Bài tập làm văn số 6, hướng dẫn làm bài viết số 6 lớp 8 đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô (Lý Công uẩn) và Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước?
Lịch sử của một quốc gia, dân tộc không thể nào không nhắc đến công lao của các vị tướng tài ba. Họ là những người đứng đầu đất nước, chịu trách nhiệm dẫn dắt, lãnh đạo hàng trăm, hàng nghìn người. Đặc biệt là đối với những vấn đề trọng đại của quốc gia, dân tộc, vai trò của những người lãnh đạo càng quan trọng, cần thiết hơn bao giờ cần thiết. Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo anh dũng, kiệt xuất, tài ba của dân tộc, có đóng góp lớn đối với việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tên tuổi của họ đã được lưu danh sử sách muôn đời, trở thành tấm gương mẫu mực mà chúng ta hết lòng kính trọng và khâm phục. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài viết số 6 lớp 8 đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô (Lý Công uẩn) và Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước?
BÀI VIẾT SỐ 6 LỚP 8 ĐỀ 1: SUY NGHĨ CỦA EM VỀ VAI TRÒ CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC
Sự hưng thịnh của một quốc gia, triều đại từ ngàn đời nay vẫn gắn liền với tên tuổi của những nhà lãnh đạo tài ba, kiệt xuất. Đọc Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, ta càng thêm khâm phục và kính trọng nhân cách cùng tài năng của hai người lãnh đạo mẫu mực trong lịch sử nước nhà.
Tố chất đầu tiên của những nhà lãnh đạo kiệt xuất là có tài nhìn xa trông rộng, Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều thể hiện rõ điều ấy trong Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ. Đối với Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã vô cùng sáng suốt khi phân tích những lí do cần phải dời đô: các triều đại nhiều lần dời đô nên vận nước dài lâu, các triều đại không chịu chuyển dời thì vận nước ngắn ngủi. Như vậy, bằng lý lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, ông đã thể hiện được mối quan hệ giữa dời đô và sự hưng thịnh của đất nước: thực tế đã chứng minh việc dời đô là cần thiết, dời đô là thuận theo lòng dân và ý trời. Lý Công Uẩn tiếp tục cho thấy rõ ông là một vị vua anh minh khi nhìn thấy trước cả một tương lai rực rỡ của Đaị Việt nếu dời đô về Đại La. Ông liệt kê hàng loạt những lí do để thấy Đại La xứng đáng là kinh đô mới của nước ta: là kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi, nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng, dân cư muôn vật rất mực phong phú tốt tươi. Còn với Trần Quốc Tuấn, từ thực tế giặc Mông Nguyên đã xâm lược nước ta hai lần, ông nhận thấy rõ nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược lần ba. Đọc bài hịch, ta mới thấu tấm lòng của vị chủ tướng, nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ tiếc không thể xẻ thịt lột da, uống máu quân thù”. Trí tuệ anh minh còn ở chỗ ông lên tiếng tố cáo tội ác của quân giặc, khích lệ ý chí lập công danh, hy sinh vì nước của các tướng sĩ, đồng thời phê phán những trò tiêu khiển, những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường, những suy nghĩ cá nhân ích kỉ sẽ để lại hậu quả là nước mất nhà tan, thái ấp không còn, bổng lộc bị mất, tổ tông bị giày xéo, chịu nhục, mang tiếng... Lời lẽ vừa thấu lí vừa đạt tình đã giúp khơi dậy ở tướng sĩ lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm tiêu diệt giặc ngoại xâm để bảo vệ nước nhà. Như vậy, từ việc nhận thức rõ về tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo đều đã đưa ra những quyết định đúng đắn, táo bạo để giúp dân tộc ngày càng vững bền và hùng mạnh hơn nữa.
Tài năng vô cùng quan trọng, nhưng cái ở lại trong lòng người lại chính là nhân cách tỏa sáng, yêu nước thương dân của người lãnh đạo. Kết thúc Thiên đô chiếu, Lý Công Uẩn khẳng định mong muốn chọn Đại La làm kinh đô nhưng cũng không quên hỏi ý kiến “các khanh” về ý muốn đó. Cách kết thúc đã thể hiện tư tưởng dân chủ, khẳng định ý vua và lòng dân hòa hợp, sự tôn trọng ý kiến của nhân dân. Không chỉ thế, tác phẩm còn thực sự là một lời hiệu triệu toàn dân tộc chung ý chí để làm nên sự nghiệp lớn. Còn với Trần Quốc Tuấn, ông không chỉ là một vị tướng mà còn như một người cha đối với các binh sĩ. Ông vừa nghiêm khắc vừa khuyên bảo nhẹ nhàng tướng sĩ nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực luyện tập, trao đổi binh thư sẵn sàng chiến đấu, chiến thắng quân xâm lược.
