Câu chuyện chỉ bắt đầu khi cô lên lớp 10.
Năm ấy, ngày đầu tiên bước chân trên con đường làm học sinh cấp 3, cô đã thân được với một đứa thuở còn học trường làng. Cô và nó, trước là kẻ thù. Bởi cô là một người ít nói, hay lặng lẽ, chỉ biết đi học, hết giờ về chăn trâu, cắt cỏ, phụ giúp gia đình, lại là cán bộ lớp.
Còn nó, ba mẹ đi làm ăn xa, bỏ ba chị em ở nhà, một đứa chị cả như nó, không có điều gì nó không biết. Bởi vì thiếu tình thương, thiếu sự gần gũi với ba mẹ, nó ăn chơi, đánh đấm. Đi học tụ tập băng nhóm lêu lổng suốt ngày.
Tóm lại, hồi còn học trường làng, cô và nó như nước với lửa.
Ấy thế mà không hiểu vì sao, vừa bước lên trường huyện, cô và nó lại học chung một lớp. Khi ánh mắt đầu tiên chạm nhau, cả hai đều có cảm giác thân quen ngỡ ngàng. Chắc có lẽ, từ một thôn làng nghèo, quê mùa, lúng túng lên trường huyện với bao người xa lạ, bắt gặp một người đồng hành, tuy trước đối đầu, nhưng ít ra chúng gần nhau hơn những người khác.
Cứ thế, cô và nó bắt đầu thân nhau, thân đến mức có thể ăn chung một tô, ngủ chung cái ghế, đi cùng một con xe. Mỗi hôm cô và nó cùng phải học thêm buổi chiều, không thể chạy về nhà vì mỗi lần đi và về cũng mất gần hai tiếng, lựa chọn cho buổi trưa chỉ là một chiếc bánh mì. Thời đó, bánh mì sandwich chỉ có bốn nghìn đồng, nhưng với cô, đó là một con số mà cô phải dành dụm.
Với nó thì khác, ba mẹ nó có tiền gửi về mỗi tháng, nó có thể tiêu, có thể xài và mua những thứ đắt tiền. Nhưng may thay, nó vẫn cùng sở thích với cô, cùng chia sẻ những mẫu bánh mì vụn vặt. Hoặc hôm nào sang một chút, vẫn có thể ăn một tô cơm trộn trứng gà năm nghìn, nhưng phải đạp xe tận hai con phố, cô và nó vẫn cùng đi.
Thời học sinh của cô không có bạn bè nhiều, ngay cả khi chúng bạn bắt đầu biết yêu, cô cũng chỉ quanh quẩn với chiếc xe đạp cũ, đi học, đi về, chăn trâu, cắt cỏ. Niềm đam mê của cô chỉ là những lần giấu ba mẹ mua một túi bánh mì.
Cô thích bánh mì. Cô yêu cái hương vị của bột, thích độ ngọt mềm của ruột bánh, lại được cắt thành từng lát, rất tiện.
Đến bây giờ, cô nhớ như in những ngày đó. Những hôm cô đi học ngang qua lò bánh mì. Rất kìm nén lòng mình để ghé vào, nhưng cuối cùng, vài tuần cô cũng dừng lại một đến hai lần để mua cho mình một túi bánh mì đã cắt lát. Mang chúng về nhà, nhưng cô không bao giờ để ba mẹ mình biết. Cô giấu. Tâm lý cô lúc đó là muốn ăn, rất muốn ăn, mặc dù cơm canh cô không thiếu, nhưng lại sợ.
Nhà cô nghèo lắm, ba mẹ rất vất vả để kiếm tiền. Mỗi lần hỏi mẹ tiền ăn trưa, tiền mua đồ lặt vặt hay tiền học phí, mẹ đều thở dài. Cô không giống bạn bè khác, mỗi sáng đều có tiền tiêu vặt, hoặc ăn sáng bên ngoài, với cô, những điều đó là xa xỉ. Nên khi thèm những mẩu bánh mì, cô lén lút mua giấu chúng một nơi mà chỉ mình cô biết.
Hồi đó, một túi như vậy, mất hết bảy nghìn, cô để dành ăn hết trong năm ngày, mỗi ngày cũng hai ba lát. Nếu bánh mì không có hạn sử dụng, có lẽ cô cũng để dành được mười ngày. Cô sợ chúng hết, lại không có tiền để mua, mà việc xin tiền của ba mẹ, là một việc hết sức khó. Không phải ba mẹ không biết yêu thương cô, không muốn cho cô tiền, mà là họ thật sự không có tiền để cho cô được làm những thứ cô thích.
Cũng may mắn rằng, cô là người hiểu chuyện. Sở thích của cô chỉ nhằm vào những mẩu bánh mì, không gì khác, cũng không muốn cái khác. Thời thanh xuân của cô, chẳng mấy vui vẻ là vì sự hiểu chuyện quá mức ấy của cô.
Bất giác cũng trôi qua mười lăm năm. Nếu ba mẹ cô biết, ngày đó cô phải lén lút, giấu giếm chỉ để ăn một vài mẩu bánh mì, có lẽ họ sẽ bật khóc. Nhưng mà với cô, nó là những kỉ niệm cho cái thời nghèo khổ của mình.
Những lát bánh mì bây giờ không là vật xa xỉ với cô nữa, nhưng chúng vẫn là món sở thích mà cô vẫn giữ, vẫn yêu.
Vậy mới nói, trong cuộc sống này, có những thứ, với người khác rất dễ dàng vung tiền ra mua về, nhưng với mình, đó là ước mơ, là khao khát. Vì thế, khi đã đạt được điều gì, trân trọng chúng hơn, không phải vì nó quý, mà vì nó xứng đáng!
