Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về cách ứng xử của con người với chính mình.
Bài làm:
Cánh ứng xử là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi con người trong cuộc sống. Cách ứng xử với chính mình là thái độ, suy nghĩ và đánh giá về chính bản thân mình. Vậy người có các ứng xử văn hóa với chính mình có biểu hiện như thế nào? Người ứng xử văn hóa với chính mình sẽ hiểu điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân. Họ biết năng lực của bạn thân ở đâu và không tự đánh giá quá cao về bản thân nhưng cũng không tự hạ thấp mình. Từ việc hiểu biết về chính bản thân, họ biết phát huy điểm mạnh và hạn chế, khắc phục điểm yếu. Bên cạnh đó chúng ta phải trân trọng và giữ gìn cả vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp tâm hồn. Điều này là vô cùng cần thiết, bởi lẽ mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Khi chúng ta hiểu rõ bản thân, có thái độ và có những suy nghĩ đúng đắn, tích cực về mình, chúng ta mới có thái độ, suy nghĩ tích cực về người khác. Thật vậy, chúng ta không thể ứng xử văn hóa với người khác nếu không biết ứng xử văn hóa với chính mình. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi hiện nay vẫn có không ít người không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa, thậm chí là thô thiển, đáng chê trách, ứng xử không văn hóa với mình và cả với người khác. Ý thức được ứng xử văn hóa với chính mình giúp nâng cao giá trị bản thân và là cơ sở để hình thành văn hóa ứng xử với người xung quanh, chúng ta phải rèn luyện, rút ra bài học cho chính bản thân mình. Trước khi đánh giá về người khác cần biết nhận thức, đánh giá về mình, để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công việc và trong cuộc sống.
Bài làm:
Cánh ứng xử là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi con người trong cuộc sống. Cách ứng xử với chính mình là thái độ, suy nghĩ và đánh giá về chính bản thân mình. Vậy người có các ứng xử văn hóa với chính mình có biểu hiện như thế nào? Người ứng xử văn hóa với chính mình sẽ hiểu điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân. Họ biết năng lực của bạn thân ở đâu và không tự đánh giá quá cao về bản thân nhưng cũng không tự hạ thấp mình. Từ việc hiểu biết về chính bản thân, họ biết phát huy điểm mạnh và hạn chế, khắc phục điểm yếu. Bên cạnh đó chúng ta phải trân trọng và giữ gìn cả vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp tâm hồn. Điều này là vô cùng cần thiết, bởi lẽ mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Khi chúng ta hiểu rõ bản thân, có thái độ và có những suy nghĩ đúng đắn, tích cực về mình, chúng ta mới có thái độ, suy nghĩ tích cực về người khác. Thật vậy, chúng ta không thể ứng xử văn hóa với người khác nếu không biết ứng xử văn hóa với chính mình. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi hiện nay vẫn có không ít người không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa, thậm chí là thô thiển, đáng chê trách, ứng xử không văn hóa với mình và cả với người khác. Ý thức được ứng xử văn hóa với chính mình giúp nâng cao giá trị bản thân và là cơ sở để hình thành văn hóa ứng xử với người xung quanh, chúng ta phải rèn luyện, rút ra bài học cho chính bản thân mình. Trước khi đánh giá về người khác cần biết nhận thức, đánh giá về mình, để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công việc và trong cuộc sống.