HÃY TƯỞNG TƯỢNG ĐẾN HÌNH KIM TỰ THÁP
Ở phần đáy kim tự tháp là những học sinh tương đối hiểu bài và nhớ được một phần nhỏ bài học. Ngược lại, ở đỉnh kim tự tháp là các học viên ghi nhớ hầu như mọi kiến thức. Và dù là học viên nằm ở phần đáy hay đỉnh kim tự tháp, giảng viên luôn sát cánh cùng học viên của mình. Dựa vào quan sát, ta có thể thấy vài học viên lĩnh hội khá tốt, bên cạnh đó cũng có nhiều bạn tiếp thu không hiệu quả. Vài giảng viên chọn cách dừng ở tầm trung bình trong công tác giảng dạy. Nhưng khoan đã, trước khi bạn chấp nhận yên vị ở vị trí thấp và tận hưởng sự thư giãn trong công tác giảng dạy, hãy tham khảo những mẹo sau đây để thấy được việc nâng tầm chất lượng giảng dạy là dễ dàng đến thế nào cũng như tận hưởng cảm giác vinh hạnh khi học viên của bạn đạt được kết quả tốt trong lớp học Anh ngữ.
Việc cố gắng nâng cao chất lượng học sinh theo mô hình bậc kim tự tháp sẽ giúp học viên nhiều trong việc cải thiện kiến thức của chính mình
GIÚP HỌC VIÊN CỦA BẠN TRỞ THÀNH NHỮNG HỌC VIÊN THÀNH CÔNG VƯỢT TRỘI
1. NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN
Học viên sẽ nhớ khoảng 20% những kiến thức được nghe giảng. Điều này không hề đáng ngạc nhiên. Và đối với những học viên học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, tỉ lệ này thậm chí còn thấp hơn. Yếu tố về rào cản ngôn ngữ, dù là khả năng đọc hiểu yếu kém hay kiến thức về từ vựng hạn hẹp, đều ảnh hưởng xấu đến mức độ nhớ bài của học viên.
Tin tốt là việc giúp học viên cải thiện khả năng nhớ bài để thoát khỏi con số thấp bé 20% không hề khó khăn. Những thứ bạn thường làm trong lớp, chẳng hạn việc gắn kết học viên với bài giảng, sẽ giúp tăng khả năng nhớ bài của học viên.
Luôn có những học sinh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ kiến thức của một ngôn ngữ mới và đôi khi chỉ nhớ được xấp xỉ 20% bài giảng của giáo viên
Một cách để cải thiện khả năng nghe hiểu của học viên là tạo cơ hội cho họ luyện tập càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn như mang các phương tiện nghe nhìn vào lớp học, ví dụ như máy ghi âm hay ứng dụng podcast. Chiếu những video các diễn giả trình bày phát ngôn và mời những diễn giả đến thăm lớp học. Thậm chí có thể mời những giáo viên khác đến và nói chuyện với học viên của bạn, điều này sẽ giúp học viên cải thiện khả năng nghe hiểu vì những người khác nhau thì nói giọng khác, ngữ pháp khác và cách phát âm khác nhau. Tin tốt là tất cả các thứ này sẽ rất hữu ích trong việc cải thiện khả năng nghe hiểu. Còn tin xấu là thậm chí đối với những học viên với các kĩ năng nghe hiểu tốt cũng chỉ nhớ được khoảng 20% những gì họ nghe. Nhưng chúng ta vẫn chưa đi đến đỉnh của kim tự tháp.
2. BƯỚC LÊN TỪNG BẬC THANG
Bước lên một bậc . “Oh, tôi sẽ chỉ vừa đọc trong quyển sách”. Sách vở chứa một lượng lớn thông tin dù là bạn đang học tiếng Anh hay nghiên cứu sâu bọ, nhưng không có nghĩa rằng sách là nguồn học nghiên cứu tốt nhất. Theo một nghiên cứu giáo dục, học sinh thường nhớ khoảng 30% những gì họ nhìn thấy. Bao gồm đọc sách, quan sát biểu đồ, hình ảnh và những phương pháp tiếp cận khác sử dụng mắt và trí não. Nhiều học viên học ngoại ngữ thích đọc tài liệu hơn là đi đến lớp. Có lẽ bởi vì họ có thể dành thời gian tra cứu những thuật ngữ và từ vựng mới. Họ nghĩ rằng học theo cách của bản thân, dù chỉ qua phương pháp quan sát cũng sẽ giúp họ học tiếng Anh tốt hơn. Tuy nhiên, thậm chí dù học viên chăm chú nghe học, hầu hết họ sẽ không nhớ tất cả thông tin trên trang sách, chỉ nhớ khoảng 30%.
