Hướng dẫn Viết bài làm văn số 3 lớp 10 đề 1 Kể chuyện người con gái Nam Xương theo ngôi thứ nhất có dàn ý và bài làm tham khảo.
Như chúng ta đã biết, văn tự sự(văn kể) là một thể loại văn bản đã vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Ở những năm học trước chúng ta đã được học và luyện tập rất nhiều với loại văn bản này và mỗi lớp lại là một yêu cầu riêng. Ở lớp 10 này, không ngoại lệ, văn tự sự vẫn là một thể loại có trong nội dung học tập của chương trình. Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện của Nguyễn Dữ được lấy cốt truyện của truyện dân gian “Vợ chàng Trương” đã học ở năm lớp 9: “Chuyện người con gái Nam Xương”. Trong chương trình ngữ văn lớp 10, chúng ta sẽ bắt gặp một đề bài tự sự liên quan đến “Chuyện người con gái Nam Xương”, đó là Kể chuyện người con gái Nam Xương theo ngôi thứ nhất. Dưới đây là dàn ý và bài làm cụ thể cho đề bài này mong sẽ giúp ích cho các bạn. Để làm bài tập này, chúng ta sẽ đóng vai một nhân vật trong chuyện để kể lại những sự việc và xưng “tôi”, sau đó kể chuyện theo trình tự ban đầu của cốt truyện và nên đóng vai Vũ Nương vì nàng là nhân vật có mặt ở mọi đoạn quan trọng của câu chuyện cũng là nhân vật trung tâm của truyên.
DÀN Ý VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3 LỚP 10 ĐỀ 1 KỂ CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG THEO NGÔI THỨ NHẤT
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về nhân vật tôi: Vũ Nương(xuất thân, gia cảnh)
2. THÂN BÀI
- Kể những ngày mới gả cho Trương Sinh
- Kể ngày chồng ra chiến trận và nỗi buồn khôn tả
- Kể những ngày chồng đi vắng, mẹ đau yếu rồi mất, sinh đứa con đầu lòng.
- Kể nỗi oan không rõ đầu đuôi mà mình phải gánh chịu cùng sự đau khổ
- Kể tâm trạng khi trẫm mình vì không giải được oan
- Kể chuyện gặp được Phan Lang và nỗi nhớ nhung quê nhà
3. KẾT BÀI
Kể chuyện bản thân trở về trong ngày lập đàn nhưng lại tan đi theo mây khói.
BÀI VĂN MẪU 1 BÀI VIẾT SỐ 3 LỚP 10 ĐỀ 1 KỂ CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG THEO NGÔI THỨ NHẤT
Tôi tên thật là Vũ Thị Thiết, quê nhà ở Nam Xương. Tôi trở thành tiên nữ của thủy cung Hoàng Giang đã ba năm nay, ba năm- một khoảng thời gian tuy không ngắn nhưng chưa đủ để cho tôi quên đi hết thảy mọi chuyện trần thế. Lâu nay, tôi vẫn giấu kín trong lòng những tâm sự thầm kín mà chưa thể nói ra, hôm nay, tôi muốn kể câu chuyện của cuộc đời tôi cho vơi đi nỗi nhớ quê nhà.
Năm ấy, khi tôi đến tuổi cập kê, trong làng có chàng Trương Sinh xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới tôi về. Cha mẹ tôi thấy chàng là con nhà hào phú, cũng ưng thuận gả tôi về làm dâu nà chàng. Song chàng có tính hay ghen, đối với tôi luôn có sự phòng ngừa quá mức. Vì đã được cha mẹ bảo ban rất ân cần, tôi cũng biết giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc đoàn viên chưa được mấy lâu thì nhà nước có việc đi đánh Chiêm Thành, bắt nhiều lính tráng. Phu quân tuy con nhà dòng, nhưng kém học vấn, tên đã ghi trong sổ khai tráng phải ra sung binh loạt đầu. Lúc chàng ra đi, mẹ chồng có dặn rằng:
- Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh, đừng nên tham miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.
Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Trong hoàn cảnh ấy, ruột tôi đau như cắt, chỉ biết rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:
- Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sư uổng công; lời tâu công lớn phá giặc đã chầy, kỳ hẹn thay quân hóa muộn, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Trông mảnh trăng Trường An, nhanh tay đập áo rét, ngắm liễu tàn rủ bóng động nỗi niềm biên ải xa xôi. Giả sử có muôn hàng thư tín, chỉ e không một tin về.
Vừa nói, những dòng lệ của tôi không tài nào ngưng rơi lã chã. Khi ấy, tôi vừa lo cho chồng, lại tủi phận mình đang bụng mang dạ chửa đã đến tháng thứ chín.Sau khi tương biệt được mươi ngày thì tôi trở dạ, sinh một đứa con trai, đặt tên là Đản.
Ngày qua tháng lại, mới vậy mà thoắt đã nửa năm. Mỗi khi thấy bướm bay vườn thúy, mây ám non Tần, nỗi buồn hải gốc thiên nhai, lại không thể nào ngăn được. Mẹ chồng tôi cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm. Tôi chăm lo mẹ chồng như đối với mẹ đẻ của mình, thuốc thang, cầu cúng không thiếu sót. Song bệnh thế mỗi ngày một trầm trọng hơn, một ngày kia, như đoán biết được số phận mình, mẹ nắm lấy tay tôi mà rằng:
- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà gượng cơm cháo. Song tuổi thọ có chừng, số trời khó tránh. Đêm tàn chuông đổ, số tận mệnh cùng; một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, không khỏi phải phiền đến con. Chồng con xa xôi, mẹ chết lúc nào, không thể kịp về đền báo được. Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong ông xanh kia chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ.
Khi nói xong câu ấy, mẹ tôi cũng lìa cõi đời. Khi ấy tôi thương xót mẹ biết bao cứ ngỡ đó là mẹ ruột chứ chả phải mẹ chồng của mình, nên phàm việc ma chay tế lễ tôi cố gắng chu toàn, lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra.
Qua sang năm sau, tình hình biên ải có chút dịu nhẹ. Phu quân từ biên ải trở về, khi nghe tin ấy, tôi còn đang ở ngoài chợ, biết tin tôi liền bỏ hết mọi công việc, chạy về ngay nhà với lòng vui sướng không nguôi, xa cách bao năm, cuối cùng đã đến ngày đàn tụ. Vậy là từ nay, mọi vất vả khổ cực đã qua, gia đình tôi sẽ hạnh phúc lắm. Nhưng thật trớ trêu thay, vừa về đến nhà, tôi còn chưa kịp tỏ hết sự vui mừng đã nghe từ phu quân những lời lẽ oan uổng, chàng rằng tôi ở nhà có người đàn ông khác, là người vợ lăng loàng không giữ phụ đạo. Khi ấy, tôi nghĩ rằng chàng về được tin mẹ mất nên còn đang buồn lòng, tôi lại gần an ủi, chàng liền hất tôi ngã ra đất và xé tờ hôn thú. Tôi vẫn chưa biết nguyên do vì sao chàng lại không tin vào đức hạnh của tôi, liền than khóc gãi bày van xin nhưng chàng đến một cơ hội giải thích cũng không cho tôi, nhất định đánh đuổi tôi ra khỏi nhà, bao nhiêu bà con làng xóm đứng ra làm chứng cho sự trong sạch của tôi cũng vô tác dụng. Biết mọi chuyện đã không thể nào cứu vãn, tôi chỉ còn biết khóc với chồng những lời gan ruột:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Nói xong những lời ấy, tôi đau lòng khôn xiết mà chạy ra bến Hoàng Giang khóc tủi phận mình. Rốt cuộc, tôi đã làm những điều sai trái gì để bản thân lâm vào cảnh ngộ như vậy, đến người chồng đầu ấp tay gối cũng không tin vào mình. Mấy năm qua, tôi chịu khổ cực không một lời than vãn, chỉ nghĩ đến ngày chàng trở về gia đình đoàn tụ, ai ngờ ngày chàng về là ngày tôi phải đi. Bây giờ thân tôi mang tiếng phụ chồng, là người vợ không ra gì, tuy sự thực oan trái nhưng có ai tin tôi? Nhà hiện tôi không thể về, về với cha mẹ bây giờ thì lại làm khổ cha, khổ mẹ, đã không còn biết về đâu trong nỗi oan khó giải ấy nữa thì “thà chết vinh còn hơn sống nhục”. Đoạn rồi tôi tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang thác mình.
