NHUYỄN THỂ LÀ GÌ? THÔNG TIN VỀ NHUYỄN THỂ
1. Nhuyễn thể là gì?
Nhuyễn thể là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi.
Nhuyễn thể còn được gọi là thân nhuyễn, Ngành Thân mềm (tiếng Anh là Mollusca).
2. Thông tin về loài nhuyễn thể.
Nhuyễn thể có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 93.000 loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc và hơn 70.000 loài đã tuyệt chủng. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.
Nhuyễn thể có độ đa dạng cao, không chỉ về kích thước mà còn về cấu trúc giải phẫu học, bên cạnh sự đa dạng về ứng xử và môi trường sống. Ngành này được chia thành 9 hoặc 10 lớp, trong đó có 2 lớp tuyệt chủng hoàn toàn. Các loài chân đầu (Cephalopoda) như mực ống, mực nang và bạch tuộc là các nhóm có thần kinh cao nhất trong tất cả các loài động vật không xương sống, và mực khổng lồ hay mực ống khổng lồ là những loài động vật không xương sống lớn nhất đã được biết đến. Năm 1877, người ta đã phát hiện xác của loài này dạt vào ven bờ Đại Tây Dương, dài 18m (kể cả tua miệng), cả cơ thể nặng khoảng hơn một tấn. Động vật chân bụng (ốc sên và ốc) là nhóm có số loài nhiều nhất đã được phân loại, chiếm khoảng 80% trong tổng số loài động vật thân mềm. Nghiên cứu khoa học về loài này được gọi là nhuyễn thể học.
Động vật thân mềm có nhiều dạng hơn so với bất kỳ nhóm nào khác trong ngành động vật. Chúng bao gồm ốc sên, ốc và các loài động vật chân bụng; clam và các loài bivalve khác; mực và các loài Cephalopoda khác; và các loài ít được biết đến hơn nhưng là nhưng phân nhóm riêng biệt có tính tương đồng. Phần lớn các loài vẫn sống trong các đại dương, từ vùng ven bờ đến vùng biển thẳm, nhưng một số là thành phần quan trọng trong các hệ sinh thái nước ngọt và trên cạn. Động vật thân mềm cực kỳ đa dạng trong các vùng nhiệt đới và ôn đới, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở tất cả các vĩ độ. Khoảng 80% trong số các loài động vật thân mềm đã được biết đến là động vật chân bụng. Cephalopoda như mực, bạch tuộc là những động vật có hệ thần kinh tiến bộ nhất trong nhóm các loài động vật không xương sống. Mực khổng lồ, cho đến gần đây đã không được quan sát còn sinh tồn ở dạng cá thể trưởng thành, là một trong những động vật không xương sống lớn nhất, nhưng mẫu vật được bắt gần đây của loài Mesonychoteuthis hamiltoni dài 10m và nặng 500 kg có thể đã vượt qua loài mực khổng lồ.
Động vật thân mềm nước ngọt và trên đất liền thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Những ước tính về số loài động vật thân mềm không sống trong biển thì nằm trong một khoảng rộng, một phần là do nhiều khu vực không được khảo sát kỹ lưỡng. Ngoài ra còn có sự thiếu hụt các chuyên gia có thể xác định tất cả các loài động vật trong bất kỳ một khu vực đến cấp loài. Tuy nhiên, năm 2004 Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa bao gồm gần 2.000 loài động vật thân mềm sống trong môi trường nước ngọt và đất liền bị đe dọa. Để so sánh, phần lớn các loài động vật thân mềm sống trong biển, nhưng chỉ có 41 trong số này có mặt trong Sách Đỏ năm 2004. Khoảng 42% các loài đã tuyệt chủng được ghi nhận từ năm 1500 là động vật thân mềm, bao gồm gần như toàn bộ các loài không sống trong biển.
3. Vai trò thực tiễn của loài nhuyễn thể.
Lợi ích:
- Làm thực phẩm cho con người.
- Làm thức ăn cho động vật khác.
- Làm sạch môi trường nước.
- Nguyên liệu xuất khẩu.
Tác hại:
- Là vật trung gian truyền bệnh.
- Ăn hại cây trồng.
4. Đặc điểm chung của loài nhuyễn thể.
- Cơ thể mềm, không phân đốt và ở phía lưng thường có nếp da phủ ngoài được gọi là áo. Đó là đặc điểm chỉ có ở các loài thân mềm.
- Tim chia ngăn phát triển, hệ tuần hoàn hở.
- Hệ thần kinh thuộc kiểu hạch thần kinh phân tán.
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
5. Một số động vật thuộc loài nhuyễn thể.
- Trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc, ốc, hàu, bào ngư, cầu gai, hải sâm, sá sùng, ngán, vọp, tu hài, trùng trục, sên biển, thỏ biển, bướm biển, hà..
6. Phân loại.
Loài nhuyễn thể phân thành 8 lớp: 6 lớp hiện hữu và 2 lớp đã tuyệt chủng.
8 lớp gồm:
- Caudofoveata: 120 loài hiện hữu
- Aplacophora (không vỏ) : 200 loài hiện hữu
- Polyplacophora (nhiều tấm vỏ) : 1000 loài hiện hữu
- Monoplacophora (vỏ một tấm) : 31 loài hiện hữu
- Gastropoda (chân bụng) : 70000 loài hiện hữu
- Cephalopoda (chân đầu) : 900 loài hiện hữu
- Bivalvia (vỏ hai tấm) : 20000 loài hiện hữu
- Scaphopoda: 500 loài hiện hữu
- Rostroconchia: Đã tuyệt chủng
- Helcionelloida: Đã tuyệt chủng
1. Nhuyễn thể là gì?
Nhuyễn thể là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi.
