Bà ngoại tôi đã gần tám mươi tuổi và vẫn giữ thói quen gọi lũ cháu chắt bằng những cái tên liên quan đến hạt thóc. Nào thóc chiêm, thóc mùa, thóc nếp, thóc tẻ, thóc hương.. Thoáng nghe thấy thật kì cục. Cháu chắt đầy nhà, tuyệt nhiên bà chẳng nhớ tên đứa nào cả. Các dì, các cậu tôi hay kêu ca: Bà già quá nên lẩm cẩm mất rồi. Tôi thì nghĩ khác, ngay từ khi bà còn minh mẫn bà đã quen gọi thế rồi, đối với bà, mỗi hạt thóc vàng đèo bòng cả kho kí ức. Chị em tôi, đứa lên năm, đứa lên ba đã về sống với bà. Bố mẹ tôi dắt díu nhau đi tứ xứ tìm kế sinh nhai. Làng tôi ven sông, những nếp nhà dựa vào chân núi, hẻo lánh và đói nghèo. Nông dân bốn màu lam lũ với ruộng đồng, làm thuê, cuốc mướn, vậy mà vẫn không đủ ăn. Gia đình tôi cũng không là ngoại lệ. Tôi còn nhớ vẹn nguyên mùi của ban mai với rơm rạ vương vít, mùi của hoàng hôn ấm sực hơi bùn, mùi của đêm khuya nho nhờ miếng trầu trong miệng bà phả lại.
Khi làng quê lân cận gặt xong chừng vài tháng, bà hay đánh thức tôi vào những buổi tinh sương, chân trần đầu đội nón mê tay dắt tôi ra khỏi làng. Bóng hai bà cháu liêu xiêu đổ trên những kênh mương, những đồng lúa bơ phờ sau mùa gặt. Tôi hỏi bà: Bà cháu mình đi đâu? Bà đưa bàn tay nhăn nheo ra hiệu: Bí mật. Đi hết quãng đường rất xa, đến những chân ruộng úa vàng, lơ phơ những bông lúa tái sinh hạt lép hạt mẩy lẫn lộn, bà ngả nón mê, bàn tay gân guốc thoăn thoát tuốt những từng bông lúa vừa đông sữa, vỏ vẫn còn xanh. Non trưa, bà lại dắt tôi lần theo con đường cũ về làng, tay đeo bao ruột tượng, chân bước vội vàng, vừa vấp vào niềm vui, vừa vấp vào sỏi đá. Đêm đến, mùi sữa lúa len lỏi trong giấc ngủ của tôi. Bà thúc một mình trong căn bếp rạ, trút từng giá lúa non vào nồi nước để luộc cho sữa lúa đông cứng, sáng mai còn kịp hong khô giã gạo. Sau này, tôi đã đi nhiều nơi, nếm nhiều thóc gạo, nội địa có, nhập khẩu có, những vẫn không thấy thứ thóc nào xanh mát, dẻo thơm tận cùng được cóp nhặt từ những bông lúa hẩm hiu của bà.
Ngày mùa với bà là chuỗi thời gian may mắn. Bà vấn tóc, xắn quần gặt hái, phơi thóc, phơi rơm.. tưởng chừng không biết mệt. Thóc chất đóng tróng nhà rồi, chiều chiều bà lại cầm chiếc chổi cùn, chiếc ghế con, và thúng mẹt, dần sàng đưa chị em tôi ra đường quê lộng gió. Bà nhường chị em tôi chiếc ghế, nơi người ta mới gom rơm về, bà cặm cụi ngồi quét từng hạt thóc rơi vãi lẫm vào cát bụi, đá dăm. Nhiều năm về sau, cuộc sống gia đình khấm khá hơn, mỗi lần các dì, các cậu phóng xe trên đê, thấy bà quét thóc lại kêu than: "Mẹ định bêu mặt chúng con, để làng nước chê cười con bỏ đói mẹ". Bà im lặng, ngẩn người nhìn mãi về phía tây, ráng chiều cháy đỏ, cuối cùng, buông thõng một câu như trẻ con biết tội: Ừ, mẹ về vậy. Cứ vài ngày sẽ có một buổi sáng bà đem cho chúng tôi đĩa bánh cuốn, bát bún lá, bánh xèo nóng hổi. Người lớn nhìn nhau cười hinh hích: Bà tích cóp được nhiều vốn liếng nên bớt chút mua quà cho cháu đấy. Chỉ lũ trẻ con chúng tôi biết, những đĩa bánh bún đầy vun kia với bà là thứ quà quá đỗi xa hoa. Bà đã đổi những cân thóc lén lút lượm nhặt, sàng sẩy sau mùa gặt, tất cả dành cho đám người lớn, trẻ con vô tư, xốc nổi.