Nhưng có lẽ, ông trời có mắt, biết tôi oan khuất nên không nỡ để cho linh hồn tôi phải vất vưởng nơi âm tài địa phủ mà để cho Linh Phi ở sống thu nhận tôi làm cung nữ cho cung của Người. Tôi tiếp tục sống dưới thân phận ấy cho đến một ngày gặp được Phan Lang, là người cùng làng với tôi xưa kia, thì ra Phan là ân nhân của Linh Phi, thấy Phan có vẻ nhận ra mình, tôi liền lại gần để Phan biết mình chính là Vũ Nương. Nghe Phan kể lại cảnh quê nhà, gia đình mà lòng tôi như thắt lại. Bao lâu nay, tuy sống ở nơi phong thủy hữu tình, mọi người lại nhân hậu, trong một cuộc sống mơ ước nhưng lòng tôi có khi nào nguôi nhớ quê cha đất tổ, nhớ chồng nhớ con, nay nghe tin lại càng mong ngày gặp. Tôi bèn đưa chàng Phan một chiếc hoa vàng nhờ gửi hộ cho phu quân mình để được giãi bày nhưng trăn tối cuối cùng.
Vài ngày sau, phu quân đã lập một đàn ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang nơi tôi thác xuống. Nhưng tôi đã trở thành bóng hồn từ lâu, làm sao có thể trở về như trước, nhìn chồng con đứng trên bờ mà chỉ có thể ngậm ngùi trăn trối:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể lại về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, biết không thể ở lại lâu, tôi tan biến đi theo làn sương mờ.
Cho đến bây giờ, tuy lòng đã có chút an nhiên trong cảnh bồng lai nhưng đó mãi là câu chuyện buồn của đời tôi. Nhưng tôi đã không còn trách phu quân mình mà chỉ trách xã hội phong kiến hủ tục, bất công cùng chiến tranh tàn nhẫn phi nghĩa. Trong một xã hội như vậy, đã có biết bao người phụ nữ như tôi phải chịu khổ cực, chỉ khi xã hội thay đổi, những người phụ nữ như chúng tôi mới có được hạnh phúc chân chính.
BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 3 LỚP 10 ĐỀ 1 KỂ CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG THEO NGÔI THỨ NHẤT
Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa. Mới chớp mắt một cái mà mười năm đã trôi qua rồi. Bé Đản cũng đã khôn lớn. Giờ đây, chỉ còn lại một mình Trương Sinh tôi và những nỗi xót xa ân hận muộn màng về những chuyện xảy ra mười năm trước.
Trương Sinh tôi vốn con nhà hào phú, quê ở Nam Xương. Thuở ấy, trong làng có người con gái tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp tên là Vũ Thị Thiết. Cảm mến nàng vì dung hạnh, tôi xin với mẹ trăm lạng vàng để cưới nàng về làm vợ. Nhưng tôi vốn có tính đa nghi, đối với người vợ đảm đang duyên dáng của mình không thể không phòng ngừa chặt chẽ. Song nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chống phải đến thất hòa. Cuộc hôn nhân của tôi chưa được bao lâu thì xảy ra triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Tôi tuy con nhà hào phú, nhưng từ nhỏ đã không ham mê học hành, phá nát biết bao tiền của của mẹ cha mà vẫn không công thành danh toại. Thế nên tên tôi phải ghi trong sổ đi lính vào loại đầu. Buổi ra đi, mẹ tôi có dặn:
-Nay con tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm tọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được.
Tôi quỳ gối xuống đất vâng lời dạy. Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn tôi mà rằng:
-Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, tôi đành phải rứt áo ra đi, bỏ lại mẹ già và người vợ đức hạnh. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san!
Bấy giờ, nàng đương có mang. Sau này, khi trở về, được họ hàng làng xóm kể lại, tôi mới biết sau khi tôi ra đi được đầy tuần thì Vũ Nương sinh một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được. Mẹ tôi cũng vì nhớ tôi mà dần sinh ốm. Vũ Nương hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, mẹ biết mình không sống được, bền trối lại với nàng rằng:
-Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.
