Hiện nay rất nhiều thí sinh muốn đầu đơn vào ngành Tài chính - Ngân hàng. Tuy nhiên đối với từng ngành đào tạo cụ thể thì đòi hỏi người học cần có những tố chất nhất định. Vậy đối với ngành Tài chính - Ngân hàng thì người học cần hội tụ những yếu tố gì?
1. Những yêu cầu đối với thí sinh khi tham gia ngành
Yêu cầu đầu tiên đối với người học ngành này là phải có sự đam mê và thích làm việc tới các lĩnh vực liên quan đến tiền. Niềm đam mê rất quan trọng, vì nếu có đam mê thì mới có khả năng sáng tạo.
Yêu cầu thứ 2 là đòi hỏi người học cần có tính sáng tạo. Làm trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng mà không có tính sáng tạo thì chỉ có thể trở thành nhân viên làm các công việc hết sức đơn giản như Thu ngân chẳng hạn.
Yếu tố thứ 3 cũng khá là quan trọng đó là tính năng động. Sinh viên ngoài việc học các kiến thức về Tài chính - Ngân hàng thì cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng… do đó nếu có tính năng động thì người học sẽ rất thành công với ngành này.
2. Những tố chất giúp bạn thành công trong nghề ngân hàng
2 .1. Năng khiếu về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là giỏi Toán học
Điểu này rất dễ hiểu bởi làm trong ngành ngân hàng nghĩa là bạn luôn tiếp xúc với những con số và phép tính. Khả năng tính toán, tư duy lôgic và trí nhớ tốt sẽ giúp bạn rất nhiều khi thực hiện công việc.
Yêu cầu này được đặt ra ngay từ khâu “đầu vào” của các cơ sở đào tạo Tài chính – Tiền tệ - Ngân hàng thường thi khối A (Toán, Lý, Hóa).
Nếu bạn muốn làm việc trong ngân hàng mà còn kém một chút về các môn tự nhiên, hãy cố gắng ngay từ bây giờ nhé.
2.2. Bản tính trung thực
Ở bất cứ công việc nào, thuộc ngành nghề gì cũng đòi hỏi tính trung thực. Song, đối với ngành ngân hàng đòi hỏi này là yêu cầu tiên quyết. Hãy tưởng tượng xem ngày nào bạn cũng “ngồi trên cả núi tiền”, và nếu bạn chỉ “tư lợi” chút chút thôi thì…. hậu quả thật khó lường.
Trong hoạt động ngân hàng, bạn sẽ phải tiếp xúc hằng ngày với khách hàng, với tiền bạc, với các đối tác (đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại). Tất nhiên, sẽ không có ít những “lời đề nghị riêng tư” gửi tới bạn kèm theo những khoản thỏa thuận hấp dẫn. Vì thế nếu ai đó kém trung thực sẽ gặp không ít các khó khăn trong quá trình làm việc và tất nhiên là không có khả năng thăng tiến.
2.3. Đức tính cần cù, cẩn trọng và tỉ mỉ
Nếu bạn là người cẩu thả và đãng trí, hãy suy tính kĩ lưỡng trước khi chọn nghề ngân hàng. Chỉ một sai sót nhỏ về con số có thể đẩy bạn vào vấn đề của một số tiền khổng lồ và hàng lô những rắc rối khác. Có khi cả sự nghiệp của bạn và bao nhiêu người khác cũng bị phá hỏng chỉ vì “lầm lẫn nhỏ” ấy.
Cẩn trọng, tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối luôn phải là tôn chỉ hoạt động của những người làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
2.4. Sử dụng máy tính thành thạo
Hiện nay máy tính đã đi vào mọi ngõ ngách trong công việc hằng ngày ở bất kỳ ngành nghề nào. Đối với hoạt động ngân hàng, yêu cầu này càng cần thiết.
Bất kỳ nghiệp vụ nào của ngành ngân hàng cũng đòi hỏi biết sử dụng thành thạo máy tính. Không có khả năng này, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc. Thậm chí trong một số nghiệp vụ, nếu không sử dụng được máy tính thì sẽ không làm việc được.
2.5. Năng lực giao tiếp
Năng lực giao tiếp được đặc biệt coi trọng với một nhân viên ngân hàng giỏi giang. Năng lực giao tiếp của nhân viên ngân hàng là khả năng thể hiện mình, biết tiến, lui đúng lúc trong quá trình giao dịch, đàm phán với đối tác, nhậy cảm, nắm bắt nhanh ý đồ của đối tác, nhẹ nhành, mềm mỏng và kiên quyết khi cần thiết để thuyết phục đối tác.
Bạn cũng nên nhớ rằng năng lực này cần được rèn luyện thường xuyên, kết hợp với một vốn văn hóa nền phong phú và kiến thức chuyên môn vững chắc.
2.6. Khả năng sức khỏe
Cũng như ngành y, sức khỏe là đòi hỏi thiết yếu với những người làm việc trong ngành ngân hàng. Bạn cần có sức bền lớn, khả năng chịu đựng dẻo dai và một thần kinh tuyệt vời.
