Khi trưởng thành, nhiều người trong số chúng ta được giáo huấn về những giá trị của việc tiết kiệm tiền và trở thành người tiêu dùng có trách nhiệm. Tuy vậy, kể cả người giỏi nhất cũng có xu hướng quên mất một vài cách tốt nhất để thực hiện cách tiết kiệm tuyệt vời, và tài khoản ngân hàng của chúng ta sẽ lãnh hậu quả.
Dưới đây chỉ là một vài mẹo tiết kiệm tiền mà bạn nên ghi nhớ trước khi bước đến quầy tính tiền. Khi đọc chúng, bạn có thể nhận ra rằng bạn đã biết một vài mẹo, nhưng đã vô tình quên mất
1. Mua hàng đã qua sử dụng.
Chúng ta thường mua những mặt hàng đã qua sử dụng như ô tô hay trò chơi điện tử. Nhưng chúng ta lại hiếm khi chọn những mặt hàng đã qua sử dụng khi tìm mua quần áo, đồ điện tử, hay thậm chí là đồ nội thất. Rõ ràng, mẹo này không áp dụng được với những mặt hàng dễ hư hỏng, nhưng việc tìm kiếm trên các trang web như Craigslist và các mạng xã hội có thể giúp tiết kiệm một khoản tiền rất lớn cho bạn.
Một trong những khoảng thời gian yêu thích của tôi là dạo qua các cửa hàng tiết kiệm vào dịp cuối tuần (thậm chí trước cả khi cửa hàng mở cửa) và khảo giá. Khi tôi cần thứ gì đó cho những lần sau đó, tôi biết (ước đoán) nó sẽ có giá bao nhiêu tại những cửa hàng giảm giá.
2. Chờ một ngày trước khi bạn quyết định mua.
Mẹo này khá quan trọng khi bạn phải trả một khoản lớn để mua hàng. Việc mua mỗi khi nổi hứng là nguyên nhân chính tại sao tài khoản ngân hàng của chúng ta bị trừ mà đáng lẽ ra không phải vậy. Vì thế, nếu bạn thực sự muốn mua thứ gì đó, hãy chờ một ngày hoặc lâu hơn và xem xét bạn cảm thấy thế nào sau đó. Như vậy, bạn sẽ ít bị cám dỗ hơn, trừ khi đó là thứ mà bạn thực sự cần.
3. Mua với số lượng lớn.
Chỉ dẫn cho mẹo này rất đơn giản: nếu đó là thứ bạn biết bạn sẽ sử dụng nhiều, như đồ dùng nhà tắm hay thực phẩm, bạn có thể tiết kiệm một khoản bằng cách mua với số lượng lớn. Mua giấy vệ sinh, giấy lụa, kem đánh răng, và nhiều vật dụng thiết yếu khác với số lượng lớn thực sự có ích bởi bạn sẽ tiết kiệm tiền trong dài hạn mà không phải mua những thứ bạn sẽ không bao giờ dùng.
4. Thỉnh thoảng tự thưởng bản thân.
Tâm lý học về việc mua hàng ngẫu hứng và chi tiêu quá giới hạn khá phức tạp và thú vị, nhưng đa số chúng có thể được ngăn lại bằng sự củng cố tích cực. Dành dụm một ít và tự thưởng cho bản thân là một cách hữu hiệu để duy trì sự kiểm soát tài chính và không chi tiêu vượt quá giới hạn. Tự đặt ra những quy tắc cho bản thân, nhưng đừng lo lắng phá vỡ chúng một lần khi cần.
5. Khảo giá.
Mẹo này được đưa ra cho một vài người, nhưng bạn có thế là tuýp người thích thú ngay với việc mua những mặt hàng đầu tiên mà họ nhìn thấy. Thực hiện một vài kỷ luật tài chính và ghé thăm nhiều cửa hàng khác nhau (thậm chí cửa hàng trực tuyến) để so sánh giá và tính năng. Bạn có thể phát hiện ra rằng thứ bạn định mua với số tiền đáng kể lại có thể tìm thấy với giá rẻ hơn, hoặc tốt hơn ở đâu đó khác.
6. Dùng tiền mặt.
Thẻ tín dụng rất thuận tiện và cũng có hai mặt. Chúng ta có xu hướng dùng chúng một cách vô phép tắc mà không cân nhắc đến tác động của chúng đến tài chính cá nhân. Nếu bạn dùng tiền mặt, tiềm thức của bạn chắc chắn sẽ cảm thấy đau xót hơn khi mất đi một khoản tiền, kết quả là bạn sẽ có ý thức hơn trong việc kiềm chế chi tiêu.
Với những khoản mua lớn, bạn có thể nhận ra rằng dùng tiền sẽ có giá trị hơn vì một vài lí do, và điều đó sẽ giúp bạn có tâm lý chuẩn bị kỹ càng về tài chính trước khi ra quyết định quan trọng.
