Đọc hiểu: 21 bài học cho thế kỉ XXI - Yuval Noah Harari
Đọc đoạn trích sau:
Công nghệ có thể giúp bạn rất nhiều, nhưng nếu công nghệ chiếm được quá nhiều quyền lực đối với cuộc đời bạn, bạn có thể trở thành con tin cho lịch trình của nó.. Công nghệ không xấu. Nếu bạn biết mình muốn gì ở đời, công nghệ có thể giúp bạn có được nó. Nhưng nếu bạn không biết mình muốn gì ở đời, công nghệ sẽ rất dễ dàng định hình các mục tiêu của bạn giúp cho bạn và kiểm soát cuộc đời bạn. Đặc biệt là khi công nghệ ngày càng giỏi thấu hiểu con người, bạn có thể thấy mình ngày càng phục vụ cho nó, thay vì nó phục vụ cho bạn. Bạn đã thấy những cái xác sống lượn lờ trên phố trong khi dán mặt vào màn hình chưa? Bạn nghĩ họ kiểm soát công nghệ hay công nghệ kiểm soát họ [..]
Khi công nghệ sinh học cải tiến, việc thao túng các cảm xúc và khao khát sâu kín nhất của con người sẽ ngày càng dễ dàng và cứ đi theo trái tim sẽ càng nguy hiểm hơn bao giờ hết. Khi Coca Cola, Amazon, Baidu biết cách giật dây trái tim và bấm nút trí não bạn, liệu bạn còn có thể nhận ra sự khác biệt giữa bản thể của mình và các chuyên gia marketing của họ không?
Để hiểu rõ mình là gì và mong muốn gì từ cuộc đời, điều này, hiển nhiên, chính là lời khuyên cổ xưa nhất trong sách vở: Biết mình. Trong vài ngàn năm, các triết gia và nhà tiên tri đã thúc giục mọi người phải biết mình. Nhưng lời khuyên này chưa bao giờ cấp thiết như trong thế kỉ XXI vì không như thời của Lão Tử hay Socrates, giờ ta đang có một cuộc cạnh tranh nghiêm túc. Coca Cola, Amazon, Baidu đang chạy đua để giải mã bạn. Không phải điện thoại thông minh, máy tính và tài khoản ngân hàng của bạn; họ đang chạy đua để giải mã bạn và hệ thống vận hành hữu cơ của bạn. Bạn có lẽ đã nghe rằng chúng ta đang sống trong thời đại giải mã máy tính. Nhưng đấy thậm chí không phải là một nửa sự thật. Trên thực tế, chúng ta đang sống trong thời đại mở khóa con người.
Các thuật toán ngay lúc này đang theo dõi bạn, chúng theo dõi nơi bạn đi, cái bạn mua, người bạn gặp. Chẳng mấy chốc, chúng giám sát mọi bước đi, hơi thở và nhịp tim của bạn. Chúng đang dựa vào Big Data và học máy để hiểu bạn ngày càng rõ. Và khi các thuật toán này hiểu bạn hơn bạn hiểu bản thân, chúng có thể kiểm soát và thao túng bạn.
(Theo 21 bài học cho thế kỉ XXI, Yuval Noah Harari, NXB Thế giới 2020, tr. 328-329)
Trả lời câu hỏi:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Đoạn trích nêu lên mặt trái của công nghệ như thế nào?
Câu 3. Em hiểu "thời đại mở khóa con người" nghĩa là như thế nào?
Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả trong đoạn trích không? Vì sao?
Câu 5. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Làm thế nào để con người không bị công nghệ thao túng?
Gợi ý đọc hiểu:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Phương thức nghị luận.
Câu 2. Đoạn trích nêu lên mặt trái của công nghệ:
+ thao túng các cảm xúc và khao khát sâu kín nhất của con người
+ chúng có thể kiểm soát và thao túng bạn..
Câu 3. "Thời đại mở khóa con người" nghĩa là: Thời đại mà công nghệ đang ngày càng can thiệp sâu vào những bí mật riêng tư, kiểm soát và giải mã tất cả mọi thứ thuộc về con người, còn con người thì ngày càng phụ thuộc vào công nghệ.
Câu 4.
- Quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên phản ánh chính xác những gì đang diễn ra trong cuộc sống con người thời đại công nghệ lên ngôi: Công nghệ ngày càng thao túng cuộc sống con người, tham gia vào quá trình giải mã con người, con người phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Quan điểm của tác giả là khách quan, tôi đồng tình với quan điểm này.
- Lí giải: Trong thực tế, công nghệ đang thể hiện quyền lực của nó: Nó ngày càng thấu hiểu con người, chi phối cảm xúc của con người, tham gia vào đời sống riêng tư của con người: Theo dõi nơi bạn đi, bạn đến, người bạn gặp, có thể theo dõi cả nhịp tim, hơi thở.. nghĩa là nó ngày càng hiểu rõ con người bạn. Khi công nghệ hiểu rõ con người đồng nghĩa với việc công nghệ đang thao túng con người. Biểu hiện cảu sự thao túng dễ nhận thấy nhất là con người đang phụ thuộc vào công nghệ: Phụ thuộc vào máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử thông minh..