Các giảng viên cần phải nhớ điều quan trọng này. Thỉnh thoảng phương pháp tự học bằng cách đọc bài sẽ là lựa chọn tốt nhất cho lớp học của bạn. Và những hoạt động như thế thì không tồi. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ bạn sử dụng các hoạt động này như thế nào và ở đâu. Những hoạt động tự đọc này thích hợp nhất cho việc ôn bài thay vì học kiến thức mới. Khi học viên đọc những thông tin mà họ đã biết, nó sẽ giúp cải thiện độ nhớ bài. Khi học viên học bài mới chỉ qua cách đọc tài liệu, độ nhớ bài đạt được sẽ thấp hơn mong đợi.
Cho học sinh đọc lại những bài đã học rất hiệu quả để ôn tập cũng cố kiến thức cho các bạn
3. PHƯƠNG PHÁP NHỚ BÀI PHỔ BIẾN
Rất ít giảng viên ngoại ngữ giảng bài hoặc cho học viên đọc trong một đoạn văn hoặc tờ luyện tập. Hầu hết giảng viên dù dạy bất kì môn học nào cũng nhận ra rằng áp dụng cả hai việc giảng bài kết hợp nghe nhìn sẽ giúp học sinh nhớ bài tốt hơn. Kết luận này được đưa ra dựa trên nhiều nghiên cứu, và họ đã bước lên một nấc cao hơn của kim tự tháp. Nếu học viên nghe và nhìn cùng một lượng thông tin, họ sẽ nhớ xấp xỉ 50% thông tin. Đó là lý do mà các giảng viên đều vừa giảng bài vừa viết lên bảng. Vì điều này giúp chất lượng dạy và học tăng gấp đôi. Lượng bài nhớ được gấp đôi này chủ yếu giúp tăng khả năng nhớ những thứ họ đọc và nghe. Ở trình độ nghe và quan sát thì cả học sinh và giáo viên đều cảm thấy thoải mái. Nhưng việc đi lên tiếp những bậc cao hơn thật dễ dàng, tại sao lại phải dừng ở đây nhỉ.
Dạy học kết hợp với những hình ảnh minh họa giúp ích rất nhiều trong khả năng ghi nhớ của học sinh
4. SỰ THAY ĐỔI NHỎ TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT TO LỚN
Đúng vậy, ghi nhớ 50% những điều giáo viên giảng trên lớp có lẽ là một kết quả tốt, song, chỉ với một thay đổi nhỏ, chúng ta có thể giúp học viên thành công hơn nữa. Chỉ với một bước nhỏ trong bài giảng sẽ giúp tăng khả năng hiểu bài lên đến 70%. Mấu chốt chính là hãy để cho học viên của bạn nói. Nói - là nhân tố lớn. Những giáo viên truyền thống thường ngần ngại trước ý tưởng này, nhưng với vai trò là giảng viên ngoại ngữ, giúp học sinh nói là một phần công việc của chúng chúng ta. Vì thế, nói chuyện trong lớp là một điều tốt. À, hầu hết là vậy. và nghiên cứu cho thấy học viên thường nhớ khoảng 70% những gì họ nghe, nhìn và nói trong lớp. Đó có nghĩa là những bài thảo luận nhóm đều rất tuyệt vời không chỉ ở mặt luyện phát âm mà còn giúp học viên nhớ bài ngữ pháp, từ vựng và viết. Tôi không tán thành việc cải thiện khả năng đọc hiểu bằng cách học thuộc lòng cách chia động từ, nhưng hãy thử nghĩ thêm những hoạt động đơn giản trong lớp học như ghép hình trong lớp reading để các học viên phải tương tác với nhau. Hoặc cho học viên phỏng vấn lẫn nhau và phải sử dụng điểm ngữ pháp mới. Chơi trò chơi với những thẻ hình để dạy từ vựng (trò chơi trí nhớ…) và cho học sinh đọc những cặp hình trước khi cất thẻ đi. Để học sinh đọc hướng dẫn và trả lời to khi họ hoàn thành tờ luyện tập, thậm chí chỉ với một hoặc hai học sinh khác. Những điều đơn giản này sẽ giúp tạo sự khác biệt trong số lượng cũng như chất lượng bài mà học viên học được.