Nhuyễn thể còn được gọi là thân nhuyễn, Ngành Thân mềm (tiếng Anh là Mollusca).
2. Thông tin về loài nhuyễn thể.
Nhuyễn thể có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 93.000 loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc và hơn 70.000 loài đã tuyệt chủng. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.
Nhuyễn thể có độ đa dạng cao, không chỉ về kích thước mà còn về cấu trúc giải phẫu học, bên cạnh sự đa dạng về ứng xử và môi trường sống. Ngành này được chia thành 9 hoặc 10 lớp, trong đó có 2 lớp tuyệt chủng hoàn toàn. Các loài chân đầu (Cephalopoda) như mực ống, mực nang và bạch tuộc là các nhóm có thần kinh cao nhất trong tất cả các loài động vật không xương sống, và mực khổng lồ hay mực ống khổng lồ là những loài động vật không xương sống lớn nhất đã được biết đến. Năm 1877, người ta đã phát hiện xác của loài này dạt vào ven bờ Đại Tây Dương, dài 18m (kể cả tua miệng), cả cơ thể nặng khoảng hơn một tấn. Động vật chân bụng (ốc sên và ốc) là nhóm có số loài nhiều nhất đã được phân loại, chiếm khoảng 80% trong tổng số loài động vật thân mềm. Nghiên cứu khoa học về loài này được gọi là nhuyễn thể học.
Động vật thân mềm có nhiều dạng hơn so với bất kỳ nhóm nào khác trong ngành động vật. Chúng bao gồm ốc sên, ốc và các loài động vật chân bụng; clam và các loài bivalve khác; mực và các loài Cephalopoda khác; và các loài ít được biết đến hơn nhưng là nhưng phân nhóm riêng biệt có tính tương đồng. Phần lớn các loài vẫn sống trong các đại dương, từ vùng ven bờ đến vùng biển thẳm, nhưng một số là thành phần quan trọng trong các hệ sinh thái nước ngọt và trên cạn. Động vật thân mềm cực kỳ đa dạng trong các vùng nhiệt đới và ôn đới, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở tất cả các vĩ độ. Khoảng 80% trong số các loài động vật thân mềm đã được biết đến là động vật chân bụng. Cephalopoda như mực, bạch tuộc là những động vật có hệ thần kinh tiến bộ nhất trong nhóm các loài động vật không xương sống. Mực khổng lồ, cho đến gần đây đã không được quan sát còn sinh tồn ở dạng cá thể trưởng thành, là một trong những động vật không xương sống lớn nhất, nhưng mẫu vật được bắt gần đây của loài Mesonychoteuthis hamiltoni dài 10m và nặng 500 kg có thể đã vượt qua loài mực khổng lồ.
Động vật thân mềm nước ngọt và trên đất liền thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Những ước tính về số loài động vật thân mềm không sống trong biển thì nằm trong một khoảng rộng, một phần là do nhiều khu vực không được khảo sát kỹ lưỡng. Ngoài ra còn có sự thiếu hụt các chuyên gia có thể xác định tất cả các loài động vật trong bất kỳ một khu vực đến cấp loài. Tuy nhiên, năm 2004 Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa bao gồm gần 2.000 loài động vật thân mềm sống trong môi trường nước ngọt và đất liền bị đe dọa. Để so sánh, phần lớn các loài động vật thân mềm sống trong biển, nhưng chỉ có 41 trong số này có mặt trong Sách Đỏ năm 2004. Khoảng 42% các loài đã tuyệt chủng được ghi nhận từ năm 1500 là động vật thân mềm, bao gồm gần như toàn bộ các loài không sống trong biển.
3. Vai trò thực tiễn của loài nhuyễn thể.
Lợi ích:
- Làm thực phẩm cho con người.
- Làm thức ăn cho động vật khác.
- Làm sạch môi trường nước.
- Nguyên liệu xuất khẩu.
Tác hại:
- Là vật trung gian truyền bệnh.
- Ăn hại cây trồng.
4. Đặc điểm chung của loài nhuyễn thể.
- Cơ thể mềm, không phân đốt và ở phía lưng thường có nếp da phủ ngoài được gọi là áo. Đó là đặc điểm chỉ có ở các loài thân mềm.
- Tim chia ngăn phát triển, hệ tuần hoàn hở.
- Hệ thần kinh thuộc kiểu hạch thần kinh phân tán.
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
5. Một số động vật thuộc loài nhuyễn thể.
- Trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc, ốc, hàu, bào ngư, cầu gai, hải sâm, sá sùng, ngán, vọp, tu hài, trùng trục, sên biển, thỏ biển, bướm biển, hà..
6. Phân loại.
Loài nhuyễn thể phân thành 8 lớp: 6 lớp hiện hữu và 2 lớp đã tuyệt chủng.
8 lớp gồm:
- Caudofoveata: 120 loài hiện hữu
- Aplacophora (không vỏ) : 200 loài hiện hữu
- Polyplacophora (nhiều tấm vỏ) : 1000 loài hiện hữu
- Monoplacophora (vỏ một tấm) : 31 loài hiện hữu
- Gastropoda (chân bụng) : 70000 loài hiện hữu
- Cephalopoda (chân đầu) : 900 loài hiện hữu
- Bivalvia (vỏ hai tấm) : 20000 loài hiện hữu
- Scaphopoda: 500 loài hiện hữu
- Rostroconchia: Đã tuyệt chủng
- Helcionelloida: Đã tuyệt chủng