Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
"- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.."
(Việt bắc – Tố Hữu)
Câu 1: Đoạn thơ trên tập trung làm nổi bật điều gì? Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian nào? Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy?
Câu 2: "Mười lăm năm" là khoảng thời gian nào?
Câu 3: Trong đoạn thơ ai là người lên tiếng trước?
Câu 4: Hình ảnh "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" diễn tả những cung bậc cảm xúc nào?
Câu 5: Biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 6: Sáng tạo của Tố Hữu trong việc sử dụng hình thức của đoạn thơ
Gợi Ý Câu Trả Lời
Câu 1:
Đoạn thơ trên tập trung làm nổi bật buổi chia ly đầy thắm thiết, lưu luyến và đáng nhớ.
Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian dài tham gia kháng chiến, sống đầy nghĩa tình, thiết tha, mặn nồng với đồng đội và nhân dân Việt Bắc.
Câu 2:
Mười lăm năm là khoảng thời gian từ năm 1940 khởi nghĩa Bắc Sơn đến khi chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 3:
Trong đoạn thơ người ở lại là người lên tiếng trước.
Câu 4:
Hình ảnh "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" diễn tả những cung bậc cảm xúc bồi hồi, bịn rịn, nhớ thương, lưu luyến khôn nguôi giữa người đi và kẻ ở lại.
Câu 5:
Biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ:
Điệp từ: "Nhớ"
Tác dụng: Diễn tả nỗi nhớ thương, tình cảm thắm thiết. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ: "Nhớ" nhằm nhấn mạnh cảm xúc, giúp người đọc cảm thấy nỗi nhớ tuy nhẹ nhàng, đơn giản nhưng thật da diết, khôi nguôi.
Hình ảnh hoán dụ: "Áo chàm"
Tác dụng: Hình ảnh: "Áo chàm" thể hiện tình cảm của quân dân Việt Bắc giản dị, mộc mạc mà chân thành.
Câu 6: Sáng tạo của Tố Hữu trong việc sử dụng hình thức của đoạn thơ:
Sử dụng cặp đại từ xưng hô: Mình - ta.
"Mình về mình có nhớ ta"
"Mình về mình có nhớ không"
Từ: "Mình" tác giả sử dụng để chỉ những người cán bộ. Còn từ: "Ta" chỉ người Việt Bắc.
Tác giả sử dụng đại từ xưng hô: "Mình - ta" gần gũi, thân thiết, giàu tình nghĩa từng được dùng trong ca dao, dân ca.
"- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.."
(Việt bắc – Tố Hữu)
Câu 1: Đoạn thơ trên tập trung làm nổi bật điều gì? Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian nào? Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy?
Câu 2: "Mười lăm năm" là khoảng thời gian nào?
Câu 3: Trong đoạn thơ ai là người lên tiếng trước?
Câu 4: Hình ảnh "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" diễn tả những cung bậc cảm xúc nào?
Câu 5: Biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 6: Sáng tạo của Tố Hữu trong việc sử dụng hình thức của đoạn thơ
Gợi Ý Câu Trả Lời
Câu 1:
Đoạn thơ trên tập trung làm nổi bật buổi chia ly đầy thắm thiết, lưu luyến và đáng nhớ.
Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian dài tham gia kháng chiến, sống đầy nghĩa tình, thiết tha, mặn nồng với đồng đội và nhân dân Việt Bắc.
Câu 2:
Mười lăm năm là khoảng thời gian từ năm 1940 khởi nghĩa Bắc Sơn đến khi chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 3:
Trong đoạn thơ người ở lại là người lên tiếng trước.
Câu 4:
Hình ảnh "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" diễn tả những cung bậc cảm xúc bồi hồi, bịn rịn, nhớ thương, lưu luyến khôn nguôi giữa người đi và kẻ ở lại.
Câu 5:
Biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ:
Điệp từ: "Nhớ"
Tác dụng: Diễn tả nỗi nhớ thương, tình cảm thắm thiết. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ: "Nhớ" nhằm nhấn mạnh cảm xúc, giúp người đọc cảm thấy nỗi nhớ tuy nhẹ nhàng, đơn giản nhưng thật da diết, khôi nguôi.
Hình ảnh hoán dụ: "Áo chàm"
Tác dụng: Hình ảnh: "Áo chàm" thể hiện tình cảm của quân dân Việt Bắc giản dị, mộc mạc mà chân thành.
Câu 6: Sáng tạo của Tố Hữu trong việc sử dụng hình thức của đoạn thơ:
Sử dụng cặp đại từ xưng hô: Mình - ta.
"Mình về mình có nhớ ta"
"Mình về mình có nhớ không"
Từ: "Mình" tác giả sử dụng để chỉ những người cán bộ. Còn từ: "Ta" chỉ người Việt Bắc.
Tác giả sử dụng đại từ xưng hô: "Mình - ta" gần gũi, thân thiết, giàu tình nghĩa từng được dùng trong ca dao, dân ca.