Dã man quá! Hãy dừng tay!
(Baoblog.net) – Các bác đã biết đến món óc khỉ chưa? Tàn bạo và cực kỳ vô nhân tính . Chục năm trước, quê em rừng còn nhiều. Vào mùa bắp (ngô), khỉ thường kéo về hàng đàn và ko khó để săn. Khỉ săn được, thường được thịt như thịt chó, nấu cao và hãi hùng nhất là món óc khỉ. Hồi nhỏ tò mò đi xem người ta ăn óc khỉ, và ám ảnh tới bây giờ.
Người ta trói con khỉ, để xuống dưới mặt bàn có khoét một lỗ vừa đủ cho chỏm đầu con khỉ nhô lên. Sau đó dùng một con dao thật sắc phạt một nhát ngang chỏm đầu con khỉ. Người ta vắt chanh, bỏ hạt tiêu vô đó rồi dùng muỗng múc óc còn tươi lẫn máu ăn với rau răm, húng… Lúc đó con khỉ vẫn còn sống nguyên, kêu la thảm thiết. Nó nhỏ thó chừng vài kg, nhìn ko khác gì một đứa trẻ. Một lúc sau nó cũng lịm đi sau cái chết đau đớn.
Nghe đâu cái món ăn vô đạo đức này do người Trung Quốc nghĩ ra, một bộ phận trưởng giả bên ta học theo, và ai “được” ăn óc khỉ là lên mặt với bạn bè ghê lắm. Buồn hơn nữa là người Tây Nguyên cũng bắt đầu biết đến món óc khỉ.
Hận!!!
Còn đây là video ăn óc khỉ (yếu tim không nên xem):
PS ảnh trên VTC: Quá đau đớn cuộc giết cả gia đình nhà khỉ:
Ở Việt Nam từ lâu đã tồn tại một đội ngũ săn bắt động vật rừng hoang dã chuyên nghiệp. Nhiều người trong số đó săn bắt theo kiểu cha truyền con nối, họ có những kinh nghiệm sâu rộng, đáng nể trong lĩnh vực này. Rừng với họ là nhà. Như vậy, nếu lực lượng này còn thì sự biến mất một số động vật hoang dã chỉ là vấn đề thời gian.
Gian nan một cuộc vây bắt
Như bất kỳ cuộc săn bắt thú rừng nào, việc đầu tiên của những tay săn bắt khỉ là phải lùng sục trong rừng để tìm dấu vết. Đó có thể là dấu tay khỉ khi leo trèo trên các thân tre, phân chúng trên mặt đất, những con đường chúng đi tạo nên trong rừng… Khi thấy các dấu hiệu trên, những tay săn bắt thú sẽ dùng bắp trái treo trên các bụi cây để nhử. Sau đó khoảng một tuần, bọn họ lên kiểm tra lại. Nếu phát hiện khỉ đã ăn bắp, họ tiếp tục treo bắp lần hai, rồi lần ba. Đến lần này thì họ làm thum để núp rình xem khỉ ăn bắp là khỉ cộc hay khỉ đuôi dài. Khỉ đuôi dài nhỏ con, dễ vận chuyển, lại có giá vì thị trường Trung Quốc ưa chuộng nên cánh lái buôn luôn khuyến khích các thợ rừng săn bắt. Mỗi con khỉ đuôi dài từ 2kg trở xuống có giá ít nhất 3 triệu.
Ăn của rừng…
Tận mắt chứng kiến những kẻ săn bắt thú rừng thản nhiên giết hại loài khỉ, nói thật tôi bất lực và cả giận nữa. Nhưng tôi giận những người kinh doanh động vật trái phép, giận những người sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã hơn là giận những người đi săn.
