Hướng dẫn làm bài văn chứng minh tình yêu nước qua hai bài thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác và Đập Đá Ở Côn Lôn lớp 8 hay nhất.

Trong thời kì cách mạng chống Thực Dân Pháp của dân tộc vào những năm của thế kỉ XX, các phong trào nổ ra với sự lãnh đạo của các chiến sĩ cách mạng yêu nước như Nguyễn Ái Quốc, Phạm Văn Đông, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Có người thành công có kẻ thất bại nhưng nhìn chung, họ vẫn đáng ngưỡng mộ bởi tinh thân yêu nước và ý chí kiên của những đấng anh hùng. Có lẽ tình yêu nước khiến họ có thêm động lực, sức mạnh để chiến đấu. Trong chương trình ngữ văn lớp 8 các em học sinh đã được tìm hiểu và có thêm nhiều hiểu biết về tình yêu nước của các chiến sĩ cách mạng tiêu biểu thông qua hai tác phẩm Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác và Đập Đá Ở Côn Lôn, Dưới đây là bài làm hướng dẫn các em học sinh về bài văn chứng minh tình yêu nước qua hai bài thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác và Đập Đá Ở Côn Lôn lớp 8 hay nhất để các bạn tham khảo thêm nhé.

BÀI LÀM 1 CHỨNG MINH TÌNH YÊU NƯỚC QUA HAI BÀI THƠ VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC VÀ ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN LỚP 8 HAY NHẤT

Trong thời kì đất nước đang chìm trong chiến tranh, dân tộc bị đô hộ thì đề tài về lòng yêu nước trở nên phổ biến trong văn chương và trở thành một cảm hứng truyền cho nhân dân và các chiến sĩ yêu nước một sức mạnh để chiến đấu. Tinh thần yêu nước ấy thể hiện trong hai tác phẩm Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác và Đập Đá Ở Côn Lôn của hai chiến sĩ cách mạng là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Hai bài thơ tuy được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau nhưng xét về sự tương đồng, cả Phan Chu Chinh và Phan Bội Châu đang bị giam cầm và tù đày bởi bọn thực dân Pháp xấu xa. Khi sáng tác Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác, Phan Bội Châu đang bị giam tại nhà ngục Quảng Đông của Trung Quốc, còn Phan Chu Trinh đang bị đày ra ngoài đảo Côn Lôn. Trong hoàn cảnh bị tù đầy ấy, hai chiến sĩ vẫn thể hiện ý chí và tinh thần yêu nước, và sức mạnh tinh thần đã giúp hai nhà thơ chống lạnh những cường quyền, áp bức bất công của ách đô hộ qua hai bài thơ trên. Trước hết cả hai người đều là những bậc anh hùng có khí phách hiên ngang vô cùng:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”.

(Vào nhà ngục QĐ cảm tác)

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non”

(Đập đá ở Côn Lôn)

Nhấn để mở rộng...

Đều với ngôn ngữ của bậc anh tài, hai nhà thơ coi cảnh tù đầy như một điều rất bình thường trên con đường lí tưởng cách mạng của họ. Phan Bội Châu cho rằng nhà tù là nơi dừng chân khi mỏi gối còn Phan Chu Chinh cho nơi đầy ải khổ sai là một nơi để khẳng định ý chí và sự quyết tâm của mình. Hơn thế nữa đối với Phan Chu Trinh, nhà tù thành nơi rè luyện ý chí và thân thể của mình:

"Xách búa đánh tan năm bẩy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn"

Nhấn để mở rộng...

Công việc nặng nhọc ấy bỗng hóa thành việc nhẹ nhàng, là công việc dễ dàng đối với đấng nam nhi khi đứng giữa núi non. Còn với Phan Bội Châu đó là ý chí rời núi lấp bể dù có xảy chân ngã quỵ cũng không vì thế mà dừng bước và thui chột ý chí và niềm tin mãnh liệt trên con đường đi tìm tự do cho dân tộc:

"Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù"

Nhấn để mở rộng...

Những câu thơ ấy đã thể hiện tinh thần bất diệt của những chiến sĩ yêu nước. Hơn hết họ mang trong mình tình yêu nước mãnh liệt:

"Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu"

(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)

Hay:

"Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chỉ kể việc con con"

(Đập đá ở Côn Lôn)

Nhấn để mở rộng...

Đối với họ tinh thần yêu nước đã là địa hạt của tâm hồn, chẳng gì có thể lay chuyển được nó. Tình yêu nước cho họ sức mạnh chiến đấu, dù cho thân thể có bị tổn hại, tính mạng có bị đe dọa nhưng không có hề hấn gì đến những lí tưởng và hoài bão họ đang ấp ủ vì sự tư do của dân tộc. Phan Bội Châu hay Phan Chu Trinh đều là những người anh hùng có tầm vóc và tinh thần hết sức cao cả khiến cho cả dân tộc phải ngưỡng mộ họ.

