Hướng dẫn giải thích ngắn gọn câu tục ngữ Ở hiền gặp lành hay nhất ngắn gọn
Giải thích ngắn gọn nghĩa Ở hiền gặp lành
Câu tục ngữ đã bàn về mối quan hệ nhân-quả trong cuộc sống. “Ở hiền” tức là sống một cách tử tế, hiền lành, làm những điều tốt đẹp, không xấu xa, phạm pháp,...”Lành” ở đây mang nghĩa là những thành quả, niềm vui, hạnh phúc mà ta đạt được khi sống thiện lành. Như vậy, qua câu tục ngữ ngắn gọn mà sâu sắc kia, ông cha ta đã gửi gắm một bài học đạo lý giàu ý nghĩa. Trong cuộc sống, khi con người ta ăn ở tốt, làm những điều tốt đẹp, sống hiền lành, nhân hậu, có ích với cuộc đời thì sẽ được đền đáp thành quả một cách xứng đáng, nhận được những may mắn, thành công.
Bài văn mẫu giải thích câu “Ở hiền gặp lành”
Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc rút biết bao những bài học hay, giàu ý nghĩa trong cuộc sống. Và một trong số đó chính là bài học về mối quan hệ nhân - quả, về cách làm người phải sống có tâm, có ích, ăn ở tốt thì mới có thể gặp được những điều tốt đẹp. Phải chăng vì thế ông cha ta đã có câu “Ở hiền gặp lành”.
Chỉ với 4 chữ ngắn gọn, cùng cách nói khẳng định, “ở hiền” có thể hiểu là sống hiền lành, tốt bụng, sống có ích, có ý nghĩa , không làm những điều xấu xa, trái với quy luật. “Gặp lành” tức là gặp được, đạt được những điều tốt, sự thành công, niềm vui, sự đền đáp từ cuộc sống hoặc chính những người xung quanh. Có thể nói, thế hệ trước đã nhắn nhủ với thế hệ sau một quan niệm đạo lý thật lớn lao, đạo lý về việc sống có tâm, sống tốt đẹp, luôn vị tha, giúp đỡ người khác thì ắt sẽ đạt được những điều lành, được đền đáp một cách xứng đáng.
Thế giới này không phải là của riêng một ai. Mỗi người chúng t là một cá thể trong mỗi tập thể của thế giới bao la, rộng lớn này. Vì thế, việc đối nhân xử thế, là một điều rất quan trọng. Khi ta đối xử tốt, giúp đỡ với người khác, ta cũng sẽ nhận lại được sự giúp đỡ tương tự vào lần sau; khi ta làm một việc tốt, tâm hồn ta thanh thản; khi ta chấp hành theo một luật lệ nào đó, ta sẽ đem lại sự an toàn cho bản thân,...Điềm lành có thể với mỗi người, mỗi hoàn cảnh sẽ là khác nhau, dù là lớn hay nhỏ. Đơn giản, như việc ta dừng đèn đỏ theo đúng quy định , đó cũng là một minh chứng cho việc bạn đã “ở hiền”, và điềm lành đến với bạn là gì? Đó à bạn đã tránh được nguy cơ xảy ra tai nạn cho bản thân và cho người khác. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng hãy thử nghĩ đến việc nếu bạn thử không dừng đèn đỏ thì biết đâu bạn đã gây ra một tai nạn nào đó mà thiệt hại lại lớn vô cùng. Đó chính là một minh chứng cơ bản cho việc “Ở hiền thì gặp lành”
Từ xa xưa, trong mỗi câu chuyện bà kể, tôi đều được nghe về các ông bụt, bà tiên đã hiện ra và giúp đỡ cô Tấm, nàng lọ lem ngay khi họ tuyệt vọng nhất. Bà tôi nói rằng, đó là vì họ là những con người lương thiện , có tấm lòng nhân hậu, vị tha nên khi gặp khó khăn, họ ắt sẽ nhận được sự giúp đỡ, và được đền đáp một cách xứng đáng. Tuy ở cuộc sống hiện đại này, chúng ta cũng chẳng phải cô Tấm hay nàng lọ lem ấy, thế nhưng, chân lý “ Ở hiền gặp lành” vẫn hoàn toàn đúng đắn và có ý nghĩa. Chẳng ai mà không yêu quý những con người sống lương thiện, giàu lòng vị tha, luôn giúp đỡ những người xung quanh, nó đen lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Tất nhiên, trong xã hội ngày hôm nay, không phải cứ hoàn toàn ai “ở hiền” thì sẽ “gặp lành”, nhất là trong một xã hội mà vẫn còn đầy rẫy những cạm bẫy, tệ nạn, mối nguy hiểm. Bạn không thể cứ hiền lành, cổ vũ, giúp đỡ những kẻ xấu xa, những điều sai trái trong xã hội. Ta cần phải tỉnh táo, phân biệt được đâu là đúng đâu là sai, để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những con người mà sống ích kỷ, xấu xa, là mối nguy hại của xã hội thì ắt cũng sẽ bị trừng phạt và nhận kết cục xứng đáng. Giống như hai mẹ con Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh hay mẹ con Cám trong câu chuyện Tấm Cám vậy. Muốn “ ở hiền” để “gặp lành” thì phải xuất phát từ chính trái tim, từ cái tâm của chính mình, thay vì chạy theo số đông, làm những việc để mưu cầu lợi ích vì “gieo nhân nào, gặt quả nấy”.