Cuộc sống khốn khó khiến họ làm liều. Nhiều người trong số họ đã bị bắt. Đương nhiên làm sai thì luật pháp phải trừng phạt. Nhưng đừng coi đấy là giải pháp hữu hiệu, bởi bắt được người này sẽ lại mọc ra người khác. Giáo dục nhận thức và tạo thu nhập để người ta thoát nghèo, từ đó từ bỏ ý định săn bắn trái phép là giải pháp khả thi hơn. Chúng ta cứ quen nói, săn bắn là “ảnh hưởng tới đa dạng sinh học”, nhưng thuật ngữ này xa xôi với người dân lắm. Hơn thế khi người ta nghèo thì người ta đâu có quan tâm. Phải giải quyết từ cốt lõi. Tại sao không sử dụng chính những người săn bắn động vật trái phép làm người bảo vệ động vật?
Chúng ta cần tìm đến họ, cần có một tổ chức nhà nước hoặc độc lập quản lý họ. Những nơi này sẽ thu phục, huấn luyện, truyền tri thức khoa học, giao trọng trách cho họ bảo vệ động vật rừng, hoặc được vay vốn để thay đổi cuộc sống, thu nhập của họ từ công việc mới sẽ đủ để nuôi sống gia đình. Nếu chúng ta sử dụng họ làm người giữ rừng, trả lương cho họ, tôi nghĩ đấy sẽ là những người giữ rừng tốt nhất. Họ biết đường ngang ngõ tắt của rừng. Họ mà bảo vệ, đố ai ho he được! Trước đây tôi từng viết thư cho một tổ chức nước ngoài xin tài trợ cho một dự án biến những người phá rừng thành bảo vệ rừng, nhưng không được hồi âm…
Sau đây là một số hình ảnh đau lòng của gia đình nhà khỉ:
Ánh mắt bàng hoàng của khỉ đầu đàn…
…khi chứng kiến cảnh hai mẹ con khỉ bị sát hại.
Xứng danh thuỷ tổ của loài người, tổ chức bầy đàn của loài khỉ rất chặt chẽ. Mỗi bầy luôn có một khỉ đầu đàn chỉ huy. Khỉ đầu đàn có nhiệm vụ quan sát, báo động cho cả bầy. Mỗi cánh rừng rộng lớn thường chỉ có một bầy khỉ sinh sống.
Hai thợ săn khỉ tiến hành dọn sạch khoảng đất 50m2 chừa lùm cây nhỏ ở giữa để treo bắp nhử đàn khỉ, xung quanh giăng lưới cao khoảng 2m, bắc cầu tre dẫn vào nơi treo bắp.
Khỉ vào ăn bắp.
Khỉ đầu đàn vào ăn bắp xong đi ra ngoài, leo lên một cây cao nhất để cảnh giới sự nguy hiểm của thú ăn thịt, đồng thời phát hiệu lệnh cho cả đàn vào ăn bắp. Các tay săn bắt thú chờ cho đàn khỉ vào đông nhất là chặt đứt dây, cầu khỉ sập xuống. Khỉ ở trong lưới hoàn toàn bị cách ly với bên ngoài. Các tay săn bắt thú bỗng dưng xuất hiện, cả đàn khỉ vùng chạy nhưng chỉ chạy được trong lưới…
Theo lời của những người săn bắt khỉ thì loại mà lái buôn đặt mua nhiều nhất là khỉ con không quá 2kg và khỉ cái đang nuôi con. Do vậy, khi sập bẫy khỉ con và khỉ cái được bắt đầu tiên và luôn được chăm sóc rất đặc biệt.
Sau những hoảng loạn đầu tiên, phần lớn các khỉ con, khỉ cái được bắt gọn. Những con khỉ đực dần dần bình tâm lại, bắt đầu hành động chống trả. Đây là những con khỉ đực có khí chất mạnh mẽ, có thể trở thành khỉ đầu đàn trong tương lai. Những vết cắn của chúng là chí mạng, hết sức nguy hiểm, nên giải pháp chống lại nhóm khỉ đực này là bẻ răng. Những hạt bắp vàng ươm chúng ăn để dành hai bên má, nay rơi ra cùng với những chiếc răng bị bẻ, nhìn rất tội nghiệp.
Đau lòng nhất có lẽ là khỉ đầu đàn núp sau thân cây một mình chết lặng, chứng kiến cuộc vây bắt và không hiểu nổi vì sao con người lại bắt hết gia đình của chúng. Rồi đây khỉ đầu đàn chỉ còn lại một mình lang thang trong rừng vắng.
