Hướng dẫn đề bài Bài tập làm văn số 2 lớp 8 đề 4: Nếu được chứng kiến cảnh lão Hạc bán chó kể với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại chuyện đó như thế nào? Để cảm nhận và tiếp thu văn học một cách dễ dàng và hiệu quả quả thực là một trong những vấn đề không dễ để thực hiện. Quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn rất nan giải. Người tiếp nhận cũng từ đó mà cần biết có ý thức khám phá tác phẩm một cách nghiêm túc, có cách hiểu đúng đắn, tích cực. Có rất nhiều cách để tiếp nhận một trong đó chính là hóa thân vào nhân vật văn học để cảm nhận, thưởng thức. Từ đó ta thấy sâu sắc hơn, tiến gần đến với những thông điệp mà tác giả gửi gắm hơn. Trong chương trình Ngữ văn 8, ta thường bắt gặp đề bài Bài viết số 2 lớp 8 đề 4: Nếu được chứng kiến cảnh lão Hạc bán chó kể với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại chuyện đó như thế nào? Sau đây là bài làm chi tiết mong có thể giúp đỡ các bạn có định hướng đúng đắn trong quá trình làm bài của mình.
BÀI LÀM 1: BÀI VIẾT SỐ 2 LỚP 8 ĐỀ 4: NẾU ĐƯỢC CHỨNG KIẾN CẢNH LÃO HẠC BÁN CHÓ
Ngay từ sáng sớm tôi, người đàn bà với cái chân đau, cứ thế cặm cụi nơi xó bếp để chuẩn bị cơm bữa cho gia đình. Hôm nay là một ngày thu trong xanh gió mát, thời tiết rất dễ chịu và thoải mái. Cứ thế như thường ngày, tôi thì quẩn quanh nơi xó bếp còn chồng tôi - ông giáo (người đời vẫn gọi cái tên đầy kính trọng ấy với người chồng làm thầy giáo của tôi) thì đang ngồi trên chiếc chõng tre đọc sách ngoài hiên nhà. Mọi chuyện sẽ thật yên bình nếu cái Lão Hạc hàng xóm sang nhà tôi.
Lão Hạc tất tưởi chạy sáng với vẻ mặt thất kinh, tôi nhìn thấy cũng tò mò nên có đứng chỗ đầu bếp để cố gắng nghe ngóng xem sự tình ra sao.
Lão thấy chồng tôi ngồi trên hiên nhà, với vẻ mặt hốc hác mà nói hấp tấp:
- Cậu Vàng đi rồi ông Giáo ạ!
Thì ra là lão sang đây để kể với chồng tôi về con chó Vàng yêu quý của lão, lão thương con chó ấy như vàng ấy. Dường như không tránh khỏi sự ngạc nhiên nên ông nhà tôi hỏi:
- Cụ bán rồi à ?
- Vâng, tôi bán rồi
Giọng lão bùi ngùi, xúc động, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng tôi nhìn ra ở trên đó thực ra là lòng đay đớn đến tột cùng. Lão cười nhưng thật quái dị, cười mà như một đứa trẻ mếu máo vậy. Trên đôi mắt đầy ắp những khổ cực bắt đầu ngân ngấn nước, đỏ hoe. Có vẻ ông nhà tôi xót xa lắm, rót ly nước chè mời lão uống rồi hỏi tiếp:
- Vậy nó cho bắt à?
Dường như chạm đến tận đáy nỗi đau đớn xót xa mà lão đang cố chôn vùi. Lão bắt đầu khóc, điều đó cũng khiến tôi giật mình. Lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa bao giờ được khóc, khóc như cố bùng nổ cảm giác đau khổ mà lão kìm nén bây lâu nay. Nước mắt chan hòa cùng nỗi đau khiến lòng lão quặn lại tim đau nhói. Những giọt nước mắt ấy tưởng sẽ chẳng có ở cái độ tuổi gần đất xa trời kia mà giờ lại bật ra thành tiếng vì trót lừa một con chó. Lão nghẹn ngào:
- Khốn nạn... ông Giáo ơi! Nó có biết gì đâu. Nghe gọi về ăn cơm thì vẫy đuôi chạy về. Đang ăn thì thằng Mụ và thằng Xiên trốn từ phía sau túm lấy cu cậu, loay hoay một lát là trói chặt cả bốn chân. Cái giống nó cũng khôn, biết mình bị bắt nên im lặng chỉ kêu ư ử như muốn oán trách toi vì sao đối xử tệ với nó như vậy. Ông à! Ngay cả tôi cũng chẳng hiểu nổi vì sao bản thân từng nay tuổi mà còn nhẫn tâm đi lừa một con chó, phản bội người bạn thân duy nhất còn lại của mình. Tôi thấy ân hận quá!
Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực của mình, nước mắt cứ rơi lã chã trên gương mặt gầy gò xanh xao đầy khắc khổ kia. Nhìn lão dằn vặt đau khổ thế ông nhà tôi cũng đau lòng lắm, ông ôm lão đông viên mà thấy chua xót cùng lão biết bao.
Có thể người ngoài nhìn vào thường sẽ khinh bỉ lão hoặc thấy lão không bình thường, ai đời có ai lại khóc vì bán chó bao giờ. Bản thân tôi trước đây cũng nghĩ lão già rồi, gần đất xa trời nên không còn minh mẫn, có tiền lại không tiêu, có ruộng vườn mà không bán đi để trang trải cuộc sống, có chó không giết trong khi suốt ngày kêu đói ăn. Nhưng giờ khi nghe câu chuyện giữa lão và ông nhà tôi, mọi suy nghĩ trước kia đã đổi thay chuyển biến...tôi bắt đầu thấy thương cho lão. Vợ mất sớm, nhà nghèo, có đứa con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi làm phụ đồn điền cao su không biết con có vác xác về nhà không. Lão sống hiu quạnh một mình bầu bạn với con chó là kỉ niệm con trai để lại, lão cưng nó nên gọi là “Vàng”. Nhưng vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đứt ruột mà bán đi người ban tri kỉ của mình để có cái ăn sống qua ngày. Đã cô đơn giờ lão càng hiu quạnh hơn trong căn nhà nghèo nàn ấy, rồi không biết chuỗi ngày còn lại ấy lão sống ra sao, ai bên cạnh lúc ốm yếu, ai quấn quýt khi buồn chán. Càng nghĩ mà lại càng thấy thương lão Hạc biết bao.
Nòi nước kêu xùng xục tràn cả ra ngoài bếp khiên tôi giật mình quay lại với gian bếp mà bỏ dở câu chuyện. Nhưng những dòng tâm sự của lão Hạc vẫn còn in đậm trong tâm trí khiên tôi không thể tập trung ngay cả khi ngồi trước nồi nước.
Lão Hạc thật đáng thương, một người có tấm lòng yêu thương con cái hết mực, yêu đông vật như yêu chính bản thân mình. Nhưng cuộc đời trớ trêu khi bắt người ta sống mãi trong sự đau khổ bi ai đến thế. Còn về phần ông giáo cũng sống trong cảnh túng quẫn nhưng vẫn giữ được tấm lòng bao dung rộng lớn dù ít tuổi đời hơn lão Hạc rất nhiều khi lắng nghe tâm sự và cùng sẻ chia với câu chuyện đầy đau khổ bi kịch của lão, hay cũng chính là bi kịch cuộc sống của nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.
Oanh.
BÀI LÀM 2: NẾU ĐƯỢC CHỨNG KIẾN CẢNH LÃO HẠC BÁN CHÓ KỂ VỚI ÔNG GIÁO TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO THÌ EM SEC GHI LẠI CÂU CHUYỆN ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Hôm đó, trời bắt đầu xẩm tối, nhưng là mùa hè nên bầu trời vẫn còn sáng. Lão Hạc từ đầu ngõ thểu thảo bước vào nhà ông giáo. Mặt lão buồn rười rượi, chắc mẩm, lại có chuyện gì xảy ra.
Ông giáo vừa thổi cơm chiều, đang ngồi trên sạp tre nghỉ tay. Thấy lão Hạc, ông giáo cười như thường lệ:
Lão Hạc đấy à. Ra đây ngồi, tôi vào nhà lấy củ khoai mới luộc.
Thôi ông giáo ạ. Tôi chẳng còn tâm trạng mà ăn.
Ông giáo ngạc nhiên nhìn lão Hạc. Ông giáo nghĩ bụng chắc lại có việc gì vừa diễn ra nên lão Hạc mới buồn vậy kia.
Có chuyện gì mà lão buồn vây? Lại lo tiền bạc à. Khổ quá.
Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi? Họ vừa bắt xong.
Ông giáo nghe lão Hạc nói vậy, mà giật mình. Lão Hạc bán chó. Sự kiện thật lạ đời. Lão yêu con Vàng đến vậy mà lão lại bán. Thật khó mà tin được.
