Cửa gỗ công nghiệp MDF

Cửa gỗ công nghiệp cao cấp MDF hiện nay đang là sản phẩm được sử dụng phổ biến. Loại cửa hiện đại này có mẫu mã đẹp, giá thành lại hợp lý nên được đông đảo khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên ưu điểm và nhược điểm mà chúng đem lại như thế nào và liệu nó có phải là sự lựa chọn hợp lý hay không?

>>> Nguồn: https://truongnguyenluxury.com/tin-tuc/cua-go-cong-nghiep-la-gi/

Phân loại ván MDF: Gỗ MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia.

MDF trơn: Khi sử dụng thường được sơn PU.

MDF chịu nước gọi là MDF lõi xanh: được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, dành cho những nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao.

MDF Veneer: là tấm MDF được dán một lớp ván lạng Veneer mỏng để hoàn thiện bề mặt. Có thể là Veneer xoan đào, sồi, Ash, căm xe,… Khi đó các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF Veneer sẽ trông không khác gỗ tự nhiên. Thậm chí, gỗ MDF còn đẹp hơn nhờ nét căng phẳng và có thể ghép nhiều loại vân gỗ khác nhau, thích hợp cho phong cách nội thất hiện đại, tân cổ điển.

Ưu điểm:

- Giá thành rẻ hơn so với cửa gỗ tự nhiên nhưng cao hơn cửa gỗ HDF.

- Thẩm mỹ đẹp đa dạng màu sắc phủ sơn hoặc phủ Verneer.

Nhược điểm:

- Mẫu cửa không làm được huỳnh âm như cửa HDF; chỉ có thể làm mẫu trơn hoặc soi chỉ âm hoặc dán chỉ nhôm.

- Không chịu được nước, vì vậy chỉ dùng làm cửa thông phòng.

- Không chịu được nắng trực tiếp vì vậy chỉ sử dụng làm cửa thông phòng.

Cửa gỗ công nghiệp HDF

HDF (High Density Fiberboard) – Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF. Gỗ công nghiệp HDF được tạo thành từ 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các chất phụ gia làm tăng độ kết dính cho gỗ.

Có Panel định hình 2 Panel, 3 panel, 6 Panel hoặc có thể theo mẫu thiết kế sẵn. Vì thế, cửa HDF thường được sử dụng cho các công trình nhà ở dân dụng và thường được dùng làm cửa thông phòng, cửa phòng ngủ, đồ nội thất trong nhà, tấm vách ngăn tường, vách ngăn phòng. Bề mặt HDF tạo được bởi các thớ và vân nên gần giống như gỗ thật. Còn tấm HDF nguyên thủy có màu vàng như giấy bìa carton.

Phân loại ván HDF: Gỗ HDF nhận biết bằng mắt thường sẽ thấy toát lên màu sắc sáng và đồng nhất, dùng tay cảm nhận rõ độ cứng, mịn, nhẵn, phẳng của gỗ.

Ván gỗ HDF lõi vàng: Không chống ẩm

Ván gỗ HDF xanh: Có khả năng chống ẩm

Ván gỗ HDF đen: Có khả năng chống ẩm và cứng hơn lõi xanh

Ưu điểm:

- Giá thành rẻ, thẩm mỹ đẹp, có mẫu hình và mẫu trơn.

- Mẫu mã đa dạng cánh cửa có huỳnh âm.

Nhược điểm:

- Không chịu được nước, và ẩm vì vậy chỉ dùng làm cửa thông phòng. Nếu thi công cửa nhà vệ sinh, phòng tắm phải đảm bảo được che bởi kiếng hoặc vải nhựa.

-

- Không chịu được nắng trực tiếp vì vậy chỉ sử dụng làm cửa thông phòng.

Cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer

Veneer chính là gỗ tự nhiên uy nhiên được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên. Gỗ veneer chỉ dày từ 1Rem cho đến 2ly là nhiều. Một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ veneer. Gỗ veneer có rất nhiều loại, tùy thuộc vào loại gỗ tự nhiên làm ra chúng. Sau khi được lạng, gỗ veneer sẽ đóng vai trò là lớp gỗ dán lên bề mặt các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau. Như gỗ HDF, MDF, gỗ ván dán, gỗ figer, gỗ ván dăm…để tạo nên các sản phẩm nội thất giống như làm từ gỗ tự nhiên thật. Hiện nay trên thị trường đang thịnh hành một số loại gỗ veneer đó là gỗ veneer cao cấp và gỗ công nghiệp, ván công nghiệp phủ veneer.