7. Mượn (hoặc mua) từ bạn bè của bạn.
Hãy hỏi những người bạn xung quanh. Bạn bè là một nguồn tuyệt vời để mượn những thứ đồ thiết yếu như đồ nội thất, phụ kiện nhà bếp và hơn thế nữa. Bạn cũng có thể tiết kiệm được kha khá nếu mua từ bạn bè mình và nhận ra họ được bạn thúc đẩy để giúp mình và nhận lại sự bù đắp, và họ thậm chí có thể cho bạn một vài thứ đồ mà họ không cần đến. Nhớ là bạn nên giúp đỡ lại họ lần sau nhé.
8. Nấu ăn thay vì đi ăn ở ngoài.
Chúng ta quên mất điều này khi chúng ta lên kế hoạch ăn uống. Sắp xếp một tuần của bạn và xác định xem khi nào bạn có thời gian để chuẩn bị một bữa ăn và hãy theo kế hoạch đó. Sau đó bạn có thể mua nguyên liệu cho bữa ăn và tiết kiệm rất nhiều tiền.
Nếu thời gian không cho phép, hãy dành nhiều thời gian rảnh hơn trong một ngày và nấu nhiều thức ăn. Bạn có thể sử dụng chúng cho bữa tối và bữa trưa, miễn là bảo quản những đồ đã nấu trong tủ lạnh.
9. Xem các suất chiếu phim vào buổi chiều.
Chắc chắn, chúng ta thường dành những ngày cuối tuần ghé thăm rạp chiếu phim, nhưng bạn nên cân nhắc việc xem vào các suất buổi chiều để tiết kiệm tiền, đặc biệt nếu bạn luôn xem phim vào dịp cuối tuần. Tại một số rạp, giá vé cho suất chiếu buổi chiều có thể rẻ hơn đến 5 đô-la. Với một gia đình, điều này có nghĩa bạn có khả năng tiết kiệm đến 20 đô-la mỗi lần đi xem phim chỉ với việc xem bộ phim đó sớm hơn một chút.
10. Rút phích cắm các thiết bị điện khi không sử dụng.
Đây là một mẹo rất hữu ích để tiết kiệm tiền trả cho hóa đơn tiền điện, đặc biệt vào mùa đông. Hãy nhớ rằng các thiết bị điện chắc chắn có thể tiêu tốn nhiều điện năng, thậm chí khi bạn đã tắt chúng. Khi bạn đang ngủ hoặc đang làm việc, hãy tạo thói quen rút phích cắm những vật dụng không cần thiết, bao gồm thiết bị nhà bếp, ti-vi, thiết bị chơi điện tử. Số tiền bạn tiết kiệm được theo cách này trong một năm có thể sẽ khiến bạn kinh ngạc đấy.
Dưới đây chỉ là một vài mẹo tiết kiệm tiền mà bạn nên ghi nhớ trước khi bước đến quầy tính tiền. Khi đọc chúng, bạn có thể nhận ra rằng bạn đã biết một vài mẹo, nhưng đã vô tình quên mất
1. Mua hàng đã qua sử dụng.
Chúng ta thường mua những mặt hàng đã qua sử dụng như ô tô hay trò chơi điện tử. Nhưng chúng ta lại hiếm khi chọn những mặt hàng đã qua sử dụng khi tìm mua quần áo, đồ điện tử, hay thậm chí là đồ nội thất. Rõ ràng, mẹo này không áp dụng được với những mặt hàng dễ hư hỏng, nhưng việc tìm kiếm trên các trang web như Craigslist và các mạng xã hội có thể giúp tiết kiệm một khoản tiền rất lớn cho bạn.
Một trong những khoảng thời gian yêu thích của tôi là dạo qua các cửa hàng tiết kiệm vào dịp cuối tuần (thậm chí trước cả khi cửa hàng mở cửa) và khảo giá. Khi tôi cần thứ gì đó cho những lần sau đó, tôi biết (ước đoán) nó sẽ có giá bao nhiêu tại những cửa hàng giảm giá.
2. Chờ một ngày trước khi bạn quyết định mua.
Mẹo này khá quan trọng khi bạn phải trả một khoản lớn để mua hàng. Việc mua mỗi khi nổi hứng là nguyên nhân chính tại sao tài khoản ngân hàng của chúng ta bị trừ mà đáng lẽ ra không phải vậy. Vì thế, nếu bạn thực sự muốn mua thứ gì đó, hãy chờ một ngày hoặc lâu hơn và xem xét bạn cảm thấy thế nào sau đó. Như vậy, bạn sẽ ít bị cám dỗ hơn, trừ khi đó là thứ mà bạn thực sự cần.
3. Mua với số lượng lớn.
Chỉ dẫn cho mẹo này rất đơn giản: nếu đó là thứ bạn biết bạn sẽ sử dụng nhiều, như đồ dùng nhà tắm hay thực phẩm, bạn có thể tiết kiệm một khoản bằng cách mua với số lượng lớn. Mua giấy vệ sinh, giấy lụa, kem đánh răng, và nhiều vật dụng thiết yếu khác với số lượng lớn thực sự có ích bởi bạn sẽ tiết kiệm tiền trong dài hạn mà không phải mua những thứ bạn sẽ không bao giờ dùng.
