Từ ngàn đời nay, cảm hứng yêu nước đã trở thành một đề tài quen thuộc nhưng rất đỗi thiêng liêng trong mỗi trang văn. Đó là một trong hai nguồn mạch chính của văn chương, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử văn học, không chi kim cổ, không biệt đông tây. Song cảm hứng yêu nước với những biểu hiện phong phú của nó lại là vô tận. Đó có thể là niềm tự hào dân tộc, là lòng căm thù giặc. Là ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm, tinh thần xả thân vì nước dù trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa cũng vui lòng. Trải qua từng thời kì, cảm hứng yêu nước từng bước phát triển và càng nâng cao lến. đến với “Nước Đại Việt ta” cuả Nguyễn Trãi, thì đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn: Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đấy lòng tự hào dân tộc. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

BÀI VĂN 1 CHỨNG MINH RẰNG “NƯỚC ĐẠI VIỆT TA” LÀ ÁNG VĂN TRÀN ĐẦY NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC

Cảm hứng yêu nước là nguồn cảm hứng bất tận trong dòng chảy văn học. Một nhà văn nào đó đã từng nói rằng: có một đề tài trở đi trở lại như một lời khấn xưa, càng viết nhiều càng hay”. Phải chăng đó chính là tinh thần yêu nước. Và đến với tác phẩm “Nước Đại Việt ta”, thì lòng yêu nước ở đây chính là việc Nguyễn Trãi đã sáng tạo nên một áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

Đây là một trích đoạn trong kiệt tác “Bình Ngô đại cáo”, nó ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta. Bởi vậy, nằm trong cảm hứng ấy, “Nước Đại Việt ta” là phần mở đầu càng thêm ăm ắp niềm tự hào về khí thế hào hùng của dân tộc Đại Việt. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Mở đầu văn bản, đó là một quan niệm mới mẻ của Nguyễn Trãi về nhân dân:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Nhấn để mở rộng...

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với nhân dân là một quan niệm mới mẻ, và tiến bộ của Nguyễn Trãi gắn liền với nhân dân. Bởi trước đó, việc nhân nghĩa chưa được nêu ra với khái niệm hàm súc, ngắn gọn như trên. Và những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Tư tưởng nhân nghĩa có nền tảng cơ sở là từ đây, tiếp tục cảm hứng tự hào ấy, Nguyễn Trãi tiếp tục khẳng định khí thế hào hùng của dân tộc;

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Nhấn để mở rộng...

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc. Đồng thời có sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhấn để mở rộng...

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

Nhấn để mở rộng...

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Song, khí thế hào hùng và niềm tự hào đấy, dường như đã được tạo ra từ cơ sở tự nhiên bất biến, vĩnh hằng, khi tác gỉa sử dụng các từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn. Cách đặt nước ta trong sự đối sánh với các triều đại trung Quốc đã một lần nữa giúp ta thấy được thế và lực của dân tộc Đại Việt, khẳng đinh niềm tự hào và niềm tin mãnh liệt của tác giả vào vị thế của dân tộc.

“Nước Đại Việt ta” là đoạn trích tràn đầy niềm tự hào dân tộc, với tư cách là phần mở đầu văn bản, nó đã hoàn thành nhiệm vụ là khơi nguồn cảm hứng cho việc khẳng định chiến thắng vẻ vang của dân tộc, đồng thời đứng cao hơn khi vạch trần tội ác của quân giặc. Đây hoàn toàn xuất phát từ một trái tim nhân văn, yêu nước tha thiết, cháy bỏng, và tình yêu nước ấy chính là niềm tự hào và khí thế hùng tráng được gửi vào những câu thơ hào hùng này.

BÀI VĂN: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA LÀ MỘT ÁNG VĂN TRÀN ĐẦY NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC. HÃY LÀM SÁNG TỎ NHẬN ĐỊNH TRÊN 2

Lòng tự hào dân tộc vốn là một cảm hứng lớn xuyên suốt lịch sử văn học. Chúng ta đã từng có “Nam quốc sơn hà, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Đến “Nước Đại Việt ta”, trích trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, lòng tự hào dân tộc lại càng phát triển rực rỡ hơn nữa và có những biểu hiện toàn vẹn và cụ thể.

Lòng tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi trước hết gắn với tư tưởng nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Nhấn để mở rộng...

Nhân nghĩa vốn là một phạm trù tư tưởng của Nho giáo, chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. Nguyễn Trãi không chỉ kế thừa đạo lí tốt đẹp của Nho gia: nhân nghĩa chủ yếu ở yên dân mà còn phát huy truyền thống tốt đẹp của người Việt, đem đến nội dung mới cho nhân nghĩa: nhân nghĩa là vì dân mà dẹp bạo. Đây chính là cơ sở để tác giả vạch trần sự xảo trá, đê hèn của kẻ thù, đồng thời khẳng định rõ lập trường, tính chất chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.

Lòng tự hào dân tộc thể hiện rõ nét hơn cả ở ý thức giữ gìn độc lập, bảo vệ chủ quyền của dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Song hào kiệt thời nào cũng có”.

Nhấn để mở rộng...

Bằng lời lẽ hào sảng cùng niềm tự hào dân tộc, Nguyễn Trãi khẳng định về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của đất nước ta. Tác giả lần lượt trình bày về các phương diện một cách cụ thể và thuyết phục. Nước Đại Việt ta có cương vực lãnh thổ riêng, có nền văn hiến lâu đời, có lịch sử, có chế độ, có những người hiền tài. Tất cả những yếu tố đó tạo nên một đất nước toàn vẹn không thua kém gì Trung Quốc. Các từ “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”, “cũng khác” cho thấy sự tồn tại hiển nhiên, độc lập của quốc gia ấy. “Triệu, Đinh, Lý, Trần” đối xứng với “Hán, Đường, Tống, Nguyên” cho thấy vị thế ngang bằng của chúng ta so với các triều đại phong kiến phương Bắc.

Nguyễn Trãi cũng đề cập tới hiền tài như một nhân tố làm nên quốc gia độc lập. Điều này cho thấy tầm tư tưởng lớn lao cùng con mắt nhìn xa trông rộng của ông khi đề cao yếu tố con người- điều mà trước thời của ông hiếm ai nhắc đến. So với Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, lòng tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi đã toàn vẹn và sâu sắc hơn. Lý Thường Kiệt mới chỉ xác lập sự tồn tại của dân tộc ở lãnh thổ và chủ quyền, Nguyễn Trãi trải dài trên các phương diện: chủ quyền, văn hóa, văn hiến, lịch sử, con người. Lý Thường Kiệt dựa vào sách trời- yếu tố tâm linh, Nguyễn Trãi căn cứ phần lớn vào thực tiễn lịch sử, vào những yếu tố căn bản nhất. Có thể nói, ý thức về lòng tự hào dân tộc thế kỉ thứ 15 đã tiến một bước xa so với thế kỉ thứ 10.

Nước Đại Việt ta không chỉ là một áng văn chính luận xuất sắc mà còn giàu ý nghĩa về giá trị lịch sự, thể hiện đậm nét lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Tác phẩm cũng cho thấy tư tưởng vượt tâm thời đại và nhân cách cao cả của Nguyễn Trãi- một bề tôi trung thành, một con người suốt đời vì dân vì nước.