1. Chọn sách
Đây là khâu đầu tiên trong công cuộc đọc sách của bạn và cũng là việc vô cùng quan trọng. Khi chọn sách, bạn nên cân nhắc đến độ tuổi, sở thích cũng như vốn từ vựng và hiểu biết của bản thân. Đừng dại vớ được quyển nào là đọc quyển đấy sẽ rất dễ đọc phải sách không phù hợp, vừa làm mất thời gian mà chả thu lại được gì.
Những bậc cha mẹ muốn khuyến khích các bạn nhỏ của mình đọc sách thì nên tìm mua những quyển sách dành cho trẻ em với nhiều hình ảnh và màu sắc, sẽ kích thích niềm hứng thú của trẻ với sách. Nếu bạn là một người yêu thích thể loại văn chương bay bổng, nhẹ nhàng về tình yêu, cuộc sống thì nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đọc những quyển sách về nhân loại học, triết học cao siêu và khó nhằn. Còn đối với những bạn mới bắt đầu đọc sách, các bạn nên tìm những cuốn sách kinh điển, dễ đọc dễ ngấm và mỏng (từ 300 trang đổ xuống), đừng dại mà lao vào những quyển sách dày cộp với những lí thuyết khô khan, cần có trình độ và nhiều kinh nghiệm mới hiểu được sẽ khiến bạn dễ mệt mỏi và nản lòng.
Ngoài ra, trong kho tàng sách rộng lớn, không phải sách nào cũng là sách tốt. Người đọc cần biết tránh xa những loại sách rác, sách lậu, có nội dung sai lệch với chuẩn mực đạo đức con người để không vô tình biến việc đọc sách của mình thành việc có hại.
2. Đọc đi đọc lại sách
Đây là một nguyên tắc khi đọc sách cũng được chia sẻ bởi khá nhiều người, nhưng vấn đề là không phải ai cũng có thể thực hành được. Tâm lý chúng ta dễ bị thu hút bởi những quyển sách khác ngay cả khi chưa đọc xong quyển sách này, đến khi đọc xong sẽ nhanh chóng tìm đọc quyển khác. Hoàn toàn ngó lơ quyển mình vừa đọc xong sẽ dễ khiến bạn bỏ sót nhiều ý nghĩa hay trong cuốn sách đó, nhất là những cuốn sách dày. Có những quyển sách có thể khiến ta mỗi lần đọc lại là một lần tiếp thu thêm được nhiều điều khác nhau, hoàn toàn không gây cảm giác chản nản như xem lại một bộ phim hay ăn đi ăn lại một món ăn đến phát ngán. Bạn càng đọc lại nhiều thì bạn càng ngộ ra được nhiều tầng nghĩa trong cuốn sách ấy. Miễn đó là một quyển sách thực sự giá trị đối với bạn.
Mẹo nhỏ là khi đọc một quyển sách nào đó, bạn nên dẹp bỏ hết suy nghĩ về những cuốn sách khác trong đầu, chỉ tập trung hướng về cuốn sách duy nhất mình đang đọc. Lần một có thể đọc lướt qua để biết được nội dung, những lần đọc sau đó nên đõ kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm những ý nghĩa hay trong sách. Nghe giống như cách làm một bài đọc trong kỳ thi tiếng anh nhỉ, nhưng đó là một phương pháp đọc rất hiệu quả mà bạn cũng nên áp dụng đối với việc đọc sách.
3. Không gian đọc sách
Dĩ nhiên, mấy ai có thể đọc sách trong không gian ồn ào, bức bối được. Cần phải đọc ở những nơi yên tĩnh, vắng vẻ mà tiêu biểu nhất chính là thư viện. Nhưng nếu bạn không thể đến thư viện để đọc sách, bạn vẫn có thể thiết kế cho mình những không gian cực chill để khiến việc đọc sách thêm thú vị, đáng yêu. Nếu được hãy đọc ở những nơi bạn có thể hòa mình với thiên nhiên, nhiều ánh sáng hoặc bày thật nhiều sách quanh nơi bạn hay đọc để tăng thêm tính học thuật cho không gian đọc của mình. Pha và nhâm nhi một tách trà hay nghe thêm bản nhạc nhẹ nữa dễ khiến bạn càng yêu sách hơn nữa đó.
4. Tạo nhật ký đọc sách
Đây không phải thói quen dành cho người lười viết lách hay chỉ muốn có một cách đọc thụ động, nhưng nếu bạn áp dụng nó, bạn sẽ nhận lại nhiều điều hơn mình tưởng đấy. Để tạo một cuốn nhật ký đọc sách, bạn có thể dùng một cuốn sổ nhỏ thật xinh xắn để ghi chép lại những câu văn hay trong sách, những chiêm thú vị hay những ý tưởng, suy nghĩ bạn rút ra được sau khi đọc sách, đôi khi có thể viết cả những dòng phản biện lại một nội dung nào đó trong sách nữa.
Đây cũng là một cách hay khi bạn muốn ghi nhớ lại những nội dung thú vị trong sách nhưng không muốn ghi gì vào trong sách để giữ gìn sách.
Hy vọng những phương pháp, bí quyết vừa rồi có thể giúp bạn tận dụng đối đa được mọi quyển sách mình đọc và hãy nhớ phát triển văn hóa đọc của bản thân nhé.
