Trong quá trình lai dẫn rùa hồ Gươm vào bể thông minh dưới chân Tháp rùa, đoàn lai dẫn đã phát hiện thêm một số cá thể rùa mới, có kích thước và hình dáng khá gần với rùa hồ Gươm đang được chữa trị.

Một số cho rằng những cá thể rùa đó là hậu duệ của “cụ”. Một số lại cho rằng, những cá thể rùa đó có thể được ai đó thả vào nhưng vì ít khi nổi trên mặt nước nên không ai biết. Trước những luồng ý kiến trái chiều này, “dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh có những ý kiến riêng.

Là người theo dõi khá sát quá trình dẫn dắt rùa vào bệnh viện dã chiến để chữa bệnh, ông có nhận xét gì về việc lai dẫn rùa vào tháp một cách thành công ngoài dự tính vừa qua?

- Theo quan điểm của cá nhân tôi thì rùa hồ Gươm đã là biểu tượng văn hóa sống của Hà Nội và của cả dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, không thể để một biểu tượng văn hóa sống mình mẩy lở loét và ở trong môi trường ô nhiễm, bẩn thỉu được. Rùa phải khỏe mạnh, sống khoáng đạt với tự nhiên trong môi trường sạch sẽ với vẻ đẹp tự nhiên của nó. Do đó, việc bắt rùa lên cho vào bể này bể nọ, đó chỉ là giải pháp tạm thời. Tôi không đặt nặng vấn đề lai dẫn như thế nào, cứu chữa ra sao. Mục đích cuối cùng vẫn là làm sao duy trì sự sống cho rùa lâu dài.

Hồ Gươm có 6 cụ rùa 1 tấn 26d13e5779c8ccc48b8886922970e649

Ho Guom co may cu rua

Về cá thể rùa mới phát hiện trong lần lai dẫn vừa rồi. Ông có ý kiến gì ?

- Tôi khẳng định: Hồ Gươm có nhiều “con” rùa nhưng “cụ” rùa thì có từ 2 đến 6. Còn trong số các cá thể rùa này, chúng có cùng loài với nhau hay không, tôi không dám khẳng định.

Nói như thế có nghĩa là ông tán thành ý kiến của GS Hà Đình Đức rằng trong hồ Gươm chỉ có một cá thể rùa mai mềm duy nhất?

- Tôi không đồng ý cũng không phản đối. Tôi chỉ nói rằng ở đó có hai cá thể rùa lớn. Nhiều hơn thì khoảng sáu. Nhưng tôi không khẳng định chúng cùng loài hay khác loài, chuyện đó hãy để các nhà chuyên môn xác định và lên tiếng.

Nhưng sau khi tìm thấy cá thể rùa có nhiều đặc điểm giống với rùa Hồ Gươm, nhiều người đã cho rằng những cá thể mới này chính là hậu duệ của “cụ”. Theo ông, điều này có xác xuất bao nhiêu phần trăm?

- Đến bây giờ ông Hà Đình Đức vẫn xác định là chỉ có một cá thể rùa Hồ Gươm duy nhất. Nếu nói như trên thì có nghĩa là ông Đức đã nói sai. Với tôi thì ai đúng, ai sai không quan trọng. Tôi không phủ nhận chuyện có thể rùa Hồ Gươm phối giống với một loại rùa nào đó để tạo ra các thế hệ hậu duệ sau này, nhưng bây giờ chúng ta mới phát hiện ra.

Còn về xác xuất của việc những cụ rùa mới phát hiện ra có thể là hậu duệ của cụ rùa Hồ Gươm đang được chữa trị thì xác xuất không cao, chỉ 10% thôi. Cho nên có thể ý kiến của ông Hà Đình Đức có thể đúng, chưa hẳn đã sai đâu.

GS Hà Đình Đức từng cho rằng, cụ rùa Hồ Gươm có thể được thả vào Hồ Gươm từ thời Lê Lợi. Là nhà nghiên cứu về lý học phương Đông – gắn liền với lịch sử, ông suy nghĩ gì về ý kiến này?

Ho Guom co may cu rua

- Chúng ta nên đi sâu vào câu chuyện một chút! Truyền thuyết xưa kể lại rằng: khi vua Lê Lợi dong thuyền đến hồ Gươm thì có một rùa vàng lớn nổi lên, tôi không nói là thần Kim Quy. Vậy thì nội cụm từ “rùa vàng lớn” cũng đã cho ta thấy một tín hiệu về thời gian, ít nhất là cá thể rùa này cũng đã sống ở đây vài trăm năm rồi. Không thể là một con rùa con mới thả mà lại ngậm thanh gươm từ tay vua được. Vì gươm thì rất nặng và một con rùa con không thể ngậm nổi. Vậy, nếu lời của ông Hà Đình Đức là đúng thì trước đó người ta phải rước cụ từ đâu thả vào đấy và tuổi đời của cụ rùa lớn lúc đó cũng phải vài trăm năm. Tính đến nay nữa thì nữa cũng phải hơn 800 tuổi rồi. Trong khi đó, hồi còn nhỏ tôi đã nhìn thấy trong lòng Hồ Gươm có tới 3 – 4 cá thể rùa lớn.

Theo Việt sử thì từ ngày xưa, hơn 2.000 năm trước Công nguyên, người Việt cổ đã dùng một mai rùa lớn để khắc chữ Khoa Đẩu. Có nghĩa, từ ngàn xưa rùa đã là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt. Cho đến bây giờ hình ảnh con rùa vẫn rất gắn bó với đời sống người dân Việt như hình ảnh con rùa đội hạc trong đình, rùa đội bia trong Văn Miếu Quốc Tử Giám…

Do đó, nếu rùa là một linh vật được thả trong hồ là chuyện đương nhiên của ông cha ta xưa. Ngay trong nhà ở, vì lý do phong thủy, người cũng có thể thả rùa. Do vậy, khả năng người xưa thả rùa vào Hồ Gươm để cầu mong một điều gì đó là có thể xảy ra, nhất là những loài rùa quý hiếm mang tính biểu tượng văn hóa.

VTC.vn