Mẹ nói xong thì mất. Vũ Nương hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ chu đáo.
Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc, tôi háo hức trở về nhà. Được biết mẹ đã qua đời, con đang học nói. Tôi hỏi mộ mẹ, rồi bế bé Đản đi thăm; bé Đản không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Tôi bèn dỗ dành:
-Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Bé Đản ngây thơ nói:
-Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
Tôi sững sờ người hồi lâu, gạn hỏi, thằng bé mới nói:
-Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
Tính tôi hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ trong lòng ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.
Về đến nhà, tôi la um lên cho hả giận. Vũ Nương khóc mà rằng:
-Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giưa gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
Tôi vẫn không thể tin sự cởi mối hồ nghi ấy. Vũ Nương hỏi tôi chuyện kia do ai nói ra, tôi cũng không kể là con nói. Phải chăng lời con trẻ mới là những lời thật thà nhất! Càng ngày mối ngờ trong lòng tôi càng rối ren, sâu sắc. Nhìn thấy Vũ Nương là chỉ muốn nói bóng gió này nọ và nắng nhiếc , thậm chí đánh đuổi nàng đi. Họ hàng làng xóm biết chuyện, bênh vực và biện bạch cho nàng chỉ tổ càng khiến tôi thêm nghi ngờ, bực dọc. Vũ Nương bất đắc dĩ nói:
-Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu lại có thể lên núi Vọng phu kia nữa.
Đoạn rồi nàng tắm rửa chay sạch, đi về phía bến Hoàng Giang và từ đó không bao giờ trở về nữa.
Ba ngày sau, thấy người trong làng xôn xao. Hỏi ra mới biết ngày Vũ Nương đi về phía sông Hoàng Giang, có người đã nhìn thấy nàng tự vẫn gieo mình xuống nước. Trước khi chết, nàng còn ngửa mặt lên trời mà than rằng:
-Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay qua buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá,lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Sau khi nghe chuyện, tôi tuy giận nàng thất tiết, nhưng thấy nàng tự tận cũng không đành lòng, tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Một đem phòng không vắng vẻ, tôi ngồi dưới ngọn đèn khuya, chợt bé Đản nói rằng:
-Cha Đản lại đến kia kìa!
Tôi hỏi đâu. Nó chỉ bóng tôi ở trên vách:
-Đây này!
Thì ra, ngày thường ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản.
Bấy giờ tôi mới hiểu ra, hiểu thấu nỗi oan của người vợ bất hạnh. Nhưng mọi chuyện cũng đã rồi. Vũ Nương đã tự vẫn. Ghen tuông vô lí và khắc nghiệt độc đoán của tôi đã khiến gia đình mình tan nát, khiến bé Đản mất mẹ và bản thân mình thì mất đi một người vợ đức hạnh. Tôi chỉ dám mong cầu ở thế giới bên kia, Vũ Nương sẽ được sống một cuộc sống thanh thản.
Bẵng đi một thời gian,một ngày nọ, có một người ghé qua nhà tôi, tự xưng là Phan Lang. Hắn kể lại cho tôi cuộc gặp gỡ với Vũ Nương ở cung Vua Thủy Tề và chuyển lời của Vũ Nương đến tôi nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.Tôi không tin. Phan lấy ra một chiếc hoa vàng, tôi lập tức nhận ra ngay đó là vật dùng mà Vũ Nương mang lúc ra đi.
Tôi bèn nghe theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Tôi vội vàng gọi. Vũ Nương vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
-Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tại tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
Vậy là người quá cố chẳng thể trở lại đời thực, không thể hưởng hạnh phúc của một người phụ nữa là mẹ, là vợ. Là do sự bốc đồng và độc đoán của chính tôi. Kể từ đo cho tới nay, chưa giờ phút nào Trương Sinh tôi thôi day dứt về những lỗi lầm của mình và tự nhủ sẽ cố gắng nuôi dạy bé Đản thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của Vũ Nương.