Hoạt động nhóm được xem là những hoạt động hiệu quả nhất để nâng cao đều các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng nói
5. ĐI ĐẾN ĐỈNH CAO
Ai lại phàn nàn khi học viên của mình nhớ đến 70% bài học trên lớp chứ? Nhưng bạn không cần phải dừng ở đó. Học sinh của bạn có thể nhớ đến 90% bài học chỉ với một bước nữa trong quá trình dạy và học: thực hành. Thực hành có thể mang nhiều nghĩa khác nhau, và có lẽ cách dịch từ này sẽ nhiều bằng số lượng giáo viên trên thế giới. Tôi thích nghĩ về việc thực hành theo khía cạnh những học viên thích tương tác – những học viên cần giơ tay phát biểu khi học. Mặc dù họ làm khá tốt ở các kĩ năng nghe, đọc, thậm chí là nói; nếu học sinh có thể cầm và di chuyển đồ vật, xây dựng đồ vật, vẽ, điều khiển đồ vật liên quan đến bài học, họ sẽ còn giỏi hơn rất nhiều. Bởi vì chỉ có một phần nhỏ học viên trong lớp thích tương tác, có vẻ như bạn đang sử dụng sai thời gian lên lớp ngắn ngủi của mình cho việc giơ tay phát biểu, nhưng không phải thế. Thậm chí những học viên chỉ nghe giảng và quan sát cũng sẽ học hỏi được nhiều thứ từ các hoạt động tương tác trong lớp.
Tạo các điều kiện để học sinh thực hành và hòa mình vào bài học sẽ mang lại giá trị rất lớn trong việc ghi nhớ kiến thức vừa được học
KHI BẠN ĐÃ ÁP DỤNG HẾT NHỮNG MẸO TRÊN, PHẦN CÒN LẠI PHỤ THUỘC VÀO HỌC VIÊN, CHỈ CÓ HỌC VIÊN MỚI CÓ THỂ ĐẢM BẢO ĐƯỢC SỰ THÀNH CÔNG TRONG VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA MÌNH.
Nhưng bằng cách kết hợp nghe, nhìn, nói và tổ chức hoạt động trong kế hoạch giảng dạy, chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt giúp học viên học tốt và dễ dàng hơn. Và khi chúng ta làm được thế, chúng ta có thể đảm bảo bản thân đã tạo điều kiện tốt nhất để học viên của mình thành công.
Ở phần đáy kim tự tháp là những học sinh tương đối hiểu bài và nhớ được một phần nhỏ bài học. Ngược lại, ở đỉnh kim tự tháp là các học viên ghi nhớ hầu như mọi kiến thức. Và dù là học viên nằm ở phần đáy hay đỉnh kim tự tháp, giảng viên luôn sát cánh cùng học viên của mình. Dựa vào quan sát, ta có thể thấy vài học viên lĩnh hội khá tốt, bên cạnh đó cũng có nhiều bạn tiếp thu không hiệu quả. Vài giảng viên chọn cách dừng ở tầm trung bình trong công tác giảng dạy. Nhưng khoan đã, trước khi bạn chấp nhận yên vị ở vị trí thấp và tận hưởng sự thư giãn trong công tác giảng dạy, hãy tham khảo những mẹo sau đây để thấy được việc nâng tầm chất lượng giảng dạy là dễ dàng đến thế nào cũng như tận hưởng cảm giác vinh hạnh khi học viên của bạn đạt được kết quả tốt trong lớp học Anh ngữ.
Việc cố gắng nâng cao chất lượng học sinh theo mô hình bậc kim tự tháp sẽ giúp học viên nhiều trong việc cải thiện kiến thức của chính mình
GIÚP HỌC VIÊN CỦA BẠN TRỞ THÀNH NHỮNG HỌC VIÊN THÀNH CÔNG VƯỢT TRỘI
1. NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN
Học viên sẽ nhớ khoảng 20% những kiến thức được nghe giảng. Điều này không hề đáng ngạc nhiên. Và đối với những học viên học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, tỉ lệ này thậm chí còn thấp hơn. Yếu tố về rào cản ngôn ngữ, dù là khả năng đọc hiểu yếu kém hay kiến thức về từ vựng hạn hẹp, đều ảnh hưởng xấu đến mức độ nhớ bài của học viên.
Tin tốt là việc giúp học viên cải thiện khả năng nhớ bài để thoát khỏi con số thấp bé 20% không hề khó khăn. Những thứ bạn thường làm trong lớp, chẳng hạn việc gắn kết học viên với bài giảng, sẽ giúp tăng khả năng nhớ bài của học viên.