4. Thỉnh thoảng tự thưởng bản thân.
Tâm lý học về việc mua hàng ngẫu hứng và chi tiêu quá giới hạn khá phức tạp và thú vị, nhưng đa số chúng có thể được ngăn lại bằng sự củng cố tích cực. Dành dụm một ít và tự thưởng cho bản thân là một cách hữu hiệu để duy trì sự kiểm soát tài chính và không chi tiêu vượt quá giới hạn. Tự đặt ra những quy tắc cho bản thân, nhưng đừng lo lắng phá vỡ chúng một lần khi cần.
5. Khảo giá.
Mẹo này được đưa ra cho một vài người, nhưng bạn có thế là tuýp người thích thú ngay với việc mua những mặt hàng đầu tiên mà họ nhìn thấy. Thực hiện một vài kỷ luật tài chính và ghé thăm nhiều cửa hàng khác nhau (thậm chí cửa hàng trực tuyến) để so sánh giá và tính năng. Bạn có thể phát hiện ra rằng thứ bạn định mua với số tiền đáng kể lại có thể tìm thấy với giá rẻ hơn, hoặc tốt hơn ở đâu đó khác.
6. Dùng tiền mặt.
Thẻ tín dụng rất thuận tiện và cũng có hai mặt. Chúng ta có xu hướng dùng chúng một cách vô phép tắc mà không cân nhắc đến tác động của chúng đến tài chính cá nhân. Nếu bạn dùng tiền mặt, tiềm thức của bạn chắc chắn sẽ cảm thấy đau xót hơn khi mất đi một khoản tiền, kết quả là bạn sẽ có ý thức hơn trong việc kiềm chế chi tiêu.
Với những khoản mua lớn, bạn có thể nhận ra rằng dùng tiền sẽ có giá trị hơn vì một vài lí do, và điều đó sẽ giúp bạn có tâm lý chuẩn bị kỹ càng về tài chính trước khi ra quyết định quan trọng.
7. Mượn (hoặc mua) từ bạn bè của bạn.
Hãy hỏi những người bạn xung quanh. Bạn bè là một nguồn tuyệt vời để mượn những thứ đồ thiết yếu như đồ nội thất, phụ kiện nhà bếp và hơn thế nữa. Bạn cũng có thể tiết kiệm được kha khá nếu mua từ bạn bè mình và nhận ra họ được bạn thúc đẩy để giúp mình và nhận lại sự bù đắp, và họ thậm chí có thể cho bạn một vài thứ đồ mà họ không cần đến. Nhớ là bạn nên giúp đỡ lại họ lần sau nhé.
8. Nấu ăn thay vì đi ăn ở ngoài.
Chúng ta quên mất điều này khi chúng ta lên kế hoạch ăn uống. Sắp xếp một tuần của bạn và xác định xem khi nào bạn có thời gian để chuẩn bị một bữa ăn và hãy theo kế hoạch đó. Sau đó bạn có thể mua nguyên liệu cho bữa ăn và tiết kiệm rất nhiều tiền.
Nếu thời gian không cho phép, hãy dành nhiều thời gian rảnh hơn trong một ngày và nấu nhiều thức ăn. Bạn có thể sử dụng chúng cho bữa tối và bữa trưa, miễn là bảo quản những đồ đã nấu trong tủ lạnh.
9. Xem các suất chiếu phim vào buổi chiều.
Chắc chắn, chúng ta thường dành những ngày cuối tuần ghé thăm rạp chiếu phim, nhưng bạn nên cân nhắc việc xem vào các suất buổi chiều để tiết kiệm tiền, đặc biệt nếu bạn luôn xem phim vào dịp cuối tuần. Tại một số rạp, giá vé cho suất chiếu buổi chiều có thể rẻ hơn đến 5 đô-la. Với một gia đình, điều này có nghĩa bạn có khả năng tiết kiệm đến 20 đô-la mỗi lần đi xem phim chỉ với việc xem bộ phim đó sớm hơn một chút.
10. Rút phích cắm các thiết bị điện khi không sử dụng.
Đây là một mẹo rất hữu ích để tiết kiệm tiền trả cho hóa đơn tiền điện, đặc biệt vào mùa đông. Hãy nhớ rằng các thiết bị điện chắc chắn có thể tiêu tốn nhiều điện năng, thậm chí khi bạn đã tắt chúng. Khi bạn đang ngủ hoặc đang làm việc, hãy tạo thói quen rút phích cắm những vật dụng không cần thiết, bao gồm thiết bị nhà bếp, ti-vi, thiết bị chơi điện tử. Số tiền bạn tiết kiệm được theo cách này trong một năm có thể sẽ khiến bạn kinh ngạc đấy.