Ôi sao lại bán nó. Lão thương nó lắm cơ mà. Sao vậy được. Hôm trước mới chỉ tính thế thôi mà sao hôm nay lại bán rồi
Ông giáo vừa nói vừa nhớ lại cảnh chiều hôm ấy. Cũng như hôm nay, lão Hạc cũng buồn rầu sang bàn với ông giáo chuyện bán con chó. Trong khói cơm chiều bảng lảng cùng khói thuốc lào quyện lại, giọng khàn khàn của Lão Hạc cất lên, tưởng như chẳng có điều gì to lớn. Nhưng với Lão Hạc bán chó là cả một chuyện lớn phải suy nghĩ. Và hôm nay lão bán con chó thật
Bán con Vàng tôi suy nghĩ lắm ông giáo ạ.! Con Vàng là thằng cháu nhà tôi mua, nuôi để giết thịt cho nó lấy vợ. Nhưng giờ con chó, tôi cũng bán rồi.
Ông giáo hiểu vì sao lão Hạc bán con Vàng mà đau khổ đến thế. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút.
Tôi không nỡ bán nó ông giáo ạ. Tôi nhớ những lúc tôi âu yếm gọi nó, tôi nhớ tôi cho nó ăn như người sang, Tôi cưng nó lắm. Thương nó lắm mà tôi phải bán nó đi. Tôi đau khổ quá ông giáo ạ.
Lão vừa nói mà vừa nghẹn ngào. Ông giáo hỏi thêm một câu:
- Thế nó cho bắt à?
Như giọt nước tràn ly, lão nghẹn ngào khóc. Gương mặt khắc khổ của lão giàn giụa nước mắt. Những nếp nhăn xô vào nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
-Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! Tôi ác quá ông giáo ạ. Tôi chẳng còn chút tâm gì cả. Nó ghét tôi lắm ông giáo ạ. Nó hận tôi đấy chứ. Ôi tôi đau khổ quá ông giáo ơi.
Ông giáo thấy lão Hạc than mà thấy đáng thương vô cùng. Không gian im lặng chỉ có tiếng than của lão Hạc. Ông giáo nhẹ nhàng an ủi lão Hạc:
Thôi lão ạ. Nó không ghét ông, hận ông đâu. Khó khăn quá mới phải làm vậy chứ nào ai muốn. Mà mình bán nó, nó bị giết để hoá kiếp khác đỡ khổ ông ạ.
Tôi cũng cố nghĩ vậy ông ạ nhưng vẫn đau khổ lắm. Nhưng sống kiếp như tôi thì lại khổ
Lão nghĩ tôi cũng sướng à. Kiếp nào cũng khổ lão ạ….
Lão Hạc và ông giáo tâm sự những chuyện đời, chuyện người mà suy nghĩ lặng thinh.
Buổi chiều lặng lẽ trôi đi với câu chuyện buồn của lão Hạc bán con chó. Cuộc trò chuyện với nước mắt khổ của Lão Hạc khiến chiều hè như trầm hẳn xuống nhưng đẫm tình yêu thương.
BÀI LÀM 1: BÀI VIẾT SỐ 2 LỚP 8 ĐỀ 4: NẾU ĐƯỢC CHỨNG KIẾN CẢNH LÃO HẠC BÁN CHÓ
Ngay từ sáng sớm tôi, người đàn bà với cái chân đau, cứ thế cặm cụi nơi xó bếp để chuẩn bị cơm bữa cho gia đình. Hôm nay là một ngày thu trong xanh gió mát, thời tiết rất dễ chịu và thoải mái. Cứ thế như thường ngày, tôi thì quẩn quanh nơi xó bếp còn chồng tôi - ông giáo (người đời vẫn gọi cái tên đầy kính trọng ấy với người chồng làm thầy giáo của tôi) thì đang ngồi trên chiếc chõng tre đọc sách ngoài hiên nhà. Mọi chuyện sẽ thật yên bình nếu cái Lão Hạc hàng xóm sang nhà tôi.
Lão Hạc tất tưởi chạy sáng với vẻ mặt thất kinh, tôi nhìn thấy cũng tò mò nên có đứng chỗ đầu bếp để cố gắng nghe ngóng xem sự tình ra sao.
Lão thấy chồng tôi ngồi trên hiên nhà, với vẻ mặt hốc hác mà nói hấp tấp:
- Cậu Vàng đi rồi ông Giáo ạ!
Thì ra là lão sang đây để kể với chồng tôi về con chó Vàng yêu quý của lão, lão thương con chó ấy như vàng ấy. Dường như không tránh khỏi sự ngạc nhiên nên ông nhà tôi hỏi:
- Cụ bán rồi à ?