Công việc trong ngành ngân hàng thường căng thẳng về thời gian và phải chịu áp lực lớn, đặc biệt trong những đợt “cao điểm” như đầu hoặc cuối năm…. Nếu bạn không có sức khỏe tốt, thần kinh không vững, bạn sẽ rất dễ lâm vào tình trạng suy nhược. Bởi vì bạn là mắc xích trong một dây chuyền nên những vấn đề như thế làm ảnh hưởng không chỉ tới hiệu quả làm việc của bạn mà cả những người xung quanh.
2.7. Khả năng ngoại ngữ
Trong điều kiện hội nhập kinh tế mạnh mẽ hiện nay, làm việc trong ngân hàng nghĩa là bạn thường xuyên có khả năng phải tiếp xúc với người nước ngoài, và đi kèm với nó là các hợp đồng, ký kết… tất nhiên cũng sử dụng ngoại ngữ, trong đó tiếng Anh là chủ yếu.
Ngôn ngữ hợp đồng kinh tế luôn đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối. Vì thế, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế, tài chính không chỉ còn là điều kiện hỗ trợ mà đã trở thành yêu cầu tất yếu với nhân viên ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Quan trọng như vậy nên khi bạn thi tuyển vào các ngân hàng, hầu như có một vòng tuyển bắt buộc là thi tuyển về ngoại ngữ.
Làm việc trong ngành Ngân hàng (NH) đòi hỏi những tố chất như tư duy sắc sảo, linh hoạt, khả năng tổng hợp, khả năng phân tích và lí giải các hiện tượng, quá trình kinh tế trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế ngày một sâu rộng càng làm nổi bật tính chất quốc tế của lĩnh vực này. Cho nên ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu. Vì vậy, dẫu ngành Tài chính – Ngân hàng đang có nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến tốt thì người học cũng rất nên cân nhắc để chọn lựa cho mình một nghề nghiệp phù hợp!
Tham khảo đợt tuyển dụng tại các NH, thường lượng hồ sơ dự tuyển đều lớn gấp chục lần số lượng thông báo tuyển. Những ứng viên "kiếm" được vị trí trong ngành NH sẽ phải có nghiệp vụ cơ bản tốt, khả năng tiếng Anh cũng như phải thể hiện thông minh, năng động, và khả năng thích ứng công việc. Một số ngân hàng khi tuyển dụng còn yêu cầu trình độ ngoại ngữ rất cao, ví dụ như tiếng Anh phải có bằng Toffle hay IELTS. Bởi vậy, cánh cửa việc làm ngành NH rộng mở, nhưng là với những ứng viên thực sự có năng lực.
Sưu tầm
1. Những yêu cầu đối với thí sinh khi tham gia ngành
Yêu cầu đầu tiên đối với người học ngành này là phải có sự đam mê và thích làm việc tới các lĩnh vực liên quan đến tiền. Niềm đam mê rất quan trọng, vì nếu có đam mê thì mới có khả năng sáng tạo.
Yêu cầu thứ 2 là đòi hỏi người học cần có tính sáng tạo. Làm trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng mà không có tính sáng tạo thì chỉ có thể trở thành nhân viên làm các công việc hết sức đơn giản như Thu ngân chẳng hạn.
Yếu tố thứ 3 cũng khá là quan trọng đó là tính năng động. Sinh viên ngoài việc học các kiến thức về Tài chính - Ngân hàng thì cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng… do đó nếu có tính năng động thì người học sẽ rất thành công với ngành này.
2. Những tố chất giúp bạn thành công trong nghề ngân hàng
2 .1. Năng khiếu về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là giỏi Toán học
Điểu này rất dễ hiểu bởi làm trong ngành ngân hàng nghĩa là bạn luôn tiếp xúc với những con số và phép tính. Khả năng tính toán, tư duy lôgic và trí nhớ tốt sẽ giúp bạn rất nhiều khi thực hiện công việc.
Yêu cầu này được đặt ra ngay từ khâu “đầu vào” của các cơ sở đào tạo Tài chính – Tiền tệ - Ngân hàng thường thi khối A (Toán, Lý, Hóa).
Nếu bạn muốn làm việc trong ngân hàng mà còn kém một chút về các môn tự nhiên, hãy cố gắng ngay từ bây giờ nhé.
2.2. Bản tính trung thực
Ở bất cứ công việc nào, thuộc ngành nghề gì cũng đòi hỏi tính trung thực. Song, đối với ngành ngân hàng đòi hỏi này là yêu cầu tiên quyết. Hãy tưởng tượng xem ngày nào bạn cũng “ngồi trên cả núi tiền”, và nếu bạn chỉ “tư lợi” chút chút thôi thì…. hậu quả thật khó lường.
Trong hoạt động ngân hàng, bạn sẽ phải tiếp xúc hằng ngày với khách hàng, với tiền bạc, với các đối tác (đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại). Tất nhiên, sẽ không có ít những “lời đề nghị riêng tư” gửi tới bạn kèm theo những khoản thỏa thuận hấp dẫn. Vì thế nếu ai đó kém trung thực sẽ gặp không ít các khó khăn trong quá trình làm việc và tất nhiên là không có khả năng thăng tiến.