(Baoblog.net) – Các bác đã biết đến món óc khỉ chưa? Tàn bạo và cực kỳ vô nhân tính . Chục năm trước, quê em rừng còn nhiều. Vào mùa bắp (ngô), khỉ thường kéo về hàng đàn và ko khó để săn. Khỉ săn được, thường được thịt như thịt chó, nấu cao và hãi hùng nhất là món óc khỉ. Hồi nhỏ tò mò đi xem người ta ăn óc khỉ, và ám ảnh tới bây giờ.
Người ta trói con khỉ, để xuống dưới mặt bàn có khoét một lỗ vừa đủ cho chỏm đầu con khỉ nhô lên. Sau đó dùng một con dao thật sắc phạt một nhát ngang chỏm đầu con khỉ. Người ta vắt chanh, bỏ hạt tiêu vô đó rồi dùng muỗng múc óc còn tươi lẫn máu ăn với rau răm, húng… Lúc đó con khỉ vẫn còn sống nguyên, kêu la thảm thiết. Nó nhỏ thó chừng vài kg, nhìn ko khác gì một đứa trẻ. Một lúc sau nó cũng lịm đi sau cái chết đau đớn.
Nghe đâu cái món ăn vô đạo đức này do người Trung Quốc nghĩ ra, một bộ phận trưởng giả bên ta học theo, và ai “được” ăn óc khỉ là lên mặt với bạn bè ghê lắm. Buồn hơn nữa là người Tây Nguyên cũng bắt đầu biết đến món óc khỉ.
Hận!!!
Còn đây là video ăn óc khỉ (yếu tim không nên xem):
PS ảnh trên VTC: Quá đau đớn cuộc giết cả gia đình nhà khỉ:
Ở Việt Nam từ lâu đã tồn tại một đội ngũ săn bắt động vật rừng hoang dã chuyên nghiệp. Nhiều người trong số đó săn bắt theo kiểu cha truyền con nối, họ có những kinh nghiệm sâu rộng, đáng nể trong lĩnh vực này. Rừng với họ là nhà. Như vậy, nếu lực lượng này còn thì sự biến mất một số động vật hoang dã chỉ là vấn đề thời gian.
Gian nan một cuộc vây bắt
Như bất kỳ cuộc săn bắt thú rừng nào, việc đầu tiên của những tay săn bắt khỉ là phải lùng sục trong rừng để tìm dấu vết. Đó có thể là dấu tay khỉ khi leo trèo trên các thân tre, phân chúng trên mặt đất, những con đường chúng đi tạo nên trong rừng… Khi thấy các dấu hiệu trên, những tay săn bắt thú sẽ dùng bắp trái treo trên các bụi cây để nhử. Sau đó khoảng một tuần, bọn họ lên kiểm tra lại. Nếu phát hiện khỉ đã ăn bắp, họ tiếp tục treo bắp lần hai, rồi lần ba. Đến lần này thì họ làm thum để núp rình xem khỉ ăn bắp là khỉ cộc hay khỉ đuôi dài. Khỉ đuôi dài nhỏ con, dễ vận chuyển, lại có giá vì thị trường Trung Quốc ưa chuộng nên cánh lái buôn luôn khuyến khích các thợ rừng săn bắt. Mỗi con khỉ đuôi dài từ 2kg trở xuống có giá ít nhất 3 triệu.
Ăn của rừng…
Tận mắt chứng kiến những kẻ săn bắt thú rừng thản nhiên giết hại loài khỉ, nói thật tôi bất lực và cả giận nữa. Nhưng tôi giận những người kinh doanh động vật trái phép, giận những người sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã hơn là giận những người đi săn.
Cuộc sống khốn khó khiến họ làm liều. Nhiều người trong số họ đã bị bắt. Đương nhiên làm sai thì luật pháp phải trừng phạt. Nhưng đừng coi đấy là giải pháp hữu hiệu, bởi bắt được người này sẽ lại mọc ra người khác. Giáo dục nhận thức và tạo thu nhập để người ta thoát nghèo, từ đó từ bỏ ý định săn bắn trái phép là giải pháp khả thi hơn. Chúng ta cứ quen nói, săn bắn là “ảnh hưởng tới đa dạng sinh học”, nhưng thuật ngữ này xa xôi với người dân lắm. Hơn thế khi người ta nghèo thì người ta đâu có quan tâm. Phải giải quyết từ cốt lõi. Tại sao không sử dụng chính những người săn bắn động vật trái phép làm người bảo vệ động vật?
