Hướng dẫn phân tích bài Làm trai cho đáng nên trai hay nhất có dàn ý và bài làm ngữ văn lớp 10 hay nhất

Ca dao hài hước châm biến xưa thể hiện trí tuệ và tinh thần lạc quan của người bình dân qua nghệ thuật trào lộng dân gian trước hiện tượng trai ngược hoặc tiêu cực. Ca dao hài hước châm biếm nằm trong kho tang ca dao trữ tình Việt Nam vừa tập trung thể hiện nghệ thuật trào lộng nhưng đồng thời góp phần thể hiện tiếng nói tình cảm mong muốn của người bình dân mua vui, giải trí, phê phán hói hư tật xấu trong xã hội cũng để thấy được đời sống tinh thần lạc quan thấy được óc sáng tạo trí tuệ mẫm tiền của người bình dân. Mỗi bài ca dao được sáng tác là một sức mạnh tinh thần để họ có thể vượt qua cuộc sống khó khăn thiếu thốn của mình, vươn đến một sự mới mẻ và hạnh phúc hơn, sự lạc quan và niềm tin cuộc sống. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 khi học đến chùm ca dao hài hước châm biếm ta sẽ gặp đề phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng nên trai”. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để là được đề bài này ta sẽ phân tích nội dung, nghệ thuật để thấy được bài học mà người xưa đã gửi gắm.

DÀN Ý: PHÂN TÍCH BÀI CA DAO “LÀM TRAI CHO ĐÁNG NÊN TRAI”

1.MỞ BÀI:

Giới thiệu ca dao và chùm ca dao hài hước châm biếm

Giới thiệu bài ca dao “Làm trai cho đáng nên trai” và khái quát nội dung

2.THÂN BÀI:

Bài ca dao là lời châm biến những thói hư tật xấu của đấng nam nhi ở đời.

Nhắc đến nam nhi họ đều nhắc đến lí tưởng quan niệm về anh hùng dân tộc là sức khỏe phi thường, tài năng lỗi lạc, làm nên những điều lớn lao cho người khác phải khâm phục. Nhưng trong ca dao than thân thì người lao động xưa lại nhắc đến những thói hư tật xấu của nam nhi

Hai chữ “Làm trai” bao hàm sự ngợi ca kì vọng, sự khẳng định bản lĩnh và sức mạnh nam nhi mới hiểu vì sao bài ca dao trên có cấu tứ thật đặc biệt vế đi trước như một lời khẳng định về những phẩm chất lẽ ra phải có của nam nhi ở đời thế nhưng đối tượng chuyện cười dân gian và trào lộng nói chung thường hướng đến hiện tượng trái tự nhiên để cười.

Bài ca dao đã kết hợp một cách linh hoạt những ngôn từ quen thuộc trong dân gian nhưng nó lại tạo nên cách nói mỉa mai nhẹ nhàng châm biến sâu sắc vừa chế diễu vừa là lời đề nghị thay đổi những kẻ có thái độ kiêu căng, mang danh nam nhi mà không làm được gì cho đời hoặc quá yếu đuối, những kẻ hèn nhát bất tài

3.KẾT BÀI:

Khẳng định giá trị bài ca dao với người tiếp nhận và bài học cho người trẻ đặc biệt là các bạn nam hiện nay phải có ước mơ, lí tưởng để phấn đấu.

BÀI LÀM: PHÂN TÍCH BÀI CA DAO “LÀM TRAI CHO ĐÁNG NÊN TRAI”

Kho tang ca dao Việt Nam vô cùng phong phú, giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật bởi nó mang đến cho chúng ta bao xúc cảm vui buồn hay qua đó ma ta thêm thấu hiểu đồng cảm với nỗi lòng của người lao động xưa. Và ca dao than thân đã nhắc đến những thói hư tật xấu của người xưa đặc biệt là đấng mày râu.