Câu 5. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Làm thế nào để con người không bị công nghệ thao túng?
Các thiết bị kỹ thuật số giờ đây ngày càng thông minh và ngày càng giống như một loại chất gây nghiện mới. Chúng khiến con người bị thao túng, phụ thuộc vào chúng (mặc dù chính con người đã tạo ra những thứ đó). Làm thế nào để chúng ta thoát khỏi cái bẫy mà chính chúng ta giăng ra cho mình? Để không bị công nghệ thao túng, chúng ta cần nhận diện một cách sáng suốt những thiết bị công nghệ nào thực sự hữu ích trong cuộc sống con người, có thể sử dụng nó mà không bị ảnh hưởng, đồng thời cũng phải kiểm điểm lại những thiết bị công nghệ đang gây nguy hại cho con người khi chúng ta quá phụ thuộc vào nó, như điện thoại, ipad, máy tính, ti vi.. Khi sử dụng chúng quá nhiều, con người sẽ rất dễ lãng phí thời gian vào đó, đắm chìm trong thế giới ảo, quên đi sự kết nối với thế giới thực. Vậy nên, mỗi chúng ta phải biết đặt ra thời gian biểu cho bản thân, thực hiện một cách nghiêm túc. Mỗi người cần có quyết tâm cao trong việc loại trừ dần sự lệ thuộc của bản thân vào công nghệ. Hãy tập cho mình những thói quen lành mạnh, tạo cho mình những thú vui bổ ích, thay thói quen xấu bằng những thói quen tốt.. Chúng ta cần kết nối nhiều hơn với thế giới thực bằng việc dứt khoát rời bỏ khỏi thiết bị điện tử vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày để giao lưu bạn bè, hỏi thăm người thân, dành thời gian cho gia đình, cho nhứng chuyến du lịch, trải nghiệm.. Chúng ta cũng có thể kiểm điểm lại bản thân mỗi ngày, xem ngày hôm nay mình đã lãng phí bao nhiêu thời gian cho điện thoại, máy tính, ti vi.. và mình thu lại được những gì, nó có thực sự hữu ích? Nếu thấy khó khăn trong việc cai nghiện công nghệ, bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lí, hoặc ít nhất hãy nhờ những người xung quanh kiểm soát hành vi, nhắc nhở giúp mình.
Đọc đoạn trích sau:
Công nghệ có thể giúp bạn rất nhiều, nhưng nếu công nghệ chiếm được quá nhiều quyền lực đối với cuộc đời bạn, bạn có thể trở thành con tin cho lịch trình của nó.. Công nghệ không xấu. Nếu bạn biết mình muốn gì ở đời, công nghệ có thể giúp bạn có được nó. Nhưng nếu bạn không biết mình muốn gì ở đời, công nghệ sẽ rất dễ dàng định hình các mục tiêu của bạn giúp cho bạn và kiểm soát cuộc đời bạn. Đặc biệt là khi công nghệ ngày càng giỏi thấu hiểu con người, bạn có thể thấy mình ngày càng phục vụ cho nó, thay vì nó phục vụ cho bạn. Bạn đã thấy những cái xác sống lượn lờ trên phố trong khi dán mặt vào màn hình chưa? Bạn nghĩ họ kiểm soát công nghệ hay công nghệ kiểm soát họ [..]
Khi công nghệ sinh học cải tiến, việc thao túng các cảm xúc và khao khát sâu kín nhất của con người sẽ ngày càng dễ dàng và cứ đi theo trái tim sẽ càng nguy hiểm hơn bao giờ hết. Khi Coca Cola, Amazon, Baidu biết cách giật dây trái tim và bấm nút trí não bạn, liệu bạn còn có thể nhận ra sự khác biệt giữa bản thể của mình và các chuyên gia marketing của họ không?
Để hiểu rõ mình là gì và mong muốn gì từ cuộc đời, điều này, hiển nhiên, chính là lời khuyên cổ xưa nhất trong sách vở: Biết mình. Trong vài ngàn năm, các triết gia và nhà tiên tri đã thúc giục mọi người phải biết mình. Nhưng lời khuyên này chưa bao giờ cấp thiết như trong thế kỉ XXI vì không như thời của Lão Tử hay Socrates, giờ ta đang có một cuộc cạnh tranh nghiêm túc. Coca Cola, Amazon, Baidu đang chạy đua để giải mã bạn. Không phải điện thoại thông minh, máy tính và tài khoản ngân hàng của bạn; họ đang chạy đua để giải mã bạn và hệ thống vận hành hữu cơ của bạn. Bạn có lẽ đã nghe rằng chúng ta đang sống trong thời đại giải mã máy tính. Nhưng đấy thậm chí không phải là một nửa sự thật. Trên thực tế, chúng ta đang sống trong thời đại mở khóa con người.