Ngoài ra bài viết số 3 của ngữ văn lớp 10 còn đề 2 3 và 4 nữa các bạn có thể lựa chọn để làm thể loại văn kể chuyện này vforum đều có những bài văn mẫu của các đề này trong mục văn mẫu lớp 10
Như chúng ta đã biết, văn tự sự(văn kể) là một thể loại văn bản đã vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Ở những năm học trước chúng ta đã được học và luyện tập rất nhiều với loại văn bản này và mỗi lớp lại là một yêu cầu riêng. Ở lớp 10 này, không ngoại lệ, văn tự sự vẫn là một thể loại có trong nội dung học tập của chương trình. Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện của Nguyễn Dữ được lấy cốt truyện của truyện dân gian “Vợ chàng Trương” đã học ở năm lớp 9: “Chuyện người con gái Nam Xương”. Trong chương trình ngữ văn lớp 10, chúng ta sẽ bắt gặp một đề bài tự sự liên quan đến “Chuyện người con gái Nam Xương”, đó là Kể chuyện người con gái Nam Xương theo ngôi thứ nhất. Dưới đây là dàn ý và bài làm cụ thể cho đề bài này mong sẽ giúp ích cho các bạn. Để làm bài tập này, chúng ta sẽ đóng vai một nhân vật trong chuyện để kể lại những sự việc và xưng “tôi”, sau đó kể chuyện theo trình tự ban đầu của cốt truyện và nên đóng vai Vũ Nương vì nàng là nhân vật có mặt ở mọi đoạn quan trọng của câu chuyện cũng là nhân vật trung tâm của truyên.
DÀN Ý VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3 LỚP 10 ĐỀ 1 KỂ CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG THEO NGÔI THỨ NHẤT
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về nhân vật tôi: Vũ Nương(xuất thân, gia cảnh)
2. THÂN BÀI
- Kể những ngày mới gả cho Trương Sinh
- Kể ngày chồng ra chiến trận và nỗi buồn khôn tả
- Kể những ngày chồng đi vắng, mẹ đau yếu rồi mất, sinh đứa con đầu lòng.
- Kể nỗi oan không rõ đầu đuôi mà mình phải gánh chịu cùng sự đau khổ
- Kể tâm trạng khi trẫm mình vì không giải được oan
- Kể chuyện gặp được Phan Lang và nỗi nhớ nhung quê nhà
3. KẾT BÀI
Kể chuyện bản thân trở về trong ngày lập đàn nhưng lại tan đi theo mây khói.
BÀI VĂN MẪU 1 BÀI VIẾT SỐ 3 LỚP 10 ĐỀ 1 KỂ CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG THEO NGÔI THỨ NHẤT
Tôi tên thật là Vũ Thị Thiết, quê nhà ở Nam Xương. Tôi trở thành tiên nữ của thủy cung Hoàng Giang đã ba năm nay, ba năm- một khoảng thời gian tuy không ngắn nhưng chưa đủ để cho tôi quên đi hết thảy mọi chuyện trần thế. Lâu nay, tôi vẫn giấu kín trong lòng những tâm sự thầm kín mà chưa thể nói ra, hôm nay, tôi muốn kể câu chuyện của cuộc đời tôi cho vơi đi nỗi nhớ quê nhà.
Năm ấy, khi tôi đến tuổi cập kê, trong làng có chàng Trương Sinh xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới tôi về. Cha mẹ tôi thấy chàng là con nhà hào phú, cũng ưng thuận gả tôi về làm dâu nà chàng. Song chàng có tính hay ghen, đối với tôi luôn có sự phòng ngừa quá mức. Vì đã được cha mẹ bảo ban rất ân cần, tôi cũng biết giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc đoàn viên chưa được mấy lâu thì nhà nước có việc đi đánh Chiêm Thành, bắt nhiều lính tráng. Phu quân tuy con nhà dòng, nhưng kém học vấn, tên đã ghi trong sổ khai tráng phải ra sung binh loạt đầu. Lúc chàng ra đi, mẹ chồng có dặn rằng:
- Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh, đừng nên tham miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.
Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Trong hoàn cảnh ấy, ruột tôi đau như cắt, chỉ biết rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:
- Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sư uổng công; lời tâu công lớn phá giặc đã chầy, kỳ hẹn thay quân hóa muộn, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Trông mảnh trăng Trường An, nhanh tay đập áo rét, ngắm liễu tàn rủ bóng động nỗi niềm biên ải xa xôi. Giả sử có muôn hàng thư tín, chỉ e không một tin về.
