Hướng dẫn miêu tả con trâu đang ăn cỏ lớp 4 hay nhất. Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước. Có thể nói, lúa gạo không chỉ là nguồn lương thực chính cung cấp cho đời sống của cả dân tộc, mà nó còn là một nét gần gũi, mộc mạc, gắn liền với nhiều hình ảnh thân thuộc từ lâu. Để làm ra được hạt gạo dẻo thơm mây mẩy, phải kể đến công sức một nắng hai sương của các bác nông dân, mưa thuận gió hoà, cày sâu cuốc bẫm, và một loài vật gắn liền với nhà nông - con trâu. Hình ảnh con trâu đã đi vào thơ ca, văn chương qua bao thế hệ. Thế như ruộng lúa ngày càng thu hẹp bởi đô thị, con trâu cái cày dần thay thế bởi máy móc hiện đại, vì vậy có rất nhiều em chưa từng được tận mắt trông thấy loài động vật hiền lành chăm chỉ ấy, khiến việc miêu tả gặp khó khăn. Thêm nữa, trâu không chỉ dùng để cày cấy mà còn có thể mang đi chọi trâu như ở các dịp lễ hội ở vùng duyên hải miền Trung, phía Bắc. Tương tự như những loài khác, chúng ta đi từ miêu tả hình dáng bên ngoài đến tác dụng cụ thể. Thói quen, tập tính của con trâu em muốn tả so với những con còn lại. Dưới đây chúng tôi xin đưa đến cho các em hai bài văn ngắn, hi vọng có thể giúp các em định hình được cách làm bài.
BÀI VĂN TẢ CON TRÂU NHÀ EM LỚP 4
Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau từ ngàn năm nay đã là hình ảnh rất đỗi quen thuộc của nền nông nghiệp Việt Nam. Xứng danh với cái tên "bạn của nhà nông", những năm về trước các bác nông dân đều tậu trâu về nhà để tiện cày cấy. Nhà bác em cũng vậy, chú trâu nhà bác em đã tròn 2 tuổi.
Thân hình chú trâu nhà bác em rất vạm vỡ. Làn da đen óng lưa thưa những sợi lông thô. Cả người chú nặng hơn 3 tạ, cái bụng căng tròn như mo cau úp. Bốn chân trâu cao, chắc khoẻ chống đỡ cả thân hình đồ sộ. Nhìn từ xa, chú trâu như một lực sĩ oai vệ với những thớ cơ bắp săn chắc cuồn cuộn. Mỗi bước đi chầm chậm lững thững thoạt trông rất nhàn nhã. Vậy nhưng đừng coi thường chúng, nếu đo tốc độ phi trâu, mọi người sẽ phải ngỡ ngàng về tốc độ chạy của nó đấy.
Đầu chú trâu khá lớn, bên trên mang cặp sừng nhọn hoắt làm vũ khí tự vệ. Đôi sừng ấy cũng là tay vịn để lũ trẻ con trèo lên lưng trâu mà giả vờ "lên ga". Chú có hai lỗ mũi ươn ướt, lúc nào cũng được xỏ một sợi dây thừng lớn xuyên qua. Hai tai như hai chiếc lá nhỏ chốc chốc lại động đậy, kết hợp với chiếc đuôi dài thành một bộ đôi dụng cụ đuổi ruồi muỗi rất hiệu quả.
Trâu nhà bác em chăm chỉ lắm. Cứ mỗi sớm tinh mơ lại được bác dẫn ra ngoài đồng, đeo chiếc cày to nặng lên vai và bắt đầu công việc một ngày mới. Từng luống cày thẳng và đều tăm tắp giúp bác em dễ dàng reo những cây lúa trồng xuống. Đến mùa thu hoạch, trâu lại ngoan ngoãn kéo xe lúa cồng kềnh từ bờ đê về nhà. Cuối ngày, niềm vui của chú là được cho ăn no nê bằng cỏ tươi xanh mướt cắt ngoài đồng, đôi khi là rơm rạ chất sẵn trong sân.
Nhờ có sự góp sức của chú trâu ấy mà gia đình bác có được những vụ mùa bội thu, cuộc sống ổn định hơn trước. Em rất quý chú trâu này.