Đây là khâu đầu tiên trong công cuộc đọc sách của bạn và cũng là việc vô cùng quan trọng. Khi chọn sách, bạn nên cân nhắc đến độ tuổi, sở thích cũng như vốn từ vựng và hiểu biết của bản thân. Đừng dại vớ được quyển nào là đọc quyển đấy sẽ rất dễ đọc phải sách không phù hợp, vừa làm mất thời gian mà chả thu lại được gì.
Những bậc cha mẹ muốn khuyến khích các bạn nhỏ của mình đọc sách thì nên tìm mua những quyển sách dành cho trẻ em với nhiều hình ảnh và màu sắc, sẽ kích thích niềm hứng thú của trẻ với sách. Nếu bạn là một người yêu thích thể loại văn chương bay bổng, nhẹ nhàng về tình yêu, cuộc sống thì nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đọc những quyển sách về nhân loại học, triết học cao siêu và khó nhằn. Còn đối với những bạn mới bắt đầu đọc sách, các bạn nên tìm những cuốn sách kinh điển, dễ đọc dễ ngấm và mỏng (từ 300 trang đổ xuống), đừng dại mà lao vào những quyển sách dày cộp với những lí thuyết khô khan, cần có trình độ và nhiều kinh nghiệm mới hiểu được sẽ khiến bạn dễ mệt mỏi và nản lòng.
Ngoài ra, trong kho tàng sách rộng lớn, không phải sách nào cũng là sách tốt. Người đọc cần biết tránh xa những loại sách rác, sách lậu, có nội dung sai lệch với chuẩn mực đạo đức con người để không vô tình biến việc đọc sách của mình thành việc có hại.
2. Đọc đi đọc lại sách
Đây là một nguyên tắc khi đọc sách cũng được chia sẻ bởi khá nhiều người, nhưng vấn đề là không phải ai cũng có thể thực hành được. Tâm lý chúng ta dễ bị thu hút bởi những quyển sách khác ngay cả khi chưa đọc xong quyển sách này, đến khi đọc xong sẽ nhanh chóng tìm đọc quyển khác. Hoàn toàn ngó lơ quyển mình vừa đọc xong sẽ dễ khiến bạn bỏ sót nhiều ý nghĩa hay trong cuốn sách đó, nhất là những cuốn sách dày. Có những quyển sách có thể khiến ta mỗi lần đọc lại là một lần tiếp thu thêm được nhiều điều khác nhau, hoàn toàn không gây cảm giác chản nản như xem lại một bộ phim hay ăn đi ăn lại một món ăn đến phát ngán. Bạn càng đọc lại nhiều thì bạn càng ngộ ra được nhiều tầng nghĩa trong cuốn sách ấy. Miễn đó là một quyển sách thực sự giá trị đối với bạn.
Mẹo nhỏ là khi đọc một quyển sách nào đó, bạn nên dẹp bỏ hết suy nghĩ về những cuốn sách khác trong đầu, chỉ tập trung hướng về cuốn sách duy nhất mình đang đọc. Lần một có thể đọc lướt qua để biết được nội dung, những lần đọc sau đó nên đõ kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm những ý nghĩa hay trong sách. Nghe giống như cách làm một bài đọc trong kỳ thi tiếng anh nhỉ, nhưng đó là một phương pháp đọc rất hiệu quả mà bạn cũng nên áp dụng đối với việc đọc sách.
3. Không gian đọc sách
Dĩ nhiên, mấy ai có thể đọc sách trong không gian ồn ào, bức bối được. Cần phải đọc ở những nơi yên tĩnh, vắng vẻ mà tiêu biểu nhất chính là thư viện. Nhưng nếu bạn không thể đến thư viện để đọc sách, bạn vẫn có thể thiết kế cho mình những không gian cực chill để khiến việc đọc sách thêm thú vị, đáng yêu. Nếu được hãy đọc ở những nơi bạn có thể hòa mình với thiên nhiên, nhiều ánh sáng hoặc bày thật nhiều sách quanh nơi bạn hay đọc để tăng thêm tính học thuật cho không gian đọc của mình. Pha và nhâm nhi một tách trà hay nghe thêm bản nhạc nhẹ nữa dễ khiến bạn càng yêu sách hơn nữa đó.
4. Tạo nhật ký đọc sách
Đây không phải thói quen dành cho người lười viết lách hay chỉ muốn có một cách đọc thụ động, nhưng nếu bạn áp dụng nó, bạn sẽ nhận lại nhiều điều hơn mình tưởng đấy. Để tạo một cuốn nhật ký đọc sách, bạn có thể dùng một cuốn sổ nhỏ thật xinh xắn để ghi chép lại những câu văn hay trong sách, những chiêm thú vị hay những ý tưởng, suy nghĩ bạn rút ra được sau khi đọc sách, đôi khi có thể viết cả những dòng phản biện lại một nội dung nào đó trong sách nữa.
Đây cũng là một cách hay khi bạn muốn ghi nhớ lại những nội dung thú vị trong sách nhưng không muốn ghi gì vào trong sách để giữ gìn sách.
Hy vọng những phương pháp, bí quyết vừa rồi có thể giúp bạn tận dụng đối đa được mọi quyển sách mình đọc và hãy nhớ phát triển văn hóa đọc của bản thân nhé.