Con bạn đã quá ngán với những món thịt cá hàng ngày. Bé trở nên không còn hứng thú với bữa ăn do mẹ chuẩn bị. Bạn lo lắng vì lúc nào bạn cũng muốn cung cấp cho con đầy đủ dinh dưỡng để con phát triển toàn diện và khoẻ mạnh. Vậy tại sao bạn không nghĩ đến cua nhỉ? Cùng tìm hiểu một chút về loại hải sản này đối với sức khoẻ con yêu của mình nhé!
Thành phần dinh dưỡng của cua
Thành phần dinh dưỡng của cua biển rất phong phú, có nhiều vitamin nhất là vitamin nhóm B. Ngoài ra thịt cua có nhiều khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, kẽm, …
Cua biển còn chứa một hàm lượng axit béo Omega 3 rất tốt cho sự phát triển của não bộ, tốt cho tim mạch.
Bạn có thể lo lắng vì hàm lượng Cholesterol trong cua sẽ ảnh hưởng đến bé, tuy nhiên theo như mình tìm hiểu thì hàm lượng Cholesterol trong thịt gà và thịt thăng nằm ở khoảng 40-50mg/kg, thì trong thịt cua hàm lượng Cholesterol là 30-56mg/kg. Vì vậy các bạn cũng không cần lo lắng nhiều nữa nhé.
Cách chọn mua cua :
Khi chọn mua cua biển, bạn nên chọn những con còn sống. Ngoài ta bạn cũng nên nhìn thấy yếm to, bám chắc vào thân cua, hai càng và các que thì hoạt động nhanh nhẹn thì thịt cua mới chắc và ngọt được.
Lúc nào thì cho trẻ ăn cua:
- Bạn nên cho trẻ ăn cua khi bé đã trên 12 tháng tuổi, số lượng ăn từ ít đến nhiều.
- Bạn không nên cho trẻ ăn gạch cua vì sẽ dễ gây khó tiêu cho bé.
- Đối với những bạn cho bé ăn cua sớm mà có hiện tượng bị dị ứng thì nên ngưng ngay, không sử dụng tiếp. Khi bé lớn hơn 12 tháng thì hãy cho bé ăn lại, nếu vẫn tiếp tục dị ứng thì không nên cho bé ăn, còn nếu không thì có thể cho bé ăn tiếp.
- Bạn nên cho con ăn buổi trưa hay xế, không nên cho con ăn tối quá hay mới sáng sớm đã cho con ăn.
- Dù ăn trực tiếp, nấu cháo, nấu soup hay xào miến thì bạn cũng nên cho con ăn lúc còn ấm ấm, không nên cho bé ăn nguội quá vừa làm mất dinh dưỡng, vừa có mùi tanh dễ làm bé bị khó chịu dễ nôn và gây đầy bụng.
Những cấm kị khi ăn cua:
- Không ăn cua đã chết: khi cua chết, vi khuẩn phát triển mạnh có thể tạo thành chất độc hại cho cơ thể.
- Luộc chín nhưng để lâu: sau khi luộc cua hay chế biến xong thì ăn ngay, không nên để lâu nguội đi sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
- Không ăn cua sống: thịt cua có rất nhiều nang trứng đỉa phổi, ăn vào rất nguy hiểm, chính vì vậy cua cần được nấu chín trước khi ăn.
- Không ăn dạ dày cua: vì có nhiều chất cặn bả và vi khuẩn.
- Những người bị dị ứng với cua tuyệt đối không được ăn.
- Không ăn chung với quả hồng: chất tannin sẽ tác dụng với protein trong thịt cua gây đau bụng, tiêu chảy, nôn ói.
- Người bị tì vị hư hàn: do tính hàn của thịt cua nên những người bị bệnh này không nên ăn thịt cua, nếu lỡ ăn vào và bị tiêu chảy thì dùng 5 lá tía tô cùng 6 lát gừng tươi, chưng cách thuỷ sau đó uống khi còn nóng sẽ giúp giảm triệu chứng trên.
