Đã từ lâu, mỗi khi nhắc đến Tam giác Bermuda, người ta nhớ ngay đến vùng biển thơ mộng nằm ở phía Tây Đại Tây Dương, nhưng luôn tiềm ẩn những nguy hiểm chết người. Hàng trăm năm qua, sự mất tích bí ẩn của những con tàu, thậm chí cả những chiếc máy bay khi đi qua vùng biển này khiến người ta mệnh danh vùng biển này là Tam giác quỷ Bermuda.
Bản đồ Tam giác quỷ Bermuda
Những vụ mất tích bí ẩn
Hàng trăm năm qua, đã xảy ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn liên quan đến Tam giác quỷ Bermuda. Vùng biển này thực sự là nỗi khiếp sợ đối với những thủy thủ hay phi công mỗi khi phải điều khiển tàu bè và máy bay qua lại, bởi đã có rất nhiều vụ mất tích bí ẩn ở nơi đây. Chuyện không chỉ dừng ở đó, đôi khi các thuyền trưởng hoặc phi công đã báo cáo lại những hiện tượng kỳ quái khi họ đi qua Tam giác Bermuda, như hệ thống điện đột ngột ngừng hoạt động hay ánh sáng xuyên qua những đám mây có màu xanh nhạt, mặc dù trời sáng trong.
Giống tố trên vùng Tam giác quỷ Bermuda
"Tam giác quỷ Bermuda là vùng biển rộng 400 nghìn dặm vuông nằm giữa quần đảo Bermuda, Miami ở mũi Florida (Mỹ) và Puerto Rico. Vùng biển này có tên gọi Bermuda bởi nó đã được Đô đốc người Tây Ban Nha Huan Bermuda khám phá lần đầu tiên vào năm 1503. Đô đốc Bermuda đã phát hiện một quần đảo nằm ở phía Tây Đại Tây Dương, có diện tích 53 km2, được cấu thành bởi 145 hòn đảo nhỏ, với rất nhiều đảo san hô và lớp đá ngầm. Trái với sự nguy hiểm luôn rình rập đâu đó trong vùng biển này, phong cảnh Bermuda được ví như chốn thiên đường nơi hạ giới, với những bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh màu ngọc bích, cùng rất nhiều loại hoa thơm trái ngọt."
Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Christopher Colombus được coi là người đầu tiên thông báo về những sự kiện bất thường tại vùng Tam giác Bermuda. Trong chuyến viễn du đầu tiên, khi đoàn tàu của nhà thám hiểm này đi qua một vùng biển lặng thì Colombus bất ngờ nhìn thấy một quầng lửa nổ tung ở trên trời. Các la bàn trên tàu của ông thì quay ngược lại so với hướng cũ. Kể từ đó, những câu chuyện kỳ bí về vùng biển này tiếp tục được phát triển…
Một trong những câu chuyện nổi tiếng là trường hợp của con tàu Carol A.Deenng năm 1921. Người ta phát hiện con tàu này lặng lẽ trôi đến cảng Nam Carolina (Mỹ) và khi công nhân bốc xếp leo lên tàu thì họ phát hiện trên boong tàu không một bóng người, nhưng trong bếp tàu vẫn còn nguyên một bữa ăn nóng, đầy đủ và nguyên vẹn các món ăn.
Năm 1918, tàu chở than “Siklop” với thủy thủ đoàn 309 người, được trang bị máy thu phát sóng vô tuyến điện, nhưng cuối cùng cũng mất tích tại Bermuda mà không hiểu vì sao người ta không nhận được tín hiệu “SOS” của nó.
Một câu chuyện kỳ bí khác là vụ mất tích của Phi đội 19 hải quân Mỹ, gồm 5 máy bay ném bom. Ngày 5-12-1945, đội bay này gặp nạn khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu. Chỉ một giờ sau khi rời khỏi căn cứ Fort Lauderdale ở Florida, một máy bay mất tích. Một vài thông điệp được gửi về trung tâm chỉ huy và sau đó là cả 4 máy bay còn lại cũng… bặt vô âm tín. Ngay sau đó, một máy bay lớn chở một đội cứu hộ 13 người cũng cất cánh tìm kiếm theo lộ trình của Phi đội 19. Tuy nhiên, chiếc máy bay này cũng chịu chung số phận khi đến gần vị trí cuối cùng của Phi đội 19. Tất cả đều biến mất một cách bí hiểm. Năm 1991, tàu “Dip Si” khi tiến hành tìm kiếm chiếc “Galeon” chở vàng của Tây Ban Nha bị chìm ở phía Đông Bắc Phort-Loderdeila, đã phát hiện 5 chiếc máy bay của Phi đội 19. 4 chiếc “Evenjer” nằm thành hàng ở độ sâu 250m, còn chiếc thứ 5 mang số hiệu 28, nằm cách đó khoảng 1 hải lý.