Mối quan hệ nhân quả trong cuộc sống dù là với bất kỳ ai, bất kỳ thời đại nào cũng vẫn luôn đúng đắn. Thế hệ chúng ta hôm nay, cần giữ gìn và phát huy những bài học đạo lý muôn đời của ông cha ta
Giải thích ngắn gọn nghĩa Ở hiền gặp lành
Câu tục ngữ đã bàn về mối quan hệ nhân-quả trong cuộc sống. “Ở hiền” tức là sống một cách tử tế, hiền lành, làm những điều tốt đẹp, không xấu xa, phạm pháp,...”Lành” ở đây mang nghĩa là những thành quả, niềm vui, hạnh phúc mà ta đạt được khi sống thiện lành. Như vậy, qua câu tục ngữ ngắn gọn mà sâu sắc kia, ông cha ta đã gửi gắm một bài học đạo lý giàu ý nghĩa. Trong cuộc sống, khi con người ta ăn ở tốt, làm những điều tốt đẹp, sống hiền lành, nhân hậu, có ích với cuộc đời thì sẽ được đền đáp thành quả một cách xứng đáng, nhận được những may mắn, thành công.
Bài văn mẫu giải thích câu “Ở hiền gặp lành”
Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc rút biết bao những bài học hay, giàu ý nghĩa trong cuộc sống. Và một trong số đó chính là bài học về mối quan hệ nhân - quả, về cách làm người phải sống có tâm, có ích, ăn ở tốt thì mới có thể gặp được những điều tốt đẹp. Phải chăng vì thế ông cha ta đã có câu “Ở hiền gặp lành”.
Chỉ với 4 chữ ngắn gọn, cùng cách nói khẳng định, “ở hiền” có thể hiểu là sống hiền lành, tốt bụng, sống có ích, có ý nghĩa , không làm những điều xấu xa, trái với quy luật. “Gặp lành” tức là gặp được, đạt được những điều tốt, sự thành công, niềm vui, sự đền đáp từ cuộc sống hoặc chính những người xung quanh. Có thể nói, thế hệ trước đã nhắn nhủ với thế hệ sau một quan niệm đạo lý thật lớn lao, đạo lý về việc sống có tâm, sống tốt đẹp, luôn vị tha, giúp đỡ người khác thì ắt sẽ đạt được những điều lành, được đền đáp một cách xứng đáng.
Thế giới này không phải là của riêng một ai. Mỗi người chúng t là một cá thể trong mỗi tập thể của thế giới bao la, rộng lớn này. Vì thế, việc đối nhân xử thế, là một điều rất quan trọng. Khi ta đối xử tốt, giúp đỡ với người khác, ta cũng sẽ nhận lại được sự giúp đỡ tương tự vào lần sau; khi ta làm một việc tốt, tâm hồn ta thanh thản; khi ta chấp hành theo một luật lệ nào đó, ta sẽ đem lại sự an toàn cho bản thân,...Điềm lành có thể với mỗi người, mỗi hoàn cảnh sẽ là khác nhau, dù là lớn hay nhỏ. Đơn giản, như việc ta dừng đèn đỏ theo đúng quy định , đó cũng là một minh chứng cho việc bạn đã “ở hiền”, và điềm lành đến với bạn là gì? Đó à bạn đã tránh được nguy cơ xảy ra tai nạn cho bản thân và cho người khác. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng hãy thử nghĩ đến việc nếu bạn thử không dừng đèn đỏ thì biết đâu bạn đã gây ra một tai nạn nào đó mà thiệt hại lại lớn vô cùng. Đó chính là một minh chứng cơ bản cho việc “Ở hiền thì gặp lành”
Từ xa xưa, trong mỗi câu chuyện bà kể, tôi đều được nghe về các ông bụt, bà tiên đã hiện ra và giúp đỡ cô Tấm, nàng lọ lem ngay khi họ tuyệt vọng nhất. Bà tôi nói rằng, đó là vì họ là những con người lương thiện , có tấm lòng nhân hậu, vị tha nên khi gặp khó khăn, họ ắt sẽ nhận được sự giúp đỡ, và được đền đáp một cách xứng đáng. Tuy ở cuộc sống hiện đại này, chúng ta cũng chẳng phải cô Tấm hay nàng lọ lem ấy, thế nhưng, chân lý “ Ở hiền gặp lành” vẫn hoàn toàn đúng đắn và có ý nghĩa. Chẳng ai mà không yêu quý những con người sống lương thiện, giàu lòng vị tha, luôn giúp đỡ những người xung quanh, nó đen lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Tất nhiên, trong xã hội ngày hôm nay, không phải cứ hoàn toàn ai “ở hiền” thì sẽ “gặp lành”, nhất là trong một xã hội mà vẫn còn đầy rẫy những cạm bẫy, tệ nạn, mối nguy hiểm. Bạn không thể cứ hiền lành, cổ vũ, giúp đỡ những kẻ xấu xa, những điều sai trái trong xã hội. Ta cần phải tỉnh táo, phân biệt được đâu là đúng đâu là sai, để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những con người mà sống ích kỷ, xấu xa, là mối nguy hại của xã hội thì ắt cũng sẽ bị trừng phạt và nhận kết cục xứng đáng. Giống như hai mẹ con Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh hay mẹ con Cám trong câu chuyện Tấm Cám vậy. Muốn “ ở hiền” để “gặp lành” thì phải xuất phát từ chính trái tim, từ cái tâm của chính mình, thay vì chạy theo số đông, làm những việc để mưu cầu lợi ích vì “gieo nhân nào, gặt quả nấy”.
Mối quan hệ nhân quả trong cuộc sống dù là với bất kỳ ai, bất kỳ thời đại nào cũng vẫn luôn đúng đắn. Thế hệ chúng ta hôm nay, cần giữ gìn và phát huy những bài học đạo lý muôn đời của ông cha ta