Dân gian xưa quan niệm về nam nhi rằng:

“Làm trai cho đáng nên traiXuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên”​Hay:

“Làm trai quyết trí tam bồngSao cho tỏ mặt anh hùng mới cam.”​Trong thời kì văn học trung đại những nhà nho quan niệm:

“Làm trai đứng ở trong trời đấtPhải có danh gì với núi sông.”​Hoặc là:

“Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,Cho phỉ sức vẩy vung trong bốn bể.”​Mỗi khi nhắc tới nam nhi họ đều nhắc đến lí tưởng quan niệm về anh hùng dân tộc là sức khỏe phi thường, tài năng lỗi lạc, làm nên những điều lớn lao cho người khác phải khâm phục. Nhưng trong ca dao than thân thì người lao động xưa lại nhắc đến những thói hư tật xấu của nam nhi:

“Làm trai cho đáng nên trai,Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.”

​Bản thân hai chữ “làm trai” bao hàm sự ngợi ca kì vọng, sự khẳng định bản lĩnh và sức mạnh nam nhi mới hiểu vì sao bài ca dao trên có cấu tứ thật đặc biệt vế đi trước như một lời khẳng định về những phẩm chất lẽ ra phải có của nam nhi ở đời (lẽ ra phải có sinh ra đã phú cho họ là lẽ tự nhiên phù hợp với quy luật ở đời) thế nhưng đối tượng chuyện cười dân gian và trào lộng nói chung thường hướng đến hiện tượng trái tự nhiên để cười. Cũng giống như:

“Làm trai cho đáng sức trai,Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.”​Hay:

“Anh hùng là anh hùng rơm,Ta cho mối lửa hết cơn anh hùng.”

​Câu ca dao với sự khẳng định ở vế một là thế nhưng lại hoàn toàn trái ngược ở vế sau. Hình ảnh đấng mày râu xuất hiện hoàn toàn đối lập với quan niệm người bình dân trong phép tương phản kết hợp với lối nói ẩn dụ để tô đậm phẩm chất. Làm trai phải làm nghiệp lớn ở đời chứ đừng giống chàng trai trong bài ca dao trên chỉ thích cỗ bàn chén bát, chỉ thích uống rượu say. Đấng nam nhi phải đối mặt với sự thật ở đời chứ đừng suốt ngày say xỉn, bỏ mặc vợ con gia đình, là gánh nặng trong xã hội. Một người như thế không xứng đáng là đấng nam nhi ở đời. Hay giống như những người anh hùng trong xã hội xưa có ước mơ, có khát vọng, có ý thức đối mặt với thực tại dù thực tại đó có tăm tối mờ mịt nhưng vẫn dũng cảm để tìm ra giải pháp. Làm trai phải có sức vóc khỏe khoắn để có thể đánh đuổi kẻ thu xâm lược mỗi khi chúng xâm chiến nước ta với tư thế chủ động sẵn sàng chiến đấu đừng khom lưng chống gối mà chỉ gánh có hai hạt vừng.

Bài ca dao đã kết hợp một cách linh hoạt những ngôn từ quen thuộc trong dân gian nhưng nó lại tạo nên cách nói mỉa mai nhẹ nhàng châm biến sâu sắc vừa chế diễu vừa là lời đề nghị thay đổi những kẻ có thái độ kiêu căng, mang danh nam nhi mà không làm được gì cho đời hoặc quá yếu đuối, những kẻ hèn nhát bất tài không có lí tưởng không có ước mơ để cuộc sống trôi qua một cách nhanh chóng, vô nghĩa. Một cuộc sống tẻ nhạt không niềm vui, không mục đích không có cái để theo đuổi và phấn đấu thì còn gì là cuộc sống nữa. Những người như thế thất đáng thất vọng và khinh thường.

Là một người trẻ khi chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng phát triển thì chúng ta phải không ngừng phấn đấu, vươn lên có ước mơ khát vọng để theo đuổi để làm cho cuộc sống này vui vẻ và tràn đầy ý nghĩa. Đặc biệt là đấng nam nhi phải có những suy nghĩ táo bạo, hoài bão để mang đến xây dựng đất nước, xã hội phát triển tốt hơn.