Qua hai tác phẩm, ta càng hiểu rõ người lãnh đạo anh minh có vai trò quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Vì thế, mỗi chúng ta cần bày tỏ lòng biết ơn đối với họ- những con người hy sinh suốt đời để đất nước được trường tồn, nhân dân mãi ấm no.
BÀI LÀM 2 VIẾT SỐ 6 LỚP 8 ĐỀ 1: DỰA VÀO CÁC VĂN BẢN CHIẾU DỜI ĐÔ (LÝ CÔNG UẨN) VÀ HỊCH TƯỚNG SĨ (TRẦN QUỐC TUẤN) HÃY NÊU SUY NGHĨ CỦA EM VỀ VAI TRÒ CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC?
Bất kì một tổ chức, một quốc gia lớn nhỏ nào cũng đều cần có một người lãnh đạo. Chân lí này đúng ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại. Vai trò của người lãnh đạo đối với vận mệnh của một tập thể, một tổ chức, một đất nước là vô cùng quan trọng. Điều này đã chứng minh qua thực tế lịch sử và có thể nhận thấy qua hai tác phẩm lớn đó là Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) và Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn).
“Chiếu dời đô” được Lý Công Uẩn ban ra vào năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất(năm 1010), ngay sau khi Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Bấy giờ kinh đô của nhà Tiền Lê đang đóng là Hoa Lư (Ninh Bình). Nhà vua ban chiếu này với mục đích cáo bố thiên hạ về việc dời kinh đô. Ở một góc nhìn nào đó, có thể nói về việc trù liệu cho sự phát triển vững bền kinh đô Thăng Long - Đại Việt. Lí Công Uẩn có lí khi muốn dời đô đi bởi theo ông “Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp”. Ông đưa ra rất nhiều những dẫn chứng về việc dời đô là chí lí và trong lịch sử đã có rất nhiều những vị vua dời đô đi để đất nước vững bền, đồng thời ông phê phán hai nhà Đinh, Lê cứ chịu yên đóng đô ở một nơi. Vì thế vừa lên ngôi, Lí Công Uẩn không giống những vị vua khác muốn làm sao cho yên ổn để giữ ngôi mà muốn dời đô để mong vận nước mãi thịnh vượng.
Ông là một người nhìn xa trông rộng: “Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh”. Ông nhìn thấy Đại La là đất vượng có thể giúp cho vận nước tốt đẹp nên có ý muốn dời đô đến Đại La. Ông thật là một vị vua có tâm nhìn xa trông rộng, Đại La cho đến ngày nay vẫn là vùng đất kinh thành, giúp vận nước thịnh trị bao đời.
Lý Công Uẩn là vua một nước, vai trò của ông vô cùng quan trọng và cũng là một nhà lãnh đạo quân sự, vai trò của Trần Quốc Tuấn trong vận mệnh đất nước những năm chống quân Nguyên- Mông cũng vô cùng quan trọng. Trần Quốc Tuấn là một vị tướng yêu nước và có trách nhiệm với sự nghiệp chung của dân tộc vì thế mà không khỏi đau lòng, mất ăn mất ngủ vì vận nước đang lâm nguy, chịu sự chà đạp của kẻ thù. Chính những điều đó thôi thúc ông viết nên “Hịch tướng sĩ” để khích lệ tinh thần binh lính dưới quyền chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Sau bài hịch, tinh thần quân sĩ lên cao, nhiều người dân đầu quân cùng ý chí chiến đâu ngút trời, đoàn kết một lòng và đây là một phần quan trọng làm nến chiến thắng dân tộc. Nếu không có những người lãnh đạo tài ba và tâm huyết như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, vận nước sẽ không thể hung thịnh.
Lịch sử đã chứng minh người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng vào chiến thắng dân tộc, chỉ những cuộc khởi nghĩa, những cuộc cách mạng được lãnh đạo bằng người có đường lối sáng suốt mới đi đến thành công.
Vai trò của một người lãnh đạo vô cùng lớn và vô cùng quan trọng đối với vận mệnh đất nước. Là một lãnh đạo, trên vai gánh trọng trách to lớn cần có nhiều phẩm chất để có thể dẫn dắt con dân của mình, đó phải là mọt người yêu nước, có trách nhiệm với đất nước và phải có tầm nhìn xa trông rộng. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho những người lãnh đạo!