- Vâng, tôi bán rồi
Giọng lão bùi ngùi, xúc động, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng tôi nhìn ra ở trên đó thực ra là lòng đay đớn đến tột cùng. Lão cười nhưng thật quái dị, cười mà như một đứa trẻ mếu máo vậy. Trên đôi mắt đầy ắp những khổ cực bắt đầu ngân ngấn nước, đỏ hoe. Có vẻ ông nhà tôi xót xa lắm, rót ly nước chè mời lão uống rồi hỏi tiếp:
- Vậy nó cho bắt à?
Dường như chạm đến tận đáy nỗi đau đớn xót xa mà lão đang cố chôn vùi. Lão bắt đầu khóc, điều đó cũng khiến tôi giật mình. Lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa bao giờ được khóc, khóc như cố bùng nổ cảm giác đau khổ mà lão kìm nén bây lâu nay. Nước mắt chan hòa cùng nỗi đau khiến lòng lão quặn lại tim đau nhói. Những giọt nước mắt ấy tưởng sẽ chẳng có ở cái độ tuổi gần đất xa trời kia mà giờ lại bật ra thành tiếng vì trót lừa một con chó. Lão nghẹn ngào:
- Khốn nạn... ông Giáo ơi! Nó có biết gì đâu. Nghe gọi về ăn cơm thì vẫy đuôi chạy về. Đang ăn thì thằng Mụ và thằng Xiên trốn từ phía sau túm lấy cu cậu, loay hoay một lát là trói chặt cả bốn chân. Cái giống nó cũng khôn, biết mình bị bắt nên im lặng chỉ kêu ư ử như muốn oán trách toi vì sao đối xử tệ với nó như vậy. Ông à! Ngay cả tôi cũng chẳng hiểu nổi vì sao bản thân từng nay tuổi mà còn nhẫn tâm đi lừa một con chó, phản bội người bạn thân duy nhất còn lại của mình. Tôi thấy ân hận quá!
Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực của mình, nước mắt cứ rơi lã chã trên gương mặt gầy gò xanh xao đầy khắc khổ kia. Nhìn lão dằn vặt đau khổ thế ông nhà tôi cũng đau lòng lắm, ông ôm lão đông viên mà thấy chua xót cùng lão biết bao.
Có thể người ngoài nhìn vào thường sẽ khinh bỉ lão hoặc thấy lão không bình thường, ai đời có ai lại khóc vì bán chó bao giờ. Bản thân tôi trước đây cũng nghĩ lão già rồi, gần đất xa trời nên không còn minh mẫn, có tiền lại không tiêu, có ruộng vườn mà không bán đi để trang trải cuộc sống, có chó không giết trong khi suốt ngày kêu đói ăn. Nhưng giờ khi nghe câu chuyện giữa lão và ông nhà tôi, mọi suy nghĩ trước kia đã đổi thay chuyển biến...tôi bắt đầu thấy thương cho lão. Vợ mất sớm, nhà nghèo, có đứa con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi làm phụ đồn điền cao su không biết con có vác xác về nhà không. Lão sống hiu quạnh một mình bầu bạn với con chó là kỉ niệm con trai để lại, lão cưng nó nên gọi là “Vàng”. Nhưng vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đứt ruột mà bán đi người ban tri kỉ của mình để có cái ăn sống qua ngày. Đã cô đơn giờ lão càng hiu quạnh hơn trong căn nhà nghèo nàn ấy, rồi không biết chuỗi ngày còn lại ấy lão sống ra sao, ai bên cạnh lúc ốm yếu, ai quấn quýt khi buồn chán. Càng nghĩ mà lại càng thấy thương lão Hạc biết bao.
Nòi nước kêu xùng xục tràn cả ra ngoài bếp khiên tôi giật mình quay lại với gian bếp mà bỏ dở câu chuyện. Nhưng những dòng tâm sự của lão Hạc vẫn còn in đậm trong tâm trí khiên tôi không thể tập trung ngay cả khi ngồi trước nồi nước.
Lão Hạc thật đáng thương, một người có tấm lòng yêu thương con cái hết mực, yêu đông vật như yêu chính bản thân mình. Nhưng cuộc đời trớ trêu khi bắt người ta sống mãi trong sự đau khổ bi ai đến thế. Còn về phần ông giáo cũng sống trong cảnh túng quẫn nhưng vẫn giữ được tấm lòng bao dung rộng lớn dù ít tuổi đời hơn lão Hạc rất nhiều khi lắng nghe tâm sự và cùng sẻ chia với câu chuyện đầy đau khổ bi kịch của lão, hay cũng chính là bi kịch cuộc sống của nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.
