Câu hỏi: Tình hình kinh tế Đại Việt từ thế kỷ XVI - XVIII?
Trả lời:
Từ thế kỷ XVI- XVIII đất nước có nhiều biến động lớn (đất nước bị chia cắt, chiến tranh phong kiến liên miên) song do nhiều nguyên nhân khác nhau nền kinh tế Đại Việt vẫn tiếp tục phát triển. Đất nước được mở rộng về phía Nam. Tuy nhiên từ những năm 30 của thế kỉ XVII, những dấu hiệu khủng hoảng của chế độ phong kiến bắt đầu từ nông thôn, nông nghiệp đã lộ rõ.
1. Tình hình nông nghiệp từ cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI: do chiến tranh kéo dài, chính sách ruộng đất tiến bộ thời Lê sơ bị phá sản. Ruộng đất tư hữu ngày càng phát triển và ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước. Mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên. Đời sống nông dân khổ cực và họ đã vùng dậy đấu tranh.
* Nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh, từ nửa sau thế kỉ XVII mới dần dần ổn định trở lại.
- Nhân dân Đàng Ngoài và Đàng Trong đều tiến hành khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. Đặc biệt ở Đàng Trong, diện tích ruộng đất tăng nhanh, vùng đất Nam Bộ được khai phá và trở thành vựa lúa ở Đàng Trong.
- Nhân dân đã lai tạo ra nhiều giống lúa mới đem lại năng suất cao, chất lượng tốt cung cấp cho thị trường.
+ Nhân dân hai miền đã ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.
- Ngoài trồng lúa, các loại cây như sắn, khoai, ngô, đậu và các loại ăn quả đều phát triển.
- Nhiều kinh nghiệm trồng trọt được đúc kết trong quá trình sản xuất.
- Hạn chế: Cùng với việc mở rộng diện tích ruộng đất thì trong giai đoạn này tình trạng ruộng đất vào tai giai cấp địa chủ cũng diễn ra mạnh mẽ, đã xuất hiện những địa chủ có hàng trăm, hàng nghìn mẫu ruộng. Ruộng đất công ngày càng thu hẹp.
2. Thủ công nghiệp
- Bên cạnh các nghề thủ công như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm sứ, ươm tơ dệt lụa.. ngày càng phát triển và đạt trình độ cao thì nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: Khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, tranh sơn mài..
- Số làng nghề tăng lên ngày càng nhiều. Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, nhưng một số thợ giỏi đã hợp nhau rời làng ra các đô thị lập phường vừa sản xuất, vừa buôn bán.
Có câu ca dao:
"Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông"
- Ngành khai mỏ phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã xin thầu khai thác một số mỏ, nhân đó một số người Việt giàu có cũng xin thầu làm cho sản lượng kim loại khai thác ngày càng lớn.
→ Thủ công nghiệp thế kỉ XVI - XVIII tiếp tục phát triển, ngành nghề phong phú, chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu trao đổi trong nước và nước ngoài. Đồng thời thủ công nghiệp thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển nhưng do chính sách của nhà nước phong kiến đương thời nên không thể chuyển sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhiều ngành nghề thủ công truyền thống vẫn tồn tại đến ngày nay.
3. Tình hình thương nghiệp
* Nội thương:
- Buôn bán trong nước ngày càng phát triển. Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và thường họp theo phiên.
- Nhiều nơi xuất hiện các làng buôn, buôn bán lớn (buôn thuyền, buôn chuyến) xuất hiện. Buôn bán giữa các vùng miền tăng lên.
* Ngoại thương:
- Do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới (từ sau các cuộc phát kiến địa lí) và do chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn nên ngoại thương phát triển nhanh chóng.
- Thuyền buôn các nước, kể cả các nước châu Âu đến nước ta ngày càng nhiều. Họ chở đến nước ta những sản phẩm như vũ khí, thuốc súng, len dạ.. để đổi lấy tơ lụa, đường, các loại nông sản, lâm sản quý.
- Thương nhân nhiều nước đã lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
- Hội An từng là thương cảng tấp nập với nhiều thuyền buôn các nước ra vào.
- Ngoại thương phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, đem lại sự thịnh vượng và ấm no trong nhân dân, dẫn đến sự hưng khởi của các đô thị.
- Đến cuối thế kỷ XVIII ngoại thường suy yếu dần cho chính sách thuế khóa phức tạp của chính quyền hai Đàng, tệ nạn nhũng nhiễu của quan lại.