Luôn có những học sinh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ kiến thức của một ngôn ngữ mới và đôi khi chỉ nhớ được xấp xỉ 20% bài giảng của giáo viên
Một cách để cải thiện khả năng nghe hiểu của học viên là tạo cơ hội cho họ luyện tập càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn như mang các phương tiện nghe nhìn vào lớp học, ví dụ như máy ghi âm hay ứng dụng podcast. Chiếu những video các diễn giả trình bày phát ngôn và mời những diễn giả đến thăm lớp học. Thậm chí có thể mời những giáo viên khác đến và nói chuyện với học viên của bạn, điều này sẽ giúp học viên cải thiện khả năng nghe hiểu vì những người khác nhau thì nói giọng khác, ngữ pháp khác và cách phát âm khác nhau. Tin tốt là tất cả các thứ này sẽ rất hữu ích trong việc cải thiện khả năng nghe hiểu. Còn tin xấu là thậm chí đối với những học viên với các kĩ năng nghe hiểu tốt cũng chỉ nhớ được khoảng 20% những gì họ nghe. Nhưng chúng ta vẫn chưa đi đến đỉnh của kim tự tháp.
2. BƯỚC LÊN TỪNG BẬC THANG
Bước lên một bậc . “Oh, tôi sẽ chỉ vừa đọc trong quyển sách”. Sách vở chứa một lượng lớn thông tin dù là bạn đang học tiếng Anh hay nghiên cứu sâu bọ, nhưng không có nghĩa rằng sách là nguồn học nghiên cứu tốt nhất. Theo một nghiên cứu giáo dục, học sinh thường nhớ khoảng 30% những gì họ nhìn thấy. Bao gồm đọc sách, quan sát biểu đồ, hình ảnh và những phương pháp tiếp cận khác sử dụng mắt và trí não. Nhiều học viên học ngoại ngữ thích đọc tài liệu hơn là đi đến lớp. Có lẽ bởi vì họ có thể dành thời gian tra cứu những thuật ngữ và từ vựng mới. Họ nghĩ rằng học theo cách của bản thân, dù chỉ qua phương pháp quan sát cũng sẽ giúp họ học tiếng Anh tốt hơn. Tuy nhiên, thậm chí dù học viên chăm chú nghe học, hầu hết họ sẽ không nhớ tất cả thông tin trên trang sách, chỉ nhớ khoảng 30%.
Các giảng viên cần phải nhớ điều quan trọng này. Thỉnh thoảng phương pháp tự học bằng cách đọc bài sẽ là lựa chọn tốt nhất cho lớp học của bạn. Và những hoạt động như thế thì không tồi. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ bạn sử dụng các hoạt động này như thế nào và ở đâu. Những hoạt động tự đọc này thích hợp nhất cho việc ôn bài thay vì học kiến thức mới. Khi học viên đọc những thông tin mà họ đã biết, nó sẽ giúp cải thiện độ nhớ bài. Khi học viên học bài mới chỉ qua cách đọc tài liệu, độ nhớ bài đạt được sẽ thấp hơn mong đợi.
Cho học sinh đọc lại những bài đã học rất hiệu quả để ôn tập cũng cố kiến thức cho các bạn
3. PHƯƠNG PHÁP NHỚ BÀI PHỔ BIẾN
Rất ít giảng viên ngoại ngữ giảng bài hoặc cho học viên đọc trong một đoạn văn hoặc tờ luyện tập. Hầu hết giảng viên dù dạy bất kì môn học nào cũng nhận ra rằng áp dụng cả hai việc giảng bài kết hợp nghe nhìn sẽ giúp học sinh nhớ bài tốt hơn. Kết luận này được đưa ra dựa trên nhiều nghiên cứu, và họ đã bước lên một nấc cao hơn của kim tự tháp. Nếu học viên nghe và nhìn cùng một lượng thông tin, họ sẽ nhớ xấp xỉ 50% thông tin. Đó là lý do mà các giảng viên đều vừa giảng bài vừa viết lên bảng. Vì điều này giúp chất lượng dạy và học tăng gấp đôi. Lượng bài nhớ được gấp đôi này chủ yếu giúp tăng khả năng nhớ những thứ họ đọc và nghe. Ở trình độ nghe và quan sát thì cả học sinh và giáo viên đều cảm thấy thoải mái. Nhưng việc đi lên tiếp những bậc cao hơn thật dễ dàng, tại sao lại phải dừng ở đây nhỉ.