2.3. Đức tính cần cù, cẩn trọng và tỉ mỉ
Nếu bạn là người cẩu thả và đãng trí, hãy suy tính kĩ lưỡng trước khi chọn nghề ngân hàng. Chỉ một sai sót nhỏ về con số có thể đẩy bạn vào vấn đề của một số tiền khổng lồ và hàng lô những rắc rối khác. Có khi cả sự nghiệp của bạn và bao nhiêu người khác cũng bị phá hỏng chỉ vì “lầm lẫn nhỏ” ấy.
Cẩn trọng, tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối luôn phải là tôn chỉ hoạt động của những người làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
2.4. Sử dụng máy tính thành thạo
Hiện nay máy tính đã đi vào mọi ngõ ngách trong công việc hằng ngày ở bất kỳ ngành nghề nào. Đối với hoạt động ngân hàng, yêu cầu này càng cần thiết.
Bất kỳ nghiệp vụ nào của ngành ngân hàng cũng đòi hỏi biết sử dụng thành thạo máy tính. Không có khả năng này, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc. Thậm chí trong một số nghiệp vụ, nếu không sử dụng được máy tính thì sẽ không làm việc được.
2.5. Năng lực giao tiếp
Năng lực giao tiếp được đặc biệt coi trọng với một nhân viên ngân hàng giỏi giang. Năng lực giao tiếp của nhân viên ngân hàng là khả năng thể hiện mình, biết tiến, lui đúng lúc trong quá trình giao dịch, đàm phán với đối tác, nhậy cảm, nắm bắt nhanh ý đồ của đối tác, nhẹ nhành, mềm mỏng và kiên quyết khi cần thiết để thuyết phục đối tác.
Bạn cũng nên nhớ rằng năng lực này cần được rèn luyện thường xuyên, kết hợp với một vốn văn hóa nền phong phú và kiến thức chuyên môn vững chắc.
2.6. Khả năng sức khỏe
Cũng như ngành y, sức khỏe là đòi hỏi thiết yếu với những người làm việc trong ngành ngân hàng. Bạn cần có sức bền lớn, khả năng chịu đựng dẻo dai và một thần kinh tuyệt vời.
Công việc trong ngành ngân hàng thường căng thẳng về thời gian và phải chịu áp lực lớn, đặc biệt trong những đợt “cao điểm” như đầu hoặc cuối năm…. Nếu bạn không có sức khỏe tốt, thần kinh không vững, bạn sẽ rất dễ lâm vào tình trạng suy nhược. Bởi vì bạn là mắc xích trong một dây chuyền nên những vấn đề như thế làm ảnh hưởng không chỉ tới hiệu quả làm việc của bạn mà cả những người xung quanh.
2.7. Khả năng ngoại ngữ
Trong điều kiện hội nhập kinh tế mạnh mẽ hiện nay, làm việc trong ngân hàng nghĩa là bạn thường xuyên có khả năng phải tiếp xúc với người nước ngoài, và đi kèm với nó là các hợp đồng, ký kết… tất nhiên cũng sử dụng ngoại ngữ, trong đó tiếng Anh là chủ yếu.
Ngôn ngữ hợp đồng kinh tế luôn đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối. Vì thế, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế, tài chính không chỉ còn là điều kiện hỗ trợ mà đã trở thành yêu cầu tất yếu với nhân viên ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Quan trọng như vậy nên khi bạn thi tuyển vào các ngân hàng, hầu như có một vòng tuyển bắt buộc là thi tuyển về ngoại ngữ.
Làm việc trong ngành Ngân hàng (NH) đòi hỏi những tố chất như tư duy sắc sảo, linh hoạt, khả năng tổng hợp, khả năng phân tích và lí giải các hiện tượng, quá trình kinh tế trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế ngày một sâu rộng càng làm nổi bật tính chất quốc tế của lĩnh vực này. Cho nên ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu. Vì vậy, dẫu ngành Tài chính – Ngân hàng đang có nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến tốt thì người học cũng rất nên cân nhắc để chọn lựa cho mình một nghề nghiệp phù hợp!
Tham khảo đợt tuyển dụng tại các NH, thường lượng hồ sơ dự tuyển đều lớn gấp chục lần số lượng thông báo tuyển. Những ứng viên "kiếm" được vị trí trong ngành NH sẽ phải có nghiệp vụ cơ bản tốt, khả năng tiếng Anh cũng như phải thể hiện thông minh, năng động, và khả năng thích ứng công việc. Một số ngân hàng khi tuyển dụng còn yêu cầu trình độ ngoại ngữ rất cao, ví dụ như tiếng Anh phải có bằng Toffle hay IELTS. Bởi vậy, cánh cửa việc làm ngành NH rộng mở, nhưng là với những ứng viên thực sự có năng lực.
Sưu tầm