Trong quá trình du học nhật và học tiếng nhật thì việc các bạn phải hiểu rõ luật ở Nhật là điều tất yếu, hôm nay tôi xin giới thiệu đến các bạn 2 câu hỏi phổ biến là:
Câu hỏi thường gặp – Visa
Q: Nếu visa đã đáo hạn mà không kịp gia hạn sẽ bị xử lý như thế nào?
A: Trong trường hợp visa đã hết hạn, bạn bị yêu cầu phải rời khỏi Nhật Bản. Vẫn tiếp tục ở lại khi visa đã hết hạn là cư trú bất hợp pháp, ở Nhật có những quy định rất chặt chẽ liên quan đến vấn đề này. Nếu bị phát hiện bạn phải nộp phạt tài chính lên tới 3.000.000 yên, bị trục xuất khỏi Nhật và bị cấm quay lại Nhật trong tối đa là 5 năm tùy tình huống.
Q: Nếu đã đăng ký gia hạn/ làm mới visa nhưng chưa được thông qua đã đến hạn thì sao?
A: Hãy liên lạc ngay với Cục xuất nhập cảnh địa phương để xin hướng dẫn các thủ tục cần thiết. Tùy theo trường hợp thực tế của bạn, có thể được giảm hình phạt hoặc chỉ bị nhắc nhở. Hãy kiểm tra và xác nhận visa của bạn luôn trong tình trạng có hiệu lực để đảm bảo quyền lợi của mình.
Q: Trường hợp làm bẩn, rách hay mất hộ chiếu thì phải làm thế nào?
A: Đến cơ quan cảnh sát khu vực để nộp đơn báo mất, sau đó liên lạc với Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại địa phươang để hủy hiệu lực hộ chiếu cũ và tiến hành xin cấp lại hộ chiếu.
Q: Trường hợp làm bẩn, rách hay mất thẻ cư trú thì phải làm thế nào?
A: Thẻ cư trú là giấy tờ tùy thân quan trọng khi ở Nhật, vì vậy phải tiến hành thủ tục xin cấp lại trong vòng 14 ngày kể từ ngày mất. Bạn đi đến văn phòng hành chính nơi bạn đăng ký thẻ cư trú, giải thích tình hình và xin họ cấp lại thẻ. Nếu bạn nhớ mã số thẻ ngoại kiều thì việc cấp lại thẻ sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
Q: Có thể đến Nhật trước thời gian nhập học của trường Nhật được không?
A: Quan trọng nhất là thời hạn visa được viết trong hộ chiếu và thẻ cư trú của bạn, nếu trong quá trình đăng ký visa bạn điền đúng ngày muốn đến Nhật, và sau khi đến Nhật đảm bảo được địa điểm sống và giấy tờ tùy thân hợp lệ thì được phép nhập cảnh vào Nhật kể từ ngày visa có hiệu lực, có thể trước thời gian nhập học của trường
Luật lao động
Q: Có được xin làm thêm trên 28 tiếng/tuần không?
A: Tùy theo loại visa của bạn mà giới hạn quy định thời gian đi làm là khác nhau, trường hợp visa lao động có thể làm việc đến 40h/tuần, tuy nhiên nếu là visa bị cấm lao động như visa du lịch, du học, phụ thuộc… thì có quy định chỉ được làm thêm dưới 28 tiếng/tuần nếu xin được giấy phép.
Q: Có quy định gì về nội dung việc làm không?
A: Ngoài những việc phạm pháp như mại dâm, cờ bạc, tuyên truyền bạo động…thông thường người nước ngoài bị hạn chế làm những công việc liên quan đến ngành giải trí “tươi mát”, làm trong các trung tâm trò chơi pachinko, quán bar, hộp đêm, sàn nhảy… Du học sinh cũng bị quản lý chặt chẽ hơn về nội dung làm thêm để không ảnh hưởng đến việc học ở trường, thông thường cũng cần thông báo và được nhà trường cho phép mới có thể đi làm.
Q: Có thể tìm được thông tin về việc làm thêm ở đâu?
A: Có thể tìm hiểu thông tin cơ bản về việc làm thêm như Nội dung công việc, mức lương, vị trí và thời gian làm việc vv… từ một số nguồn như:
– Giới thiệu của những người đi trước, ví dụ nội dung của phần Việc làm trong ứng dụng isenpai
– Thông qua phòng hỗ trợ sinh viên, học sinh của trường đang theo học
– Thông báo tuyển người của các cửa tiệm, nhà hàng gần khu vực sinh sống
– Những chuyên trang giới thiệu việc làm dành cho người nước ngoài, ưu tiên những người thành thạo tiếng Anh: gaijinpot; isa; hiwork; jobinjapan
– Những chuyên trang giới thiệu việc làm ở các khu vực, ưu tiên những người thành thạo tiếng Nhật: hellowork; townwork; baitoru
Q: Không biết tiếng Nhật có thể làm thêm không?
A: Ngày nay xã hội của Nhật rất quan tâm đến cơ sở vật chất phục vụ cho người nước ngoài (bảng giờ, ga tàu, tên địa danh đều có phiên âm romanji, các dịch vụ ngân hàng mua sắm hỗ trợ đời sống…bằng tiếng nước ngoài) , kể cả không biết tiếng Nhật ở một mức độ nào đó bạn vẫn có thể sinh hoạt và làm việc tại Nhật Bản. Có những công việc không cần hoặc chỉ yêu cầu trình độ tiếng Nhật tối thiểu như đóng hộp bento, sơ chế thực phẩm trong siêu thị… nhưng thường thì nguồn thông tin về những công việc dạng này không nhiều. Lời khuyên là bạn vẫn nên có sự chuẩn bị về khả năng ngoại ngữ trước khi sang Nhật.