Dạy học kết hợp với những hình ảnh minh họa giúp ích rất nhiều trong khả năng ghi nhớ của học sinh
4. SỰ THAY ĐỔI NHỎ TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT TO LỚN
Đúng vậy, ghi nhớ 50% những điều giáo viên giảng trên lớp có lẽ là một kết quả tốt, song, chỉ với một thay đổi nhỏ, chúng ta có thể giúp học viên thành công hơn nữa. Chỉ với một bước nhỏ trong bài giảng sẽ giúp tăng khả năng hiểu bài lên đến 70%. Mấu chốt chính là hãy để cho học viên của bạn nói. Nói - là nhân tố lớn. Những giáo viên truyền thống thường ngần ngại trước ý tưởng này, nhưng với vai trò là giảng viên ngoại ngữ, giúp học sinh nói là một phần công việc của chúng chúng ta. Vì thế, nói chuyện trong lớp là một điều tốt. À, hầu hết là vậy. và nghiên cứu cho thấy học viên thường nhớ khoảng 70% những gì họ nghe, nhìn và nói trong lớp. Đó có nghĩa là những bài thảo luận nhóm đều rất tuyệt vời không chỉ ở mặt luyện phát âm mà còn giúp học viên nhớ bài ngữ pháp, từ vựng và viết. Tôi không tán thành việc cải thiện khả năng đọc hiểu bằng cách học thuộc lòng cách chia động từ, nhưng hãy thử nghĩ thêm những hoạt động đơn giản trong lớp học như ghép hình trong lớp reading để các học viên phải tương tác với nhau. Hoặc cho học viên phỏng vấn lẫn nhau và phải sử dụng điểm ngữ pháp mới. Chơi trò chơi với những thẻ hình để dạy từ vựng (trò chơi trí nhớ…) và cho học sinh đọc những cặp hình trước khi cất thẻ đi. Để học sinh đọc hướng dẫn và trả lời to khi họ hoàn thành tờ luyện tập, thậm chí chỉ với một hoặc hai học sinh khác. Những điều đơn giản này sẽ giúp tạo sự khác biệt trong số lượng cũng như chất lượng bài mà học viên học được.
Hoạt động nhóm được xem là những hoạt động hiệu quả nhất để nâng cao đều các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng nói
5. ĐI ĐẾN ĐỈNH CAO
Ai lại phàn nàn khi học viên của mình nhớ đến 70% bài học trên lớp chứ? Nhưng bạn không cần phải dừng ở đó. Học sinh của bạn có thể nhớ đến 90% bài học chỉ với một bước nữa trong quá trình dạy và học: thực hành. Thực hành có thể mang nhiều nghĩa khác nhau, và có lẽ cách dịch từ này sẽ nhiều bằng số lượng giáo viên trên thế giới. Tôi thích nghĩ về việc thực hành theo khía cạnh những học viên thích tương tác – những học viên cần giơ tay phát biểu khi học. Mặc dù họ làm khá tốt ở các kĩ năng nghe, đọc, thậm chí là nói; nếu học sinh có thể cầm và di chuyển đồ vật, xây dựng đồ vật, vẽ, điều khiển đồ vật liên quan đến bài học, họ sẽ còn giỏi hơn rất nhiều. Bởi vì chỉ có một phần nhỏ học viên trong lớp thích tương tác, có vẻ như bạn đang sử dụng sai thời gian lên lớp ngắn ngủi của mình cho việc giơ tay phát biểu, nhưng không phải thế. Thậm chí những học viên chỉ nghe giảng và quan sát cũng sẽ học hỏi được nhiều thứ từ các hoạt động tương tác trong lớp.
Tạo các điều kiện để học sinh thực hành và hòa mình vào bài học sẽ mang lại giá trị rất lớn trong việc ghi nhớ kiến thức vừa được học
KHI BẠN ĐÃ ÁP DỤNG HẾT NHỮNG MẸO TRÊN, PHẦN CÒN LẠI PHỤ THUỘC VÀO HỌC VIÊN, CHỈ CÓ HỌC VIÊN MỚI CÓ THỂ ĐẢM BẢO ĐƯỢC SỰ THÀNH CÔNG TRONG VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA MÌNH.
Nhưng bằng cách kết hợp nghe, nhìn, nói và tổ chức hoạt động trong kế hoạch giảng dạy, chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt giúp học viên học tốt và dễ dàng hơn. Và khi chúng ta làm được thế, chúng ta có thể đảm bảo bản thân đã tạo điều kiện tốt nhất để học viên của mình thành công.