Lịch sử của một quốc gia, dân tộc không thể nào không nhắc đến công lao của các vị tướng tài ba. Họ là những người đứng đầu đất nước, chịu trách nhiệm dẫn dắt, lãnh đạo hàng trăm, hàng nghìn người. Đặc biệt là đối với những vấn đề trọng đại của quốc gia, dân tộc, vai trò của những người lãnh đạo càng quan trọng, cần thiết hơn bao giờ cần thiết. Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo anh dũng, kiệt xuất, tài ba của dân tộc, có đóng góp lớn đối với việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tên tuổi của họ đã được lưu danh sử sách muôn đời, trở thành tấm gương mẫu mực mà chúng ta hết lòng kính trọng và khâm phục. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài viết số 6 lớp 8 đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô (Lý Công uẩn) và Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước?
BÀI VIẾT SỐ 6 LỚP 8 ĐỀ 1: SUY NGHĨ CỦA EM VỀ VAI TRÒ CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC
Sự hưng thịnh của một quốc gia, triều đại từ ngàn đời nay vẫn gắn liền với tên tuổi của những nhà lãnh đạo tài ba, kiệt xuất. Đọc Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, ta càng thêm khâm phục và kính trọng nhân cách cùng tài năng của hai người lãnh đạo mẫu mực trong lịch sử nước nhà.
Tố chất đầu tiên của những nhà lãnh đạo kiệt xuất là có tài nhìn xa trông rộng, Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều thể hiện rõ điều ấy trong Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ. Đối với Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã vô cùng sáng suốt khi phân tích những lí do cần phải dời đô: các triều đại nhiều lần dời đô nên vận nước dài lâu, các triều đại không chịu chuyển dời thì vận nước ngắn ngủi. Như vậy, bằng lý lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, ông đã thể hiện được mối quan hệ giữa dời đô và sự hưng thịnh của đất nước: thực tế đã chứng minh việc dời đô là cần thiết, dời đô là thuận theo lòng dân và ý trời. Lý Công Uẩn tiếp tục cho thấy rõ ông là một vị vua anh minh khi nhìn thấy trước cả một tương lai rực rỡ của Đaị Việt nếu dời đô về Đại La. Ông liệt kê hàng loạt những lí do để thấy Đại La xứng đáng là kinh đô mới của nước ta: là kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi, nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng, dân cư muôn vật rất mực phong phú tốt tươi. Còn với Trần Quốc Tuấn, từ thực tế giặc Mông Nguyên đã xâm lược nước ta hai lần, ông nhận thấy rõ nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược lần ba. Đọc bài hịch, ta mới thấu tấm lòng của vị chủ tướng, nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ tiếc không thể xẻ thịt lột da, uống máu quân thù”. Trí tuệ anh minh còn ở chỗ ông lên tiếng tố cáo tội ác của quân giặc, khích lệ ý chí lập công danh, hy sinh vì nước của các tướng sĩ, đồng thời phê phán những trò tiêu khiển, những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường, những suy nghĩ cá nhân ích kỉ sẽ để lại hậu quả là nước mất nhà tan, thái ấp không còn, bổng lộc bị mất, tổ tông bị giày xéo, chịu nhục, mang tiếng... Lời lẽ vừa thấu lí vừa đạt tình đã giúp khơi dậy ở tướng sĩ lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm tiêu diệt giặc ngoại xâm để bảo vệ nước nhà. Như vậy, từ việc nhận thức rõ về tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo đều đã đưa ra những quyết định đúng đắn, táo bạo để giúp dân tộc ngày càng vững bền và hùng mạnh hơn nữa.
Tài năng vô cùng quan trọng, nhưng cái ở lại trong lòng người lại chính là nhân cách tỏa sáng, yêu nước thương dân của người lãnh đạo. Kết thúc Thiên đô chiếu, Lý Công Uẩn khẳng định mong muốn chọn Đại La làm kinh đô nhưng cũng không quên hỏi ý kiến “các khanh” về ý muốn đó. Cách kết thúc đã thể hiện tư tưởng dân chủ, khẳng định ý vua và lòng dân hòa hợp, sự tôn trọng ý kiến của nhân dân. Không chỉ thế, tác phẩm còn thực sự là một lời hiệu triệu toàn dân tộc chung ý chí để làm nên sự nghiệp lớn. Còn với Trần Quốc Tuấn, ông không chỉ là một vị tướng mà còn như một người cha đối với các binh sĩ. Ông vừa nghiêm khắc vừa khuyên bảo nhẹ nhàng tướng sĩ nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực luyện tập, trao đổi binh thư sẵn sàng chiến đấu, chiến thắng quân xâm lược.