Câu hỏi thường gặp – Visa
Q: Nếu visa đã đáo hạn mà không kịp gia hạn sẽ bị xử lý như thế nào?
A: Trong trường hợp visa đã hết hạn, bạn bị yêu cầu phải rời khỏi Nhật Bản. Vẫn tiếp tục ở lại khi visa đã hết hạn là cư trú bất hợp pháp, ở Nhật có những quy định rất chặt chẽ liên quan đến vấn đề này. Nếu bị phát hiện bạn phải nộp phạt tài chính lên tới 3.000.000 yên, bị trục xuất khỏi Nhật và bị cấm quay lại Nhật trong tối đa là 5 năm tùy tình huống.
Q: Nếu đã đăng ký gia hạn/ làm mới visa nhưng chưa được thông qua đã đến hạn thì sao?
A: Hãy liên lạc ngay với Cục xuất nhập cảnh địa phương để xin hướng dẫn các thủ tục cần thiết. Tùy theo trường hợp thực tế của bạn, có thể được giảm hình phạt hoặc chỉ bị nhắc nhở. Hãy kiểm tra và xác nhận visa của bạn luôn trong tình trạng có hiệu lực để đảm bảo quyền lợi của mình.
Q: Trường hợp làm bẩn, rách hay mất hộ chiếu thì phải làm thế nào?
A: Đến cơ quan cảnh sát khu vực để nộp đơn báo mất, sau đó liên lạc với Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại địa phươang để hủy hiệu lực hộ chiếu cũ và tiến hành xin cấp lại hộ chiếu.
Q: Trường hợp làm bẩn, rách hay mất thẻ cư trú thì phải làm thế nào?
A: Thẻ cư trú là giấy tờ tùy thân quan trọng khi ở Nhật, vì vậy phải tiến hành thủ tục xin cấp lại trong vòng 14 ngày kể từ ngày mất. Bạn đi đến văn phòng hành chính nơi bạn đăng ký thẻ cư trú, giải thích tình hình và xin họ cấp lại thẻ. Nếu bạn nhớ mã số thẻ ngoại kiều thì việc cấp lại thẻ sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
Q: Có thể đến Nhật trước thời gian nhập học của trường Nhật được không?
A: Quan trọng nhất là thời hạn visa được viết trong hộ chiếu và thẻ cư trú của bạn, nếu trong quá trình đăng ký visa bạn điền đúng ngày muốn đến Nhật, và sau khi đến Nhật đảm bảo được địa điểm sống và giấy tờ tùy thân hợp lệ thì được phép nhập cảnh vào Nhật kể từ ngày visa có hiệu lực, có thể trước thời gian nhập học của trường
Luật lao động
Q: Có được xin làm thêm trên 28 tiếng/tuần không?
A: Tùy theo loại visa của bạn mà giới hạn quy định thời gian đi làm là khác nhau, trường hợp visa lao động có thể làm việc đến 40h/tuần, tuy nhiên nếu là visa bị cấm lao động như visa du lịch, du học, phụ thuộc… thì có quy định chỉ được làm thêm dưới 28 tiếng/tuần nếu xin được giấy phép.
Q: Có quy định gì về nội dung việc làm không?
A: Ngoài những việc phạm pháp như mại dâm, cờ bạc, tuyên truyền bạo động…thông thường người nước ngoài bị hạn chế làm những công việc liên quan đến ngành giải trí “tươi mát”, làm trong các trung tâm trò chơi pachinko, quán bar, hộp đêm, sàn nhảy… Du học sinh cũng bị quản lý chặt chẽ hơn về nội dung làm thêm để không ảnh hưởng đến việc học ở trường, thông thường cũng cần thông báo và được nhà trường cho phép mới có thể đi làm.
Q: Có thể tìm được thông tin về việc làm thêm ở đâu?
A: Có thể tìm hiểu thông tin cơ bản về việc làm thêm như Nội dung công việc, mức lương, vị trí và thời gian làm việc vv… từ một số nguồn như:
– Giới thiệu của những người đi trước, ví dụ nội dung của phần Việc làm trong ứng dụng isenpai
– Thông qua phòng hỗ trợ sinh viên, học sinh của trường đang theo học
– Thông báo tuyển người của các cửa tiệm, nhà hàng gần khu vực sinh sống
– Những chuyên trang giới thiệu việc làm dành cho người nước ngoài, ưu tiên những người thành thạo tiếng Anh: gaijinpot; isa; hiwork; jobinjapan
– Những chuyên trang giới thiệu việc làm ở các khu vực, ưu tiên những người thành thạo tiếng Nhật: hellowork; townwork; baitoru
Q: Không biết tiếng Nhật có thể làm thêm không?
A: Ngày nay xã hội của Nhật rất quan tâm đến cơ sở vật chất phục vụ cho người nước ngoài (bảng giờ, ga tàu, tên địa danh đều có phiên âm romanji, các dịch vụ ngân hàng mua sắm hỗ trợ đời sống…bằng tiếng nước ngoài) , kể cả không biết tiếng Nhật ở một mức độ nào đó bạn vẫn có thể sinh hoạt và làm việc tại Nhật Bản. Có những công việc không cần hoặc chỉ yêu cầu trình độ tiếng Nhật tối thiểu như đóng hộp bento, sơ chế thực phẩm trong siêu thị… nhưng thường thì nguồn thông tin về những công việc dạng này không nhiều. Lời khuyên là bạn vẫn nên có sự chuẩn bị về khả năng ngoại ngữ trước khi sang Nhật.