Chúng ta cần tìm đến họ, cần có một tổ chức nhà nước hoặc độc lập quản lý họ. Những nơi này sẽ thu phục, huấn luyện, truyền tri thức khoa học, giao trọng trách cho họ bảo vệ động vật rừng, hoặc được vay vốn để thay đổi cuộc sống, thu nhập của họ từ công việc mới sẽ đủ để nuôi sống gia đình. Nếu chúng ta sử dụng họ làm người giữ rừng, trả lương cho họ, tôi nghĩ đấy sẽ là những người giữ rừng tốt nhất. Họ biết đường ngang ngõ tắt của rừng. Họ mà bảo vệ, đố ai ho he được! Trước đây tôi từng viết thư cho một tổ chức nước ngoài xin tài trợ cho một dự án biến những người phá rừng thành bảo vệ rừng, nhưng không được hồi âm…
Sau đây là một số hình ảnh đau lòng của gia đình nhà khỉ:
Ánh mắt bàng hoàng của khỉ đầu đàn…
…khi chứng kiến cảnh hai mẹ con khỉ bị sát hại.
Xứng danh thuỷ tổ của loài người, tổ chức bầy đàn của loài khỉ rất chặt chẽ. Mỗi bầy luôn có một khỉ đầu đàn chỉ huy. Khỉ đầu đàn có nhiệm vụ quan sát, báo động cho cả bầy. Mỗi cánh rừng rộng lớn thường chỉ có một bầy khỉ sinh sống.
Hai thợ săn khỉ tiến hành dọn sạch khoảng đất 50m2 chừa lùm cây nhỏ ở giữa để treo bắp nhử đàn khỉ, xung quanh giăng lưới cao khoảng 2m, bắc cầu tre dẫn vào nơi treo bắp.
Khỉ vào ăn bắp.
Khỉ đầu đàn vào ăn bắp xong đi ra ngoài, leo lên một cây cao nhất để cảnh giới sự nguy hiểm của thú ăn thịt, đồng thời phát hiệu lệnh cho cả đàn vào ăn bắp. Các tay săn bắt thú chờ cho đàn khỉ vào đông nhất là chặt đứt dây, cầu khỉ sập xuống. Khỉ ở trong lưới hoàn toàn bị cách ly với bên ngoài. Các tay săn bắt thú bỗng dưng xuất hiện, cả đàn khỉ vùng chạy nhưng chỉ chạy được trong lưới…
Theo lời của những người săn bắt khỉ thì loại mà lái buôn đặt mua nhiều nhất là khỉ con không quá 2kg và khỉ cái đang nuôi con. Do vậy, khi sập bẫy khỉ con và khỉ cái được bắt đầu tiên và luôn được chăm sóc rất đặc biệt.
Sau những hoảng loạn đầu tiên, phần lớn các khỉ con, khỉ cái được bắt gọn. Những con khỉ đực dần dần bình tâm lại, bắt đầu hành động chống trả. Đây là những con khỉ đực có khí chất mạnh mẽ, có thể trở thành khỉ đầu đàn trong tương lai. Những vết cắn của chúng là chí mạng, hết sức nguy hiểm, nên giải pháp chống lại nhóm khỉ đực này là bẻ răng. Những hạt bắp vàng ươm chúng ăn để dành hai bên má, nay rơi ra cùng với những chiếc răng bị bẻ, nhìn rất tội nghiệp.
Đau lòng nhất có lẽ là khỉ đầu đàn núp sau thân cây một mình chết lặng, chứng kiến cuộc vây bắt và không hiểu nổi vì sao con người lại bắt hết gia đình của chúng. Rồi đây khỉ đầu đàn chỉ còn lại một mình lang thang trong rừng vắng.