Vừa nói, những dòng lệ của tôi không tài nào ngưng rơi lã chã. Khi ấy, tôi vừa lo cho chồng, lại tủi phận mình đang bụng mang dạ chửa đã đến tháng thứ chín.Sau khi tương biệt được mươi ngày thì tôi trở dạ, sinh một đứa con trai, đặt tên là Đản.
Ngày qua tháng lại, mới vậy mà thoắt đã nửa năm. Mỗi khi thấy bướm bay vườn thúy, mây ám non Tần, nỗi buồn hải gốc thiên nhai, lại không thể nào ngăn được. Mẹ chồng tôi cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm. Tôi chăm lo mẹ chồng như đối với mẹ đẻ của mình, thuốc thang, cầu cúng không thiếu sót. Song bệnh thế mỗi ngày một trầm trọng hơn, một ngày kia, như đoán biết được số phận mình, mẹ nắm lấy tay tôi mà rằng:
- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà gượng cơm cháo. Song tuổi thọ có chừng, số trời khó tránh. Đêm tàn chuông đổ, số tận mệnh cùng; một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, không khỏi phải phiền đến con. Chồng con xa xôi, mẹ chết lúc nào, không thể kịp về đền báo được. Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong ông xanh kia chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ.
Khi nói xong câu ấy, mẹ tôi cũng lìa cõi đời. Khi ấy tôi thương xót mẹ biết bao cứ ngỡ đó là mẹ ruột chứ chả phải mẹ chồng của mình, nên phàm việc ma chay tế lễ tôi cố gắng chu toàn, lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra.
Qua sang năm sau, tình hình biên ải có chút dịu nhẹ. Phu quân từ biên ải trở về, khi nghe tin ấy, tôi còn đang ở ngoài chợ, biết tin tôi liền bỏ hết mọi công việc, chạy về ngay nhà với lòng vui sướng không nguôi, xa cách bao năm, cuối cùng đã đến ngày đàn tụ. Vậy là từ nay, mọi vất vả khổ cực đã qua, gia đình tôi sẽ hạnh phúc lắm. Nhưng thật trớ trêu thay, vừa về đến nhà, tôi còn chưa kịp tỏ hết sự vui mừng đã nghe từ phu quân những lời lẽ oan uổng, chàng rằng tôi ở nhà có người đàn ông khác, là người vợ lăng loàng không giữ phụ đạo. Khi ấy, tôi nghĩ rằng chàng về được tin mẹ mất nên còn đang buồn lòng, tôi lại gần an ủi, chàng liền hất tôi ngã ra đất và xé tờ hôn thú. Tôi vẫn chưa biết nguyên do vì sao chàng lại không tin vào đức hạnh của tôi, liền than khóc gãi bày van xin nhưng chàng đến một cơ hội giải thích cũng không cho tôi, nhất định đánh đuổi tôi ra khỏi nhà, bao nhiêu bà con làng xóm đứng ra làm chứng cho sự trong sạch của tôi cũng vô tác dụng. Biết mọi chuyện đã không thể nào cứu vãn, tôi chỉ còn biết khóc với chồng những lời gan ruột:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Nói xong những lời ấy, tôi đau lòng khôn xiết mà chạy ra bến Hoàng Giang khóc tủi phận mình. Rốt cuộc, tôi đã làm những điều sai trái gì để bản thân lâm vào cảnh ngộ như vậy, đến người chồng đầu ấp tay gối cũng không tin vào mình. Mấy năm qua, tôi chịu khổ cực không một lời than vãn, chỉ nghĩ đến ngày chàng trở về gia đình đoàn tụ, ai ngờ ngày chàng về là ngày tôi phải đi. Bây giờ thân tôi mang tiếng phụ chồng, là người vợ không ra gì, tuy sự thực oan trái nhưng có ai tin tôi? Nhà hiện tôi không thể về, về với cha mẹ bây giờ thì lại làm khổ cha, khổ mẹ, đã không còn biết về đâu trong nỗi oan khó giải ấy nữa thì “thà chết vinh còn hơn sống nhục”. Đoạn rồi tôi tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang thác mình.