Ở Tam giác quỷ Bermuda hàng năm, tai nạn đã xảy ra với vài chục con tàu và với 1-2 máy bay. Hành trình của hàng chục tuyến bay đến các đảo nghỉ mát của biển Caribe đều bay qua vùng biển này. Theo thời gian, huyền thoại kỳ bí về Tam giác quỷ Bermuda đã trở thành mồ chôn của hàng trăm con tàu và máy bay, với hơn 1.000 sinh mạng con người. Tất cả đều biến mất mà không để lại dấu vết. Không một xác người hay mảnh tàu đắm nào dạt lên bờ để có thể giúp các nhà khoa học giải đáp chính xác về các vụ mất tích. Thậm chí, cũng không có một vết dầu loang nào để có thể tạo thành đầu mối lần tìm những con tàu mất tích.
Một số giả thiết
Những giả định về ma quỷ hay siêu nhiên được đặt lên hàng đầu khi các nhà khoa học nói về nguyên nhân các vụ mất tích tại Tam giác quỷ Bermuda. Các ngành hàng hải, hàng không, địa chất, thủy văn, hóa học, vật lý, toán học, thiên văn… đã vào cuộc và mất không biết bao nhiêu thời gian, công sức để tìm hiểu bản chất Tam giác quỷ Bermuda. Qua các công trình nghiên cứu, các nhà khoa học dần đưa ra nhiều giả thiết, ví dụ như:
- Có thể một nền văn minh tiên tiến của những sinh vật tương tự con người sống dưới đáy biển. Do bị đe dọa bởi sự ô nhiễm của nước biển, họ đã nổi lên và bắn phá tàu thuyền và máy bay bằng loại vũ khí không để lại dấu vết trên radar của con người.
- Đĩa bay do người ngoài hành tinh điều khiển đã phá hoại tàu thuyền và máy bay tại Tam giác quỷ Bermuda, vì người ta thường nhận được báo cáo về các vật thể bay không xác định (UFO) tại vùng biển này.
- Có thể các rối loạn điện từ đã làm các vật thể biến mất. Các vụ nổ trên bề mặt Mặt trời đã phát sóng năng lượng xuống Trái Đất. Trong quá trình này, các hạt nhân của nguyên tử bị nổ vỡ, và khi đó mọi vật thể chịu tác động đều biến mất.
- Nhà bác học - sáng chế nổi tiếng của Nga Nicolai Coroviacov đã xem xét kỹ lưỡng một hiện tượng khác thường căn bản ở Tam giác Bermuda và đã đưa ra lời giải thích cặn kẽ cho những tai nạn đáng sợ đã xảy ra tại khu vực nguy hiểm này của thế giới. Nó liên quan đến việc thay đổi chu trình thời gian, chiều thứ tư.