- Những người bị sỏi thận,sỏi mật, mỡ trong máu…. thì không nên ăn thịt cua.
- Ngoài ra nếu bị đau dạ dày, cảm sốt cũng không nên ăn thịt cua.
Thành phần dinh dưỡng của cua
Thành phần dinh dưỡng của cua biển rất phong phú, có nhiều vitamin nhất là vitamin nhóm B. Ngoài ra thịt cua có nhiều khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, kẽm, …
Cua biển còn chứa một hàm lượng axit béo Omega 3 rất tốt cho sự phát triển của não bộ, tốt cho tim mạch.
Bạn có thể lo lắng vì hàm lượng Cholesterol trong cua sẽ ảnh hưởng đến bé, tuy nhiên theo như mình tìm hiểu thì hàm lượng Cholesterol trong thịt gà và thịt thăng nằm ở khoảng 40-50mg/kg, thì trong thịt cua hàm lượng Cholesterol là 30-56mg/kg. Vì vậy các bạn cũng không cần lo lắng nhiều nữa nhé.
Cách chọn mua cua :
Khi chọn mua cua biển, bạn nên chọn những con còn sống. Ngoài ta bạn cũng nên nhìn thấy yếm to, bám chắc vào thân cua, hai càng và các que thì hoạt động nhanh nhẹn thì thịt cua mới chắc và ngọt được.
Lúc nào thì cho trẻ ăn cua:
- Bạn nên cho trẻ ăn cua khi bé đã trên 12 tháng tuổi, số lượng ăn từ ít đến nhiều.
- Bạn không nên cho trẻ ăn gạch cua vì sẽ dễ gây khó tiêu cho bé.
- Đối với những bạn cho bé ăn cua sớm mà có hiện tượng bị dị ứng thì nên ngưng ngay, không sử dụng tiếp. Khi bé lớn hơn 12 tháng thì hãy cho bé ăn lại, nếu vẫn tiếp tục dị ứng thì không nên cho bé ăn, còn nếu không thì có thể cho bé ăn tiếp.
- Bạn nên cho con ăn buổi trưa hay xế, không nên cho con ăn tối quá hay mới sáng sớm đã cho con ăn.
- Dù ăn trực tiếp, nấu cháo, nấu soup hay xào miến thì bạn cũng nên cho con ăn lúc còn ấm ấm, không nên cho bé ăn nguội quá vừa làm mất dinh dưỡng, vừa có mùi tanh dễ làm bé bị khó chịu dễ nôn và gây đầy bụng.
Những cấm kị khi ăn cua:
- Không ăn cua đã chết: khi cua chết, vi khuẩn phát triển mạnh có thể tạo thành chất độc hại cho cơ thể.
- Luộc chín nhưng để lâu: sau khi luộc cua hay chế biến xong thì ăn ngay, không nên để lâu nguội đi sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
- Không ăn cua sống: thịt cua có rất nhiều nang trứng đỉa phổi, ăn vào rất nguy hiểm, chính vì vậy cua cần được nấu chín trước khi ăn.
- Không ăn dạ dày cua: vì có nhiều chất cặn bả và vi khuẩn.
- Những người bị dị ứng với cua tuyệt đối không được ăn.
- Không ăn chung với quả hồng: chất tannin sẽ tác dụng với protein trong thịt cua gây đau bụng, tiêu chảy, nôn ói.
- Người bị tì vị hư hàn: do tính hàn của thịt cua nên những người bị bệnh này không nên ăn thịt cua, nếu lỡ ăn vào và bị tiêu chảy thì dùng 5 lá tía tô cùng 6 lát gừng tươi, chưng cách thuỷ sau đó uống khi còn nóng sẽ giúp giảm triệu chứng trên.
- Những người bị sỏi thận,sỏi mật, mỡ trong máu…. thì không nên ăn thịt cua.
- Ngoài ra nếu bị đau dạ dày, cảm sốt cũng không nên ăn thịt cua.