Để có được buổi luyện tập với xe đạp đua hay xe đạp địa hình, rèn luyện sức khỏe với xe đạp đạt được hiệu quả tối đa nhất việc đảm bảo cho cơ thể luôn được thoải mái. Chú ý rằng việc mặc quần áo và bảo quản chúng khi không sử dụng cũng hết sức quan trọng, nếu không cẩn thận có thể dẫn tới những bệnh về da liễu sau khi sử dụng. Hãy tham khảo những cách dưới đây để có thể bảo quản và sử dụng quần áo xe đạp một cách chuẩn nhất.

Trước khi đạp xe

Tắm rửa sạch sẽ, lau cậu bé /cô bé khô thoáng (bằng khăn riêng)

Có thể sức phấn rôm trẻ em để chống hăm

Kỹ nữa thì dùng máy hút bụi, hút cái bỉm đảm bảo sạch tuyệt đối

Mặc đồ xe đạp vào, không cần mặc quần lót/áo lót bên trong

Trong khi đạp

Khi nóng, có thể kéo khóa trước ngực xuống nhẹ nhàng, tránh tạt nước trực tiếp vào những vùng nguy hiểm như bỉm, nách và cổ áo ( còn ra mồ hôi thì chịu)

Khi có nhu cầu đi tiểu thì nên có một chiếc khăn nhỏ để lau khô cậu bé/cô bé sau đó

Sau khi đạp

GIẶT: Nhớ kéo khóa áo ngực lại, tách đồ quần áo màu và quần áo trắng giặt riêng

Giặt tay ( ngay trong khi tắm)

Lột trái quần bỉm ra, xoa gel giặt chuyên dụng (như Assos Active Wear Cleanser)/dầu gội đầu/sữa tắm/nước dấm pha loãng ủ đó trong khi mình đi tắm.

Khi mình tắm xong, đem quần ra sối sạch bằng nước lạnh. Lấy tay bóp nhẹ cho dáo nước/ dùng chân đạp nhẹ lên, không vặn bỉm quá mạnh.

Giặt máy

1. Nhớ lột trái quần áo, cho vào túi giặt riêng rồi giặt ở chế độ nhẹ nhàng nhất với bột giặt không có chất tẩy mạnh.

BẢO QUẢN:

Dùng mắc trơn, phơi trái quần áo ( tránh mắc loại nhựa vì có thể móc vào làm sước áo), phơi nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào bỉm

Nên gấp gọn quần áo hoặc treo mắc áo với quần yếm gập đôi lại, tránh làm giãn qoai yếm

Khi cần mặc luôn, không cần ủi/là ( còn việc sức nước hoa là tùy sở thích)

CUỐI CÙNG

Nếu mặc đồ từ 1 – 2 năm, nên mua đồ mới.