Qua hai tác phẩm, ta càng hiểu rõ người lãnh đạo anh minh có vai trò quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Vì thế, mỗi chúng ta cần bày tỏ lòng biết ơn đối với họ- những con người hy sinh suốt đời để đất nước được trường tồn, nhân dân mãi ấm no.
BÀI LÀM 2 VIẾT SỐ 6 LỚP 8 ĐỀ 1: DỰA VÀO CÁC VĂN BẢN CHIẾU DỜI ĐÔ (LÝ CÔNG UẨN) VÀ HỊCH TƯỚNG SĨ (TRẦN QUỐC TUẤN) HÃY NÊU SUY NGHĨ CỦA EM VỀ VAI TRÒ CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC?
Bất kì một tổ chức, một quốc gia lớn nhỏ nào cũng đều cần có một người lãnh đạo. Chân lí này đúng ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại. Vai trò của người lãnh đạo đối với vận mệnh của một tập thể, một tổ chức, một đất nước là vô cùng quan trọng. Điều này đã chứng minh qua thực tế lịch sử và có thể nhận thấy qua hai tác phẩm lớn đó là Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) và Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn).
“Chiếu dời đô” được Lý Công Uẩn ban ra vào năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất(năm 1010), ngay sau khi Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Bấy giờ kinh đô của nhà Tiền Lê đang đóng là Hoa Lư (Ninh Bình). Nhà vua ban chiếu này với mục đích cáo bố thiên hạ về việc dời kinh đô. Ở một góc nhìn nào đó, có thể nói về việc trù liệu cho sự phát triển vững bền kinh đô Thăng Long - Đại Việt. Lí Công Uẩn có lí khi muốn dời đô đi bởi theo ông “Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp”. Ông đưa ra rất nhiều những dẫn chứng về việc dời đô là chí lí và trong lịch sử đã có rất nhiều những vị vua dời đô đi để đất nước vững bền, đồng thời ông phê phán hai nhà Đinh, Lê cứ chịu yên đóng đô ở một nơi. Vì thế vừa lên ngôi, Lí Công Uẩn không giống những vị vua khác muốn làm sao cho yên ổn để giữ ngôi mà muốn dời đô để mong vận nước mãi thịnh vượng.
Ông là một người nhìn xa trông rộng: “Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh”. Ông nhìn thấy Đại La là đất vượng có thể giúp cho vận nước tốt đẹp nên có ý muốn dời đô đến Đại La. Ông thật là một vị vua có tâm nhìn xa trông rộng, Đại La cho đến ngày nay vẫn là vùng đất kinh thành, giúp vận nước thịnh trị bao đời.
Lý Công Uẩn là vua một nước, vai trò của ông vô cùng quan trọng và cũng là một nhà lãnh đạo quân sự, vai trò của Trần Quốc Tuấn trong vận mệnh đất nước những năm chống quân Nguyên- Mông cũng vô cùng quan trọng. Trần Quốc Tuấn là một vị tướng yêu nước và có trách nhiệm với sự nghiệp chung của dân tộc vì thế mà không khỏi đau lòng, mất ăn mất ngủ vì vận nước đang lâm nguy, chịu sự chà đạp của kẻ thù. Chính những điều đó thôi thúc ông viết nên “Hịch tướng sĩ” để khích lệ tinh thần binh lính dưới quyền chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Sau bài hịch, tinh thần quân sĩ lên cao, nhiều người dân đầu quân cùng ý chí chiến đâu ngút trời, đoàn kết một lòng và đây là một phần quan trọng làm nến chiến thắng dân tộc. Nếu không có những người lãnh đạo tài ba và tâm huyết như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, vận nước sẽ không thể hung thịnh.
Lịch sử đã chứng minh người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng vào chiến thắng dân tộc, chỉ những cuộc khởi nghĩa, những cuộc cách mạng được lãnh đạo bằng người có đường lối sáng suốt mới đi đến thành công.
Vai trò của một người lãnh đạo vô cùng lớn và vô cùng quan trọng đối với vận mệnh đất nước. Là một lãnh đạo, trên vai gánh trọng trách to lớn cần có nhiều phẩm chất để có thể dẫn dắt con dân của mình, đó phải là mọt người yêu nước, có trách nhiệm với đất nước và phải có tầm nhìn xa trông rộng. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho những người lãnh đạo!