Cần phải lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé vì nhổ răng sữa sẽ được ví như một cột mốc trong sự phát triển của con bạn. Nhưng một vài chiếc răng sữa đầu tiên khi bị mất sẽ có thể khiến cho trẻ cảm thấy không quen và hoảng sợ. Mình hãy bắt đầu cùng [URL="https://shinbidental.tumblr.com"]Shinbi Dental[/URL] bắt đầu tìm hiểu nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà nhé.

Cầm máu cho trẻ khi nhổ răng sữa

Có rất nhiều em bé đã khóc hoặc kinh hãi khi thấy máu bắt đầu chảy trong khoang miệng của mình sau khi tiến hành nhổ răng sữa.

Trước khi nhổ răng hãy giải thích cho bé đây là một hiện tượg bình thường và sau đó cha mẹ sẽ có thể hướng dẫn trẻ cách thức cầm máu như sau:

Gấp bông nhiều lần để tạo ra một lớp bông dày và sau đó hướng dẫn bé tiến hành cắn bông vào chiếc răng vừa mới nhổ.
Thay bông mới khi chúng đã ướt.
Để yên trong vòng 20-30 phút.

Trong trường hợp máu vẫn chảy sau đó cha mẹ hãy nhớ:

Gấp bông nhiều lần rồi làm ẩm bằng nước hơi ấm và sạch. Tiếp theo, đặt bông nhẹ nhàng lên chiếc răng mới nhổ. Cắn chặt miếng bông đó trong vòng 30 phút và khi thấy bông ướt cha mẹ có thể thay bông cho bé.
Không cho bé động tay đẩy lưỡi hay tác động bất cứ thứ gì lên những vùng răng mới nhổ.

Xem thêm : [URL="https://shinbidental.tumblr.com/post/189244583857/l%C3%A0m-c%E1%BA%A7u-r%C4%83ng-c%C3%B3-t%E1%BB%91t-hay-kh%C3%B4ng-%C4%91%E1%BB%99-b%E1%BB%81n-l%C3%A0-bao-nhi%C3%AAu"]Làm cầu răng có tốt hay không? Độ bền là bao nhiêu lâu?[/URL]

Giảm đau và sưng cho bé

Khi bé cáu gắt khó chịu hay biếng ăn là một các biểu hiện thường thấy của bé sau khi nhổ răng sữa. Lý do có thể là do trẻ em cảm thấy đau nhức và bị sưng tấy. Cha mẹ có thể giảm bớt lại sự đau đớn dó cho con bằng cách chướm đá lên vùng bị sưng. Sau vài ngày không thấy bé đỡ hơn mà còn sốt hoặc bị nôn nhiều lần cha mẹ phải đưa con đi khám ngay lập tức.

Đảm bảo quá trình hình thành máu đông

Sau khi bé nhổ răng sữa những cục máu đông này sẽ xuất hiện trong vùng ổ răng. Điều này sẽ bình thường và là một biểu hiện tích cực thông báo vết thương đang dần lành lại.

Lúc này cha mẹ cần lưu ý:

Không cho bé hút ống trong thời gian 24 giờ sau khi nhổ ẳng.
Không để bé súc miệng mạnh.
Không uống đồ uống có ga.
Không đánh răng lên trên vùng nướu vừa nhổ.
Không nên để bé vận động mạnh hoặc là nô đùa trong 24 giờ sau khi nhổ răng.

Chế độ ăn uống sau khi thay răng sữa cho trẻ

Uống nhiều nước, không uống nước nóng.
Ăn các món lỏng và mềm khi vết thương còn đau.
Không ăn đồ ăn nóng.
Hạn chế đồ ngọt.
Không ăn những thực phẩm giòn như khoai tây chiên hay bỏng ngô,…

Một số thực phẩm có thể kích thích được quá trình lành thương nhanh hơn:

Bơ.
Chuối.
Nước dùng ( nước thịt bò, nước thịt gà, nước rau luộc).
Cháo, Súp.
Nước ép.
Sữa chua.
Cá hồi.
Khoai tây nghiền.
Vệ sinh răng miệng cho bé
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng bằng bàn chải.
Sử dụng bàn chải lông mềm và không cọ xát vào khu vực nướu bị đau.
Chải lưỡi đều đặn.
Lựa chọn kem đánh răng hợp cho bé.
Thay răng sữa ở trẻ em là một hiện tượng bình thường nhưng lại rất có phần ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. Vì vậy cha mẹ cần nắm rõ thời gian bé thay răng sữa cũng như những lưu ý về việc chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng cho bé sau khi tiến hành nhổ răng để đảm bảo trẻ có một hàm răng chắc khỏe.