Nhưng có lẽ, ông trời có mắt, biết tôi oan khuất nên không nỡ để cho linh hồn tôi phải vất vưởng nơi âm tài địa phủ mà để cho Linh Phi ở sống thu nhận tôi làm cung nữ cho cung của Người. Tôi tiếp tục sống dưới thân phận ấy cho đến một ngày gặp được Phan Lang, là người cùng làng với tôi xưa kia, thì ra Phan là ân nhân của Linh Phi, thấy Phan có vẻ nhận ra mình, tôi liền lại gần để Phan biết mình chính là Vũ Nương. Nghe Phan kể lại cảnh quê nhà, gia đình mà lòng tôi như thắt lại. Bao lâu nay, tuy sống ở nơi phong thủy hữu tình, mọi người lại nhân hậu, trong một cuộc sống mơ ước nhưng lòng tôi có khi nào nguôi nhớ quê cha đất tổ, nhớ chồng nhớ con, nay nghe tin lại càng mong ngày gặp. Tôi bèn đưa chàng Phan một chiếc hoa vàng nhờ gửi hộ cho phu quân mình để được giãi bày nhưng trăn tối cuối cùng.
Vài ngày sau, phu quân đã lập một đàn ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang nơi tôi thác xuống. Nhưng tôi đã trở thành bóng hồn từ lâu, làm sao có thể trở về như trước, nhìn chồng con đứng trên bờ mà chỉ có thể ngậm ngùi trăn trối:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể lại về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, biết không thể ở lại lâu, tôi tan biến đi theo làn sương mờ.
Cho đến bây giờ, tuy lòng đã có chút an nhiên trong cảnh bồng lai nhưng đó mãi là câu chuyện buồn của đời tôi. Nhưng tôi đã không còn trách phu quân mình mà chỉ trách xã hội phong kiến hủ tục, bất công cùng chiến tranh tàn nhẫn phi nghĩa. Trong một xã hội như vậy, đã có biết bao người phụ nữ như tôi phải chịu khổ cực, chỉ khi xã hội thay đổi, những người phụ nữ như chúng tôi mới có được hạnh phúc chân chính.
BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 3 LỚP 10 ĐỀ 1 KỂ CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG THEO NGÔI THỨ NHẤT
Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa. Mới chớp mắt một cái mà mười năm đã trôi qua rồi. Bé Đản cũng đã khôn lớn. Giờ đây, chỉ còn lại một mình Trương Sinh tôi và những nỗi xót xa ân hận muộn màng về những chuyện xảy ra mười năm trước.
Trương Sinh tôi vốn con nhà hào phú, quê ở Nam Xương. Thuở ấy, trong làng có người con gái tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp tên là Vũ Thị Thiết. Cảm mến nàng vì dung hạnh, tôi xin với mẹ trăm lạng vàng để cưới nàng về làm vợ. Nhưng tôi vốn có tính đa nghi, đối với người vợ đảm đang duyên dáng của mình không thể không phòng ngừa chặt chẽ. Song nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chống phải đến thất hòa. Cuộc hôn nhân của tôi chưa được bao lâu thì xảy ra triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Tôi tuy con nhà hào phú, nhưng từ nhỏ đã không ham mê học hành, phá nát biết bao tiền của của mẹ cha mà vẫn không công thành danh toại. Thế nên tên tôi phải ghi trong sổ đi lính vào loại đầu. Buổi ra đi, mẹ tôi có dặn:
-Nay con tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm tọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được.
Tôi quỳ gối xuống đất vâng lời dạy. Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn tôi mà rằng:
-Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, tôi đành phải rứt áo ra đi, bỏ lại mẹ già và người vợ đức hạnh. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san!
Bấy giờ, nàng đương có mang. Sau này, khi trở về, được họ hàng làng xóm kể lại, tôi mới biết sau khi tôi ra đi được đầy tuần thì Vũ Nương sinh một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được. Mẹ tôi cũng vì nhớ tôi mà dần sinh ốm. Vũ Nương hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, mẹ biết mình không sống được, bền trối lại với nàng rằng:
-Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.