BÀI VĂN TẢ CON TRÂU SỐ 2 LỚP 4
“Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày giữ nghiệp nông gia, ta đây trâu đấy ai mà quản công.” Câu ca dao vốn rất quen thuộc với tất cả chúng ta, từ thuở lọt lòng đã nghe qua tiếng ru hời của bà, của mẹ. Chú trâu chăm chỉ cần mẫn cũng đã đi vào sự hiểu biết của em như thế.
Trâu là loài động vật thuộc bộ móng guốc, trọng lượng cơ thể trâu trưởng thành khoảng ba đến bốn tạ. Bốn chân trâu chắc nịch được xỏ trong bốn chiếc giày cứng như thép. Một chú trâu béo tốt có thân hình khá lực lưỡng, từ đầu đến đuôi có thể dài tầm một mét rưỡi, cao ngang hông người lớn. Lông trâu không dày lắm, thưa thớt và lún phún rải rác nhưng bù lại chúng có làn da được mệnh danh “đen như trâu” rất dày, vì thế không phải lo việc muỗi cắn.
Mỗi chú trâu trưởng thành đều có một cặp sừng lớn bằng ống tay người, cứng và vô cùng sắc nhọn. Đây chính là phương tiện để hai chú trâu đọ sức trong mỗi cuộc chọi trâu, đôi khi khá nguy hiểm với con người. Đã có nhiều trường hợp bị trâu dùng chiếc sừng này đâm trọng thương. Lỗ mũi nở to thở phì phì và cái miệng rộng không có hàm răng trên mỗi khi ăn lại nhệu nhạo nhai cỏ mới ngộ nghĩnh làm sao! Còn một điểm khiến em chú ý, đó là chiếc đuôi dài với nhúm lông đen lúc nào cũng đập qua đập lại như cây phất trần của ông Bụt trong truyện cổ tích.
Sức ăn của trâu khá lớn. Để trâu ăn thả cửa chúng có thể ăn cả buổi ở những đám cỏ xanh tốt, bởi thế mới có những chú bé ngồi trên lưng trâu để tranh thủ vừa chăn trâu vừa học bài. Trâu cũng là động vật nhai lại, vì vậy đến khi đi ngủ chúng lại ợ thức ăn lên chóp chép nghiền lại lần nữa mới tiêu hóa. Công việc của trâu gắn liền với cái cày và đồng ruộng, chúng nổi tiếng là loài động vật chăm chỉ cần cù. Ngoài ra, ở Đồ Sơn, Hải Phòng hằng năm còn có lễ hội chọi trâu để chọn ra những con trâu đực khỏe nhất.
Trâu là loài động vật gần gũi với người dân Việt Nam, công sức của chúng đóng góp cho nền nông nghiệp lúa nước hàng ngàn năm qua là không thể phủ nhận. Em hy vọng nét đẹp này sẽ mãi mãi được lưu giữ.
BÀI VĂN TẢ CON TRÂU NHÀ EM LỚP 4
Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau từ ngàn năm nay đã là hình ảnh rất đỗi quen thuộc của nền nông nghiệp Việt Nam. Xứng danh với cái tên "bạn của nhà nông", những năm về trước các bác nông dân đều tậu trâu về nhà để tiện cày cấy. Nhà bác em cũng vậy, chú trâu nhà bác em đã tròn 2 tuổi.
Thân hình chú trâu nhà bác em rất vạm vỡ. Làn da đen óng lưa thưa những sợi lông thô. Cả người chú nặng hơn 3 tạ, cái bụng căng tròn như mo cau úp. Bốn chân trâu cao, chắc khoẻ chống đỡ cả thân hình đồ sộ. Nhìn từ xa, chú trâu như một lực sĩ oai vệ với những thớ cơ bắp săn chắc cuồn cuộn. Mỗi bước đi chầm chậm lững thững thoạt trông rất nhàn nhã. Vậy nhưng đừng coi thường chúng, nếu đo tốc độ phi trâu, mọi người sẽ phải ngỡ ngàng về tốc độ chạy của nó đấy.