Oanh.
BÀI LÀM 2: NẾU ĐƯỢC CHỨNG KIẾN CẢNH LÃO HẠC BÁN CHÓ KỂ VỚI ÔNG GIÁO TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO THÌ EM SEC GHI LẠI CÂU CHUYỆN ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Hôm đó, trời bắt đầu xẩm tối, nhưng là mùa hè nên bầu trời vẫn còn sáng. Lão Hạc từ đầu ngõ thểu thảo bước vào nhà ông giáo. Mặt lão buồn rười rượi, chắc mẩm, lại có chuyện gì xảy ra.
Ông giáo vừa thổi cơm chiều, đang ngồi trên sạp tre nghỉ tay. Thấy lão Hạc, ông giáo cười như thường lệ:
Lão Hạc đấy à. Ra đây ngồi, tôi vào nhà lấy củ khoai mới luộc.
Thôi ông giáo ạ. Tôi chẳng còn tâm trạng mà ăn.
Ông giáo ngạc nhiên nhìn lão Hạc. Ông giáo nghĩ bụng chắc lại có việc gì vừa diễn ra nên lão Hạc mới buồn vậy kia.
Có chuyện gì mà lão buồn vây? Lại lo tiền bạc à. Khổ quá.
Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi? Họ vừa bắt xong.
Ông giáo nghe lão Hạc nói vậy, mà giật mình. Lão Hạc bán chó. Sự kiện thật lạ đời. Lão yêu con Vàng đến vậy mà lão lại bán. Thật khó mà tin được.
Ôi sao lại bán nó. Lão thương nó lắm cơ mà. Sao vậy được. Hôm trước mới chỉ tính thế thôi mà sao hôm nay lại bán rồi
Ông giáo vừa nói vừa nhớ lại cảnh chiều hôm ấy. Cũng như hôm nay, lão Hạc cũng buồn rầu sang bàn với ông giáo chuyện bán con chó. Trong khói cơm chiều bảng lảng cùng khói thuốc lào quyện lại, giọng khàn khàn của Lão Hạc cất lên, tưởng như chẳng có điều gì to lớn. Nhưng với Lão Hạc bán chó là cả một chuyện lớn phải suy nghĩ. Và hôm nay lão bán con chó thật
Bán con Vàng tôi suy nghĩ lắm ông giáo ạ.! Con Vàng là thằng cháu nhà tôi mua, nuôi để giết thịt cho nó lấy vợ. Nhưng giờ con chó, tôi cũng bán rồi.
Ông giáo hiểu vì sao lão Hạc bán con Vàng mà đau khổ đến thế. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút.
Tôi không nỡ bán nó ông giáo ạ. Tôi nhớ những lúc tôi âu yếm gọi nó, tôi nhớ tôi cho nó ăn như người sang, Tôi cưng nó lắm. Thương nó lắm mà tôi phải bán nó đi. Tôi đau khổ quá ông giáo ạ.
Lão vừa nói mà vừa nghẹn ngào. Ông giáo hỏi thêm một câu:
- Thế nó cho bắt à?
Như giọt nước tràn ly, lão nghẹn ngào khóc. Gương mặt khắc khổ của lão giàn giụa nước mắt. Những nếp nhăn xô vào nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
-Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! Tôi ác quá ông giáo ạ. Tôi chẳng còn chút tâm gì cả. Nó ghét tôi lắm ông giáo ạ. Nó hận tôi đấy chứ. Ôi tôi đau khổ quá ông giáo ơi.
Ông giáo thấy lão Hạc than mà thấy đáng thương vô cùng. Không gian im lặng chỉ có tiếng than của lão Hạc. Ông giáo nhẹ nhàng an ủi lão Hạc:
Thôi lão ạ. Nó không ghét ông, hận ông đâu. Khó khăn quá mới phải làm vậy chứ nào ai muốn. Mà mình bán nó, nó bị giết để hoá kiếp khác đỡ khổ ông ạ.
Tôi cũng cố nghĩ vậy ông ạ nhưng vẫn đau khổ lắm. Nhưng sống kiếp như tôi thì lại khổ
Lão nghĩ tôi cũng sướng à. Kiếp nào cũng khổ lão ạ….
Lão Hạc và ông giáo tâm sự những chuyện đời, chuyện người mà suy nghĩ lặng thinh.
Buổi chiều lặng lẽ trôi đi với câu chuyện buồn của lão Hạc bán con chó. Cuộc trò chuyện với nước mắt khổ của Lão Hạc khiến chiều hè như trầm hẳn xuống nhưng đẫm tình yêu thương.