Hai bài thơ với giọng điệu hào hùng bi tráng đã góp phần thể hiện ý chí và tinh thân yêu nước cao cả của những người chiến sĩ yêu nước, hy sinh vì sự độc lập của dân tộc. Tinh thần yêu nước của họ cần được trân trọng và phát huy bởi những thế hệ tương lai của đất nước.

BÀI LÀM 2 CHỨNG MINH TÌNH YÊU NƯỚC QUA HAI BÀI THƠ VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC VÀ ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN LỚP 8

Văn học dân tộc lấy hai nguồn cảm hứng chủ đạo đó là tinh thần nhân đạo và tinh thần yêu nước. Vào thời kì đất nước bị xâm lăng, tinh thần yêu nước trong văn học lại trở nên càng quan trọng bởi chính đó là chìa khóa cho chiến thắng của mọi dân tộc bị đô hộ. Đọc bài thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông cảm tác(Phan Bội Châu) và Đập Đá Ở Côn(Phân Châu Trinh), ta trân trọng biết bao tình yêu nước của hai chí sĩ quả cảm.

Trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) tình yêu nước thể hiện sâu sắc ở bốn câu thơ cuối bài:

Dang tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Thấy ấy vẫn còn còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu

Nhấn để mở rộng...

Là một nhà hoạt động cách mạng, ông bị chính quyền thực dân bắt giam nhưng nhà tù chẳng thể là nơi giam cầm ý chí nhất là lòng yêu nước của ông. Nếu ở những câu thơ trên ta thấy chân dung một Phan Bội Châu ngang tàn, hiên ngang khi mà đã trở thành tù nhân của thực dân nhưng coi mình là “khách không nhà trong bốn bể” trong khi “vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” ở tù chẳng qua là do “chạy mỏi chân”. Chính vì một khí phách hơn người như thể, ở ông có một ý chí, lí tưởng lớn cao đẹp: “Dang tay ôm chặt bồ kinh tế”. “Bồ kinh tế” ở đây có nghĩa là kinh bang tế thế- trị quốc bình thiên hạ, một lí tưởng, sự nghiệp vô cùng vĩ đại. Đặt nó trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, ta có thể hiểu sự nghiệp lớn mà ông hướng tới đó chính là công việc cách mạng, giải phóng giang san. Trong tầm vóc sự nghiệp ấy, con người hiện lên khí phách lẫy lừng, hào sảng và đối với ông, chỉ có sự nghiệp là quan trọng, vì tổ quốc mới là quan trọng, còn hận thù chỉ là cỏn con, đặc biệt, nguy hiểm không có hề gì trong chí lớn của sự nghiệp giải phóng dân tộc cả. Tấm lòng hết mình vì sự nghiệp chung vì dân tộc ấy chỉ có thể là một tình yêu nước nồng nàn, sâu sắc.

Tình yêu nước ấy cũng được thể hiện qua những vần thơ trong bài “Đập đá ở Côn Lôn”(Phan Châu Trinh):

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng càng bền dạ sắt son

Những kẻ vả trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con.

Nhấn để mở rộng...

Phan Châu Trinh cũng vì yêu nước mà trở thành một người tù cách mạng ở Côn Đảo. Công việc của những người tù yêu nước ở Côn Đảo vô cùng nặng nhọc trong haofn cảnh vô cùng khắc nghiệt nhưng ông không bao giờ coi những việc ấy là công việc tay chân nặng nhọc. Những câu thơ trên, hình ảnh của Phan Châu Trinh hiện lên cao lớn, hiên ngang, hùng dũng chinh phục cả núi đá Côn Lôn bởi đối với ông, thời gian càng dài, mưa nắng phong ba càng nhiều cũng không thể đánh gục ý chí chiến đấu mà công việc nặng chỉ là cách để ông rèn luyện sức khỏe. Những phong ba nơi đây không thể làm mất đi ở ông lòng yêu nước vốn có mà càng mài thêm cho nó sắc son hơn bao giờ hết. Ông tự coi mình là “kẻ vá trời” với cả một sự nghiệp vì non sông tổ quốc ở trước mặt bị sa lầy chẳng qua là một lần “lỡ bước”, rồi một ngày kia, ra khỏi nơi “địa ngục trần gian” này ông sẽ lại trở về với con đường cách mạng gian truân mà cao cả, còn những gian nan ở nơi này chẳng qua đối với ông chỉ là việc nhỏ, “việc con con” không có gì đáng kể.

Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai nhà hoạt động cách mạng cùng thời, tuy họ có những đường lối khác nhau trong hoạt động và suy nghĩ, nhưng có một điều mà họ gặp gỡ đó là lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc không chỉ thể hiện qua thơ văn mà còn qua cuộc đời của họ.