Đầu chú trâu khá lớn, bên trên mang cặp sừng nhọn hoắt làm vũ khí tự vệ. Đôi sừng ấy cũng là tay vịn để lũ trẻ con trèo lên lưng trâu mà giả vờ "lên ga". Chú có hai lỗ mũi ươn ướt, lúc nào cũng được xỏ một sợi dây thừng lớn xuyên qua. Hai tai như hai chiếc lá nhỏ chốc chốc lại động đậy, kết hợp với chiếc đuôi dài thành một bộ đôi dụng cụ đuổi ruồi muỗi rất hiệu quả.
Trâu nhà bác em chăm chỉ lắm. Cứ mỗi sớm tinh mơ lại được bác dẫn ra ngoài đồng, đeo chiếc cày to nặng lên vai và bắt đầu công việc một ngày mới. Từng luống cày thẳng và đều tăm tắp giúp bác em dễ dàng reo những cây lúa trồng xuống. Đến mùa thu hoạch, trâu lại ngoan ngoãn kéo xe lúa cồng kềnh từ bờ đê về nhà. Cuối ngày, niềm vui của chú là được cho ăn no nê bằng cỏ tươi xanh mướt cắt ngoài đồng, đôi khi là rơm rạ chất sẵn trong sân.
Nhờ có sự góp sức của chú trâu ấy mà gia đình bác có được những vụ mùa bội thu, cuộc sống ổn định hơn trước. Em rất quý chú trâu này.
BÀI VĂN TẢ CON TRÂU SỐ 2 LỚP 4
“Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày giữ nghiệp nông gia, ta đây trâu đấy ai mà quản công.” Câu ca dao vốn rất quen thuộc với tất cả chúng ta, từ thuở lọt lòng đã nghe qua tiếng ru hời của bà, của mẹ. Chú trâu chăm chỉ cần mẫn cũng đã đi vào sự hiểu biết của em như thế.
Trâu là loài động vật thuộc bộ móng guốc, trọng lượng cơ thể trâu trưởng thành khoảng ba đến bốn tạ. Bốn chân trâu chắc nịch được xỏ trong bốn chiếc giày cứng như thép. Một chú trâu béo tốt có thân hình khá lực lưỡng, từ đầu đến đuôi có thể dài tầm một mét rưỡi, cao ngang hông người lớn. Lông trâu không dày lắm, thưa thớt và lún phún rải rác nhưng bù lại chúng có làn da được mệnh danh “đen như trâu” rất dày, vì thế không phải lo việc muỗi cắn.
Mỗi chú trâu trưởng thành đều có một cặp sừng lớn bằng ống tay người, cứng và vô cùng sắc nhọn. Đây chính là phương tiện để hai chú trâu đọ sức trong mỗi cuộc chọi trâu, đôi khi khá nguy hiểm với con người. Đã có nhiều trường hợp bị trâu dùng chiếc sừng này đâm trọng thương. Lỗ mũi nở to thở phì phì và cái miệng rộng không có hàm răng trên mỗi khi ăn lại nhệu nhạo nhai cỏ mới ngộ nghĩnh làm sao! Còn một điểm khiến em chú ý, đó là chiếc đuôi dài với nhúm lông đen lúc nào cũng đập qua đập lại như cây phất trần của ông Bụt trong truyện cổ tích.
Sức ăn của trâu khá lớn. Để trâu ăn thả cửa chúng có thể ăn cả buổi ở những đám cỏ xanh tốt, bởi thế mới có những chú bé ngồi trên lưng trâu để tranh thủ vừa chăn trâu vừa học bài. Trâu cũng là động vật nhai lại, vì vậy đến khi đi ngủ chúng lại ợ thức ăn lên chóp chép nghiền lại lần nữa mới tiêu hóa. Công việc của trâu gắn liền với cái cày và đồng ruộng, chúng nổi tiếng là loài động vật chăm chỉ cần cù. Ngoài ra, ở Đồ Sơn, Hải Phòng hằng năm còn có lễ hội chọi trâu để chọn ra những con trâu đực khỏe nhất.
Trâu là loài động vật gần gũi với người dân Việt Nam, công sức của chúng đóng góp cho nền nông nghiệp lúa nước hàng ngàn năm qua là không thể phủ nhận. Em hy vọng nét đẹp này sẽ mãi mãi được lưu giữ.