Các thuật toán ngay lúc này đang theo dõi bạn, chúng theo dõi nơi bạn đi, cái bạn mua, người bạn gặp. Chẳng mấy chốc, chúng giám sát mọi bước đi, hơi thở và nhịp tim của bạn. Chúng đang dựa vào Big Data và học máy để hiểu bạn ngày càng rõ. Và khi các thuật toán này hiểu bạn hơn bạn hiểu bản thân, chúng có thể kiểm soát và thao túng bạn.
(Theo 21 bài học cho thế kỉ XXI, Yuval Noah Harari, NXB Thế giới 2020, tr. 328-329)
Trả lời câu hỏi:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Đoạn trích nêu lên mặt trái của công nghệ như thế nào?
Câu 3. Em hiểu "thời đại mở khóa con người" nghĩa là như thế nào?
Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả trong đoạn trích không? Vì sao?
Câu 5. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Làm thế nào để con người không bị công nghệ thao túng?
Gợi ý đọc hiểu:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Phương thức nghị luận.
Câu 2. Đoạn trích nêu lên mặt trái của công nghệ:
+ thao túng các cảm xúc và khao khát sâu kín nhất của con người
+ chúng có thể kiểm soát và thao túng bạn..
Câu 3. "Thời đại mở khóa con người" nghĩa là: Thời đại mà công nghệ đang ngày càng can thiệp sâu vào những bí mật riêng tư, kiểm soát và giải mã tất cả mọi thứ thuộc về con người, còn con người thì ngày càng phụ thuộc vào công nghệ.
Câu 4.
- Quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên phản ánh chính xác những gì đang diễn ra trong cuộc sống con người thời đại công nghệ lên ngôi: Công nghệ ngày càng thao túng cuộc sống con người, tham gia vào quá trình giải mã con người, con người phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Quan điểm của tác giả là khách quan, tôi đồng tình với quan điểm này.
- Lí giải: Trong thực tế, công nghệ đang thể hiện quyền lực của nó: Nó ngày càng thấu hiểu con người, chi phối cảm xúc của con người, tham gia vào đời sống riêng tư của con người: Theo dõi nơi bạn đi, bạn đến, người bạn gặp, có thể theo dõi cả nhịp tim, hơi thở.. nghĩa là nó ngày càng hiểu rõ con người bạn. Khi công nghệ hiểu rõ con người đồng nghĩa với việc công nghệ đang thao túng con người. Biểu hiện cảu sự thao túng dễ nhận thấy nhất là con người đang phụ thuộc vào công nghệ: Phụ thuộc vào máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử thông minh..
Câu 5. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Làm thế nào để con người không bị công nghệ thao túng?
Các thiết bị kỹ thuật số giờ đây ngày càng thông minh và ngày càng giống như một loại chất gây nghiện mới. Chúng khiến con người bị thao túng, phụ thuộc vào chúng (mặc dù chính con người đã tạo ra những thứ đó). Làm thế nào để chúng ta thoát khỏi cái bẫy mà chính chúng ta giăng ra cho mình? Để không bị công nghệ thao túng, chúng ta cần nhận diện một cách sáng suốt những thiết bị công nghệ nào thực sự hữu ích trong cuộc sống con người, có thể sử dụng nó mà không bị ảnh hưởng, đồng thời cũng phải kiểm điểm lại những thiết bị công nghệ đang gây nguy hại cho con người khi chúng ta quá phụ thuộc vào nó, như điện thoại, ipad, máy tính, ti vi.. Khi sử dụng chúng quá nhiều, con người sẽ rất dễ lãng phí thời gian vào đó, đắm chìm trong thế giới ảo, quên đi sự kết nối với thế giới thực. Vậy nên, mỗi chúng ta phải biết đặt ra thời gian biểu cho bản thân, thực hiện một cách nghiêm túc. Mỗi người cần có quyết tâm cao trong việc loại trừ dần sự lệ thuộc của bản thân vào công nghệ. Hãy tập cho mình những thói quen lành mạnh, tạo cho mình những thú vui bổ ích, thay thói quen xấu bằng những thói quen tốt.. Chúng ta cần kết nối nhiều hơn với thế giới thực bằng việc dứt khoát rời bỏ khỏi thiết bị điện tử vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày để giao lưu bạn bè, hỏi thăm người thân, dành thời gian cho gia đình, cho nhứng chuyến du lịch, trải nghiệm.. Chúng ta cũng có thể kiểm điểm lại bản thân mỗi ngày, xem ngày hôm nay mình đã lãng phí bao nhiêu thời gian cho điện thoại, máy tính, ti vi.. và mình thu lại được những gì, nó có thực sự hữu ích? Nếu thấy khó khăn trong việc cai nghiện công nghệ, bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lí, hoặc ít nhất hãy nhờ những người xung quanh kiểm soát hành vi, nhắc nhở giúp mình.