Theo giả thiết của nhà khoa học Coroviacov, nhân trái đất không nằm ở trung tâm của địa cầu, mà dưới tác động lực hấp dẫn của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khác, nó bị kéo về phía chúng. Khi quay, nhân trái đất dường như “lăn” phía dưới lớp vỏ, gây ra dòng ngược của macma nằm giữa chúng, và như một hệ quả - xuất hiện trường điện từ. Ngoài ra, do trục quay của hành tinh nghiêng nên nhân đi lên - đi xuống, mùa hè có mặt ở Bắc bán cầu, còn mùa đông - ở Nam bán cầu. Vì lý do này, xích đạo của nhân không trùng với xích đạo vỏ ngoài của trái đất, mà ở trên vĩ tuyến 28. Lòng dẫn của dòng macma nằm ở chính đây. Thời gian qua đi, nhân đập vào vỏ, gây ra chuyển động của lục địa, sự trôi của các cực từ trường và sự phun của núi lửa. Theo Coroviacov, ông đã “bố trí” xích đạo của nhân trái đất ở vĩ tuyến 28, và phát hiện chính trên chiều rộng này thiên nhiên đã giăng những cái bẫy bí ẩn của mình: 5 bẫy về phía Bắc xích đạo của trái đất, còn 5 về phía Nam. Nếu kết nối chúng một cách tưởng tượng bằng 5 đường thẳng, thì trước chúng ta sẽ xuất hiện 2 ngũ giác đều. Ở các điểm trùng với các đỉnh của ngũ giác là những chiếc bẫy này, nơi các con tàu và máy bay biến mất không dấu vết, nơi có những con tàu không có thủy thủ đoàn hoặc họ bị chết hết trong khoang. Một trong những cái bẫy này là Tam giác quỷ Bermuda.
Tất cả các giả thiết trên đều khá thú vị, nhưng đều không được giới khoa học thừa nhận. Đến nay, dường như giả thiết về các tinh thể hidrat metan do nhà địa chất người Anh Ben Klennel đưa ra năm 1988 nghe có vẻ có lý hơn cả. Theo Klennel, dưới ảnh hưởng của nhiệt lượng từ trong lòng đất và các yếu tố khác, metan tách khỏi các hidrat tinh thể và tạo ra các bong bóng lớn dưới các chất trầm lắng ở đáy. Dưới tác động của các ứng lực không đáng kể, những bong bóng như vậy có thể nổi bật lên mặt biển. Nó sẽ bất ngờ làm lật những con tàu và sau đó tàu bị hút vào phễu nước được hình thành, còn khí bật lên bề mặt biển có thể nổ khi gặp không khí, vì vậy các thiết bị trên máy bay sẽ bị hỏng hoặc bị phá hủy.
Dù đã được các nhà nghiên cứu xác nhận tính chính xác của giả thiết này, song khi khoa học chưa ghi lại được những hình ảnh về những vụ mất tích tương tự thì giả thiết của Kennel vẫn chỉ là giả thiết, còn Tam giác Bermuda vẫn là Tam giác quỷ và sẽ luôn là nỗi khiếp sợ đối với những con tàu, hay máy bay đi qua vùng biển huyền bí này.
Sưu tầm
Bản đồ Tam giác quỷ Bermuda
Những vụ mất tích bí ẩn
Hàng trăm năm qua, đã xảy ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn liên quan đến Tam giác quỷ Bermuda. Vùng biển này thực sự là nỗi khiếp sợ đối với những thủy thủ hay phi công mỗi khi phải điều khiển tàu bè và máy bay qua lại, bởi đã có rất nhiều vụ mất tích bí ẩn ở nơi đây. Chuyện không chỉ dừng ở đó, đôi khi các thuyền trưởng hoặc phi công đã báo cáo lại những hiện tượng kỳ quái khi họ đi qua Tam giác Bermuda, như hệ thống điện đột ngột ngừng hoạt động hay ánh sáng xuyên qua những đám mây có màu xanh nhạt, mặc dù trời sáng trong.
Giống tố trên vùng Tam giác quỷ Bermuda
"Tam giác quỷ Bermuda là vùng biển rộng 400 nghìn dặm vuông nằm giữa quần đảo Bermuda, Miami ở mũi Florida (Mỹ) và Puerto Rico. Vùng biển này có tên gọi Bermuda bởi nó đã được Đô đốc người Tây Ban Nha Huan Bermuda khám phá lần đầu tiên vào năm 1503. Đô đốc Bermuda đã phát hiện một quần đảo nằm ở phía Tây Đại Tây Dương, có diện tích 53 km2, được cấu thành bởi 145 hòn đảo nhỏ, với rất nhiều đảo san hô và lớp đá ngầm. Trái với sự nguy hiểm luôn rình rập đâu đó trong vùng biển này, phong cảnh Bermuda được ví như chốn thiên đường nơi hạ giới, với những bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh màu ngọc bích, cùng rất nhiều loại hoa thơm trái ngọt."
Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Christopher Colombus được coi là người đầu tiên thông báo về những sự kiện bất thường tại vùng Tam giác Bermuda. Trong chuyến viễn du đầu tiên, khi đoàn tàu của nhà thám hiểm này đi qua một vùng biển lặng thì Colombus bất ngờ nhìn thấy một quầng lửa nổ tung ở trên trời. Các la bàn trên tàu của ông thì quay ngược lại so với hướng cũ. Kể từ đó, những câu chuyện kỳ bí về vùng biển này tiếp tục được phát triển…
Một trong những câu chuyện nổi tiếng là trường hợp của con tàu Carol A.Deenng năm 1921. Người ta phát hiện con tàu này lặng lẽ trôi đến cảng Nam Carolina (Mỹ) và khi công nhân bốc xếp leo lên tàu thì họ phát hiện trên boong tàu không một bóng người, nhưng trong bếp tàu vẫn còn nguyên một bữa ăn nóng, đầy đủ và nguyên vẹn các món ăn.
Năm 1918, tàu chở than “Siklop” với thủy thủ đoàn 309 người, được trang bị máy thu phát sóng vô tuyến điện, nhưng cuối cùng cũng mất tích tại Bermuda mà không hiểu vì sao người ta không nhận được tín hiệu “SOS” của nó.
Một câu chuyện kỳ bí khác là vụ mất tích của Phi đội 19 hải quân Mỹ, gồm 5 máy bay ném bom. Ngày 5-12-1945, đội bay này gặp nạn khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu. Chỉ một giờ sau khi rời khỏi căn cứ Fort Lauderdale ở Florida, một máy bay mất tích. Một vài thông điệp được gửi về trung tâm chỉ huy và sau đó là cả 4 máy bay còn lại cũng… bặt vô âm tín. Ngay sau đó, một máy bay lớn chở một đội cứu hộ 13 người cũng cất cánh tìm kiếm theo lộ trình của Phi đội 19. Tuy nhiên, chiếc máy bay này cũng chịu chung số phận khi đến gần vị trí cuối cùng của Phi đội 19. Tất cả đều biến mất một cách bí hiểm. Năm 1991, tàu “Dip Si” khi tiến hành tìm kiếm chiếc “Galeon” chở vàng của Tây Ban Nha bị chìm ở phía Đông Bắc Phort-Loderdeila, đã phát hiện 5 chiếc máy bay của Phi đội 19. 4 chiếc “Evenjer” nằm thành hàng ở độ sâu 250m, còn chiếc thứ 5 mang số hiệu 28, nằm cách đó khoảng 1 hải lý.
Ở Tam giác quỷ Bermuda hàng năm, tai nạn đã xảy ra với vài chục con tàu và với 1-2 máy bay. Hành trình của hàng chục tuyến bay đến các đảo nghỉ mát của biển Caribe đều bay qua vùng biển này. Theo thời gian, huyền thoại kỳ bí về Tam giác quỷ Bermuda đã trở thành mồ chôn của hàng trăm con tàu và máy bay, với hơn 1.000 sinh mạng con người. Tất cả đều biến mất mà không để lại dấu vết. Không một xác người hay mảnh tàu đắm nào dạt lên bờ để có thể giúp các nhà khoa học giải đáp chính xác về các vụ mất tích. Thậm chí, cũng không có một vết dầu loang nào để có thể tạo thành đầu mối lần tìm những con tàu mất tích.
Một số giả thiết
Những giả định về ma quỷ hay siêu nhiên được đặt lên hàng đầu khi các nhà khoa học nói về nguyên nhân các vụ mất tích tại Tam giác quỷ Bermuda. Các ngành hàng hải, hàng không, địa chất, thủy văn, hóa học, vật lý, toán học, thiên văn… đã vào cuộc và mất không biết bao nhiêu thời gian, công sức để tìm hiểu bản chất Tam giác quỷ Bermuda. Qua các công trình nghiên cứu, các nhà khoa học dần đưa ra nhiều giả thiết, ví dụ như:
- Có thể một nền văn minh tiên tiến của những sinh vật tương tự con người sống dưới đáy biển. Do bị đe dọa bởi sự ô nhiễm của nước biển, họ đã nổi lên và bắn phá tàu thuyền và máy bay bằng loại vũ khí không để lại dấu vết trên radar của con người.