TyPro_Saigon, 27.11.20
Năm ấy, ngày đầu tiên bước chân trên con đường làm học sinh cấp 3, cô đã thân được với một đứa thuở còn học trường làng. Cô và nó, trước là kẻ thù. Bởi cô là một người ít nói, hay lặng lẽ, chỉ biết đi học, hết giờ về chăn trâu, cắt cỏ, phụ giúp gia đình, lại là cán bộ lớp.
Còn nó, ba mẹ đi làm ăn xa, bỏ ba chị em ở nhà, một đứa chị cả như nó, không có điều gì nó không biết. Bởi vì thiếu tình thương, thiếu sự gần gũi với ba mẹ, nó ăn chơi, đánh đấm. Đi học tụ tập băng nhóm lêu lổng suốt ngày.
Tóm lại, hồi còn học trường làng, cô và nó như nước với lửa.
Ấy thế mà không hiểu vì sao, vừa bước lên trường huyện, cô và nó lại học chung một lớp. Khi ánh mắt đầu tiên chạm nhau, cả hai đều có cảm giác thân quen ngỡ ngàng. Chắc có lẽ, từ một thôn làng nghèo, quê mùa, lúng túng lên trường huyện với bao người xa lạ, bắt gặp một người đồng hành, tuy trước đối đầu, nhưng ít ra chúng gần nhau hơn những người khác.
Cứ thế, cô và nó bắt đầu thân nhau, thân đến mức có thể ăn chung một tô, ngủ chung cái ghế, đi cùng một con xe. Mỗi hôm cô và nó cùng phải học thêm buổi chiều, không thể chạy về nhà vì mỗi lần đi và về cũng mất gần hai tiếng, lựa chọn cho buổi trưa chỉ là một chiếc bánh mì. Thời đó, bánh mì sandwich chỉ có bốn nghìn đồng, nhưng với cô, đó là một con số mà cô phải dành dụm.
Với nó thì khác, ba mẹ nó có tiền gửi về mỗi tháng, nó có thể tiêu, có thể xài và mua những thứ đắt tiền. Nhưng may thay, nó vẫn cùng sở thích với cô, cùng chia sẻ những mẫu bánh mì vụn vặt. Hoặc hôm nào sang một chút, vẫn có thể ăn một tô cơm trộn trứng gà năm nghìn, nhưng phải đạp xe tận hai con phố, cô và nó vẫn cùng đi.
Thời học sinh của cô không có bạn bè nhiều, ngay cả khi chúng bạn bắt đầu biết yêu, cô cũng chỉ quanh quẩn với chiếc xe đạp cũ, đi học, đi về, chăn trâu, cắt cỏ. Niềm đam mê của cô chỉ là những lần giấu ba mẹ mua một túi bánh mì.
Cô thích bánh mì. Cô yêu cái hương vị của bột, thích độ ngọt mềm của ruột bánh, lại được cắt thành từng lát, rất tiện.
Đến bây giờ, cô nhớ như in những ngày đó. Những hôm cô đi học ngang qua lò bánh mì. Rất kìm nén lòng mình để ghé vào, nhưng cuối cùng, vài tuần cô cũng dừng lại một đến hai lần để mua cho mình một túi bánh mì đã cắt lát. Mang chúng về nhà, nhưng cô không bao giờ để ba mẹ mình biết. Cô giấu. Tâm lý cô lúc đó là muốn ăn, rất muốn ăn, mặc dù cơm canh cô không thiếu, nhưng lại sợ.
Nhà cô nghèo lắm, ba mẹ rất vất vả để kiếm tiền. Mỗi lần hỏi mẹ tiền ăn trưa, tiền mua đồ lặt vặt hay tiền học phí, mẹ đều thở dài. Cô không giống bạn bè khác, mỗi sáng đều có tiền tiêu vặt, hoặc ăn sáng bên ngoài, với cô, những điều đó là xa xỉ. Nên khi thèm những mẩu bánh mì, cô lén lút mua giấu chúng một nơi mà chỉ mình cô biết.
Hồi đó, một túi như vậy, mất hết bảy nghìn, cô để dành ăn hết trong năm ngày, mỗi ngày cũng hai ba lát. Nếu bánh mì không có hạn sử dụng, có lẽ cô cũng để dành được mười ngày. Cô sợ chúng hết, lại không có tiền để mua, mà việc xin tiền của ba mẹ, là một việc hết sức khó. Không phải ba mẹ không biết yêu thương cô, không muốn cho cô tiền, mà là họ thật sự không có tiền để cho cô được làm những thứ cô thích.
Cũng may mắn rằng, cô là người hiểu chuyện. Sở thích của cô chỉ nhằm vào những mẩu bánh mì, không gì khác, cũng không muốn cái khác. Thời thanh xuân của cô, chẳng mấy vui vẻ là vì sự hiểu chuyện quá mức ấy của cô.
Bất giác cũng trôi qua mười lăm năm. Nếu ba mẹ cô biết, ngày đó cô phải lén lút, giấu giếm chỉ để ăn một vài mẩu bánh mì, có lẽ họ sẽ bật khóc. Nhưng mà với cô, nó là những kỉ niệm cho cái thời nghèo khổ của mình.
Những lát bánh mì bây giờ không là vật xa xỉ với cô nữa, nhưng chúng vẫn là món sở thích mà cô vẫn giữ, vẫn yêu.
Vậy mới nói, trong cuộc sống này, có những thứ, với người khác rất dễ dàng vung tiền ra mua về, nhưng với mình, đó là ước mơ, là khao khát. Vì thế, khi đã đạt được điều gì, trân trọng chúng hơn, không phải vì nó quý, mà vì nó xứng đáng!
TyPro_Saigon, 27.11.20