Ngày tôi đi lấy chồng, bà chống gậy trúc tiễn ra đầu ngõ, bàn tay run rẩy, xiết chặt lấy tôi. Tôi đi được chục bước vẫn nghe bà lẩm bẩm: "Hạt thóc nếp của bà.. của bà..". Bây giờ những hạt thóc bé dại năm nào đang vương vãi khắp phố phường, đứa nhớ nhung, tiếc nuối, đứa sỗ sàng chui từ bỏ bọc từ lâu. Bà vẫn sống trong căn nhà cũ gần bến sông, giữa kho kí ức bộn bề thóc gạo. Bà của tôi vẫn mãi mãi là vụ mùa gian khó.
Khi làng quê lân cận gặt xong chừng vài tháng, bà hay đánh thức tôi vào những buổi tinh sương, chân trần đầu đội nón mê tay dắt tôi ra khỏi làng. Bóng hai bà cháu liêu xiêu đổ trên những kênh mương, những đồng lúa bơ phờ sau mùa gặt. Tôi hỏi bà: Bà cháu mình đi đâu? Bà đưa bàn tay nhăn nheo ra hiệu: Bí mật. Đi hết quãng đường rất xa, đến những chân ruộng úa vàng, lơ phơ những bông lúa tái sinh hạt lép hạt mẩy lẫn lộn, bà ngả nón mê, bàn tay gân guốc thoăn thoát tuốt những từng bông lúa vừa đông sữa, vỏ vẫn còn xanh. Non trưa, bà lại dắt tôi lần theo con đường cũ về làng, tay đeo bao ruột tượng, chân bước vội vàng, vừa vấp vào niềm vui, vừa vấp vào sỏi đá. Đêm đến, mùi sữa lúa len lỏi trong giấc ngủ của tôi. Bà thúc một mình trong căn bếp rạ, trút từng giá lúa non vào nồi nước để luộc cho sữa lúa đông cứng, sáng mai còn kịp hong khô giã gạo. Sau này, tôi đã đi nhiều nơi, nếm nhiều thóc gạo, nội địa có, nhập khẩu có, những vẫn không thấy thứ thóc nào xanh mát, dẻo thơm tận cùng được cóp nhặt từ những bông lúa hẩm hiu của bà.
Ngày mùa với bà là chuỗi thời gian may mắn. Bà vấn tóc, xắn quần gặt hái, phơi thóc, phơi rơm.. tưởng chừng không biết mệt. Thóc chất đóng tróng nhà rồi, chiều chiều bà lại cầm chiếc chổi cùn, chiếc ghế con, và thúng mẹt, dần sàng đưa chị em tôi ra đường quê lộng gió. Bà nhường chị em tôi chiếc ghế, nơi người ta mới gom rơm về, bà cặm cụi ngồi quét từng hạt thóc rơi vãi lẫm vào cát bụi, đá dăm. Nhiều năm về sau, cuộc sống gia đình khấm khá hơn, mỗi lần các dì, các cậu phóng xe trên đê, thấy bà quét thóc lại kêu than: "Mẹ định bêu mặt chúng con, để làng nước chê cười con bỏ đói mẹ". Bà im lặng, ngẩn người nhìn mãi về phía tây, ráng chiều cháy đỏ, cuối cùng, buông thõng một câu như trẻ con biết tội: Ừ, mẹ về vậy. Cứ vài ngày sẽ có một buổi sáng bà đem cho chúng tôi đĩa bánh cuốn, bát bún lá, bánh xèo nóng hổi. Người lớn nhìn nhau cười hinh hích: Bà tích cóp được nhiều vốn liếng nên bớt chút mua quà cho cháu đấy. Chỉ lũ trẻ con chúng tôi biết, những đĩa bánh bún đầy vun kia với bà là thứ quà quá đỗi xa hoa. Bà đã đổi những cân thóc lén lút lượm nhặt, sàng sẩy sau mùa gặt, tất cả dành cho đám người lớn, trẻ con vô tư, xốc nổi.
Ngày tôi đi lấy chồng, bà chống gậy trúc tiễn ra đầu ngõ, bàn tay run rẩy, xiết chặt lấy tôi. Tôi đi được chục bước vẫn nghe bà lẩm bẩm: "Hạt thóc nếp của bà.. của bà..". Bây giờ những hạt thóc bé dại năm nào đang vương vãi khắp phố phường, đứa nhớ nhung, tiếc nuối, đứa sỗ sàng chui từ bỏ bọc từ lâu. Bà vẫn sống trong căn nhà cũ gần bến sông, giữa kho kí ức bộn bề thóc gạo. Bà của tôi vẫn mãi mãi là vụ mùa gian khó.