- Đĩa bay do người ngoài hành tinh điều khiển đã phá hoại tàu thuyền và máy bay tại Tam giác quỷ Bermuda, vì người ta thường nhận được báo cáo về các vật thể bay không xác định (UFO) tại vùng biển này.
- Có thể các rối loạn điện từ đã làm các vật thể biến mất. Các vụ nổ trên bề mặt Mặt trời đã phát sóng năng lượng xuống Trái Đất. Trong quá trình này, các hạt nhân của nguyên tử bị nổ vỡ, và khi đó mọi vật thể chịu tác động đều biến mất.
- Nhà bác học - sáng chế nổi tiếng của Nga Nicolai Coroviacov đã xem xét kỹ lưỡng một hiện tượng khác thường căn bản ở Tam giác Bermuda và đã đưa ra lời giải thích cặn kẽ cho những tai nạn đáng sợ đã xảy ra tại khu vực nguy hiểm này của thế giới. Nó liên quan đến việc thay đổi chu trình thời gian, chiều thứ tư.
Theo giả thiết của nhà khoa học Coroviacov, nhân trái đất không nằm ở trung tâm của địa cầu, mà dưới tác động lực hấp dẫn của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khác, nó bị kéo về phía chúng. Khi quay, nhân trái đất dường như “lăn” phía dưới lớp vỏ, gây ra dòng ngược của macma nằm giữa chúng, và như một hệ quả - xuất hiện trường điện từ. Ngoài ra, do trục quay của hành tinh nghiêng nên nhân đi lên - đi xuống, mùa hè có mặt ở Bắc bán cầu, còn mùa đông - ở Nam bán cầu. Vì lý do này, xích đạo của nhân không trùng với xích đạo vỏ ngoài của trái đất, mà ở trên vĩ tuyến 28. Lòng dẫn của dòng macma nằm ở chính đây. Thời gian qua đi, nhân đập vào vỏ, gây ra chuyển động của lục địa, sự trôi của các cực từ trường và sự phun của núi lửa. Theo Coroviacov, ông đã “bố trí” xích đạo của nhân trái đất ở vĩ tuyến 28, và phát hiện chính trên chiều rộng này thiên nhiên đã giăng những cái bẫy bí ẩn của mình: 5 bẫy về phía Bắc xích đạo của trái đất, còn 5 về phía Nam. Nếu kết nối chúng một cách tưởng tượng bằng 5 đường thẳng, thì trước chúng ta sẽ xuất hiện 2 ngũ giác đều. Ở các điểm trùng với các đỉnh của ngũ giác là những chiếc bẫy này, nơi các con tàu và máy bay biến mất không dấu vết, nơi có những con tàu không có thủy thủ đoàn hoặc họ bị chết hết trong khoang. Một trong những cái bẫy này là Tam giác quỷ Bermuda.
Tất cả các giả thiết trên đều khá thú vị, nhưng đều không được giới khoa học thừa nhận. Đến nay, dường như giả thiết về các tinh thể hidrat metan do nhà địa chất người Anh Ben Klennel đưa ra năm 1988 nghe có vẻ có lý hơn cả. Theo Klennel, dưới ảnh hưởng của nhiệt lượng từ trong lòng đất và các yếu tố khác, metan tách khỏi các hidrat tinh thể và tạo ra các bong bóng lớn dưới các chất trầm lắng ở đáy. Dưới tác động của các ứng lực không đáng kể, những bong bóng như vậy có thể nổi bật lên mặt biển. Nó sẽ bất ngờ làm lật những con tàu và sau đó tàu bị hút vào phễu nước được hình thành, còn khí bật lên bề mặt biển có thể nổ khi gặp không khí, vì vậy các thiết bị trên máy bay sẽ bị hỏng hoặc bị phá hủy.
Dù đã được các nhà nghiên cứu xác nhận tính chính xác của giả thiết này, song khi khoa học chưa ghi lại được những hình ảnh về những vụ mất tích tương tự thì giả thiết của Kennel vẫn chỉ là giả thiết, còn Tam giác Bermuda vẫn là Tam giác quỷ và sẽ luôn là nỗi khiếp sợ đối với những con tàu, hay máy bay đi qua vùng biển huyền bí này.
Sưu tầm