Trả lời:
Từ thế kỷ XVI- XVIII đất nước có nhiều biến động lớn (đất nước bị chia cắt, chiến tranh phong kiến liên miên) song do nhiều nguyên nhân khác nhau nền kinh tế Đại Việt vẫn tiếp tục phát triển. Đất nước được mở rộng về phía Nam. Tuy nhiên từ những năm 30 của thế kỉ XVII, những dấu hiệu khủng hoảng của chế độ phong kiến bắt đầu từ nông thôn, nông nghiệp đã lộ rõ.
1. Tình hình nông nghiệp từ cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI: do chiến tranh kéo dài, chính sách ruộng đất tiến bộ thời Lê sơ bị phá sản. Ruộng đất tư hữu ngày càng phát triển và ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước. Mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên. Đời sống nông dân khổ cực và họ đã vùng dậy đấu tranh.
* Nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh, từ nửa sau thế kỉ XVII mới dần dần ổn định trở lại.
- Nhân dân Đàng Ngoài và Đàng Trong đều tiến hành khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. Đặc biệt ở Đàng Trong, diện tích ruộng đất tăng nhanh, vùng đất Nam Bộ được khai phá và trở thành vựa lúa ở Đàng Trong.
- Nhân dân đã lai tạo ra nhiều giống lúa mới đem lại năng suất cao, chất lượng tốt cung cấp cho thị trường.
+ Nhân dân hai miền đã ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.
- Ngoài trồng lúa, các loại cây như sắn, khoai, ngô, đậu và các loại ăn quả đều phát triển.
- Nhiều kinh nghiệm trồng trọt được đúc kết trong quá trình sản xuất.
- Hạn chế: Cùng với việc mở rộng diện tích ruộng đất thì trong giai đoạn này tình trạng ruộng đất vào tai giai cấp địa chủ cũng diễn ra mạnh mẽ, đã xuất hiện những địa chủ có hàng trăm, hàng nghìn mẫu ruộng. Ruộng đất công ngày càng thu hẹp.
2. Thủ công nghiệp
- Bên cạnh các nghề thủ công như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm sứ, ươm tơ dệt lụa.. ngày càng phát triển và đạt trình độ cao thì nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: Khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, tranh sơn mài..
- Số làng nghề tăng lên ngày càng nhiều. Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, nhưng một số thợ giỏi đã hợp nhau rời làng ra các đô thị lập phường vừa sản xuất, vừa buôn bán.
Có câu ca dao:
"Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông"
- Ngành khai mỏ phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã xin thầu khai thác một số mỏ, nhân đó một số người Việt giàu có cũng xin thầu làm cho sản lượng kim loại khai thác ngày càng lớn.
→ Thủ công nghiệp thế kỉ XVI - XVIII tiếp tục phát triển, ngành nghề phong phú, chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu trao đổi trong nước và nước ngoài. Đồng thời thủ công nghiệp thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển nhưng do chính sách của nhà nước phong kiến đương thời nên không thể chuyển sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhiều ngành nghề thủ công truyền thống vẫn tồn tại đến ngày nay.
3. Tình hình thương nghiệp
* Nội thương:
- Buôn bán trong nước ngày càng phát triển. Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và thường họp theo phiên.
- Nhiều nơi xuất hiện các làng buôn, buôn bán lớn (buôn thuyền, buôn chuyến) xuất hiện. Buôn bán giữa các vùng miền tăng lên.
* Ngoại thương:
- Do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới (từ sau các cuộc phát kiến địa lí) và do chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn nên ngoại thương phát triển nhanh chóng.
- Thuyền buôn các nước, kể cả các nước châu Âu đến nước ta ngày càng nhiều. Họ chở đến nước ta những sản phẩm như vũ khí, thuốc súng, len dạ.. để đổi lấy tơ lụa, đường, các loại nông sản, lâm sản quý.
- Thương nhân nhiều nước đã lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
- Hội An từng là thương cảng tấp nập với nhiều thuyền buôn các nước ra vào.
- Ngoại thương phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, đem lại sự thịnh vượng và ấm no trong nhân dân, dẫn đến sự hưng khởi của các đô thị.
- Đến cuối thế kỷ XVIII ngoại thường suy yếu dần cho chính sách thuế khóa phức tạp của chính quyền hai Đàng, tệ nạn nhũng nhiễu của quan lại.