ bị thiếu estrogen nặng. Nhưng không có khả năng đào thải khi dư thừa dễ gây ứ đọng trong cơ thể. Có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí nguy hiểm do hàm lượng nội tiết cao. Do đó, bắt buộc phải có chỉ định của y bác sĩ chuyên sản phụ khoa và theo dõi định kỳ kỹ lưỡng. Liệu pháp HRT chống chỉ định với phụ nữ có khối u vú u tử cung. Nếu sử dụng quá liều thì làm tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung, gây quá sản nội mạc tử cung, xuất huyết tử cung. Muốn sử dụng liệu pháp này thì phải đến gặp bác sĩ chuyên môn để khám, thậm chí làm xét nghiệm để xem có thuộc đối tượng sử dụng được không, và trong quá trình sử dụng thì phải có bác sĩ theo dõi rất chặt chẽ để hạn chế các nguy cơ.
- Cách 2: Bổ sung bằng estrogen thảo dược. So với liệu pháp HRT, bổ sung estrogen thảo dược chiết xuất từ tinh chất mầm đậu nành (isoflavon), mặc dù tác dụng chậm hơn nhưng an toàn và không cần chỉ định của bác sĩ chuyên sản phụ khoa. Isoflavone là một loại estrogen thực vật, có cấu trúc tương tự như estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Chính sự tương đồng trong cấu trúc khiến isoflavone có khả năng bù đắp sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể, nhờ vậy, xoa dịu được các triệu chứng bốc hỏa của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Ngoài ra, isoflavone còn là chất chống oxy hóa, tham gia vào quá trình ngăn cản sự già hóa của cơ thể.
Các biện pháp khác
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Thể dục thể thao thường xuyên, điều độ. Chị em có thể tập các môn như yoga, tập ngồi thiền…
Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua đầu số 18006316 hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết. Các chuyên gia của chúng tôi luôn hỗ trợ giải đáp 24/7.