Mẹ nói xong thì mất. Vũ Nương hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ chu đáo.
Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc, tôi háo hức trở về nhà. Được biết mẹ đã qua đời, con đang học nói. Tôi hỏi mộ mẹ, rồi bế bé Đản đi thăm; bé Đản không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Tôi bèn dỗ dành:
-Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Bé Đản ngây thơ nói:
-Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
Tôi sững sờ người hồi lâu, gạn hỏi, thằng bé mới nói:
-Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
Tính tôi hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ trong lòng ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.
Về đến nhà, tôi la um lên cho hả giận. Vũ Nương khóc mà rằng:
-Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giưa gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
Tôi vẫn không thể tin sự cởi mối hồ nghi ấy. Vũ Nương hỏi tôi chuyện kia do ai nói ra, tôi cũng không kể là con nói. Phải chăng lời con trẻ mới là những lời thật thà nhất! Càng ngày mối ngờ trong lòng tôi càng rối ren, sâu sắc. Nhìn thấy Vũ Nương là chỉ muốn nói bóng gió này nọ và nắng nhiếc , thậm chí đánh đuổi nàng đi. Họ hàng làng xóm biết chuyện, bênh vực và biện bạch cho nàng chỉ tổ càng khiến tôi thêm nghi ngờ, bực dọc. Vũ Nương bất đắc dĩ nói:
-Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu lại có thể lên núi Vọng phu kia nữa.
Đoạn rồi nàng tắm rửa chay sạch, đi về phía bến Hoàng Giang và từ đó không bao giờ trở về nữa.
Ba ngày sau, thấy người trong làng xôn xao. Hỏi ra mới biết ngày Vũ Nương đi về phía sông Hoàng Giang, có người đã nhìn thấy nàng tự vẫn gieo mình xuống nước. Trước khi chết, nàng còn ngửa mặt lên trời mà than rằng:
-Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay qua buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá,lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Sau khi nghe chuyện, tôi tuy giận nàng thất tiết, nhưng thấy nàng tự tận cũng không đành lòng, tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Một đem phòng không vắng vẻ, tôi ngồi dưới ngọn đèn khuya, chợt bé Đản nói rằng:
-Cha Đản lại đến kia kìa!
Tôi hỏi đâu. Nó chỉ bóng tôi ở trên vách:
-Đây này!
Thì ra, ngày thường ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản.
Bấy giờ tôi mới hiểu ra, hiểu thấu nỗi oan của người vợ bất hạnh. Nhưng mọi chuyện cũng đã rồi. Vũ Nương đã tự vẫn. Ghen tuông vô lí và khắc nghiệt độc đoán của tôi đã khiến gia đình mình tan nát, khiến bé Đản mất mẹ và bản thân mình thì mất đi một người vợ đức hạnh. Tôi chỉ dám mong cầu ở thế giới bên kia, Vũ Nương sẽ được sống một cuộc sống thanh thản.
Bẵng đi một thời gian,một ngày nọ, có một người ghé qua nhà tôi, tự xưng là Phan Lang. Hắn kể lại cho tôi cuộc gặp gỡ với Vũ Nương ở cung Vua Thủy Tề và chuyển lời của Vũ Nương đến tôi nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.Tôi không tin. Phan lấy ra một chiếc hoa vàng, tôi lập tức nhận ra ngay đó là vật dùng mà Vũ Nương mang lúc ra đi.
Tôi bèn nghe theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Tôi vội vàng gọi. Vũ Nương vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
-Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tại tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
Vậy là người quá cố chẳng thể trở lại đời thực, không thể hưởng hạnh phúc của một người phụ nữa là mẹ, là vợ. Là do sự bốc đồng và độc đoán của chính tôi. Kể từ đo cho tới nay, chưa giờ phút nào Trương Sinh tôi thôi day dứt về những lỗi lầm của mình và tự nhủ sẽ cố gắng nuôi dạy bé Đản thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của Vũ Nương.
Ngoài ra bài viết số 3 của ngữ văn lớp 10 còn đề 2 3 và 4 nữa các bạn có thể lựa chọn để làm thể loại văn kể chuyện này vforum đều có những bài văn mẫu của các